Thực trạng vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị hàng toàn cầu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao vị trí của việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu đối với hàng may mặc (Trang 54 - 56)

III. THỰC TRẠNG THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU

1. Thực trạng vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị hàng toàn cầu

với hàng may mặc

Ngành dệt may có lịch sử phát triển lâu đời tại Việt Nam, tuy nhiên, nó mới chỉ trở thành một ngành sản xuất quan trọng hơn chục năm nay và sự hội nhập với thị trường thế giới cũng chậm hơn các nước khác trong khu vực khoảng 15 đến 20 năm. Vì vậy, vai trò của Việt Nam trong chuỗi giá trị hàng may mặc toàn cầu có thể đánh giá là vẫn còn mờ nhạt và tham gia vào ít công đoạn, chủ yếu là khâu sản xuất.

Hiện tại, năng lực sản xuất của các ngành công nghiệp phụ trợ may mặc của Việt Nam còn rất yếu, phải nhập khẩu tới 90% bông, gần 100% các loại xơ sợi tổng hợp, hóa chất thuốc nhuộm, máy móc, thiết bị và phụ tùng, 70% vải và 50 đến 70% các loại phụ liệu cho may xuất khẩu…Tuy nhiên, mức đóng góp vào GDP của ngành này lại rất lớn, kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2007 là khoảng 7,8 tỷ USD, tăng 31% so với năm 2006, là một trong 10 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Mức đóng góp này có được là nhờ số lượng lớn doanh nghiệp và công nhân lao động. Tổng cộng có khoảng hơn 2000 doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động trong ngành dệt may, sử dụng hơn 2 triệu lao động. Như vậy có thể thấy, ngành dệt may tuy sử dụng số lượng lao động lớn nhưng khối lượng sản xuất trên các ngành công nghiệp dệt, phụ trợ… rất ít, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu dựa vào hình thức gia công xuất khẩu theo các đơn đặt hàng của nước ngoài do có lợi thế giá nhân công rẻ. Do chưa tự chủ được về nguồn nguyên liệu, đặc biệt là những nguyên liệu chất lượng cao nên trong các hợp đồng gia công, Việt Nam thường phải dựa

47

vào những nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Những nguyên liệu này có thể do bên đặt hàng cung ứng toàn bộ hoặc do ta tự liên hệ với các đối tác Hongkong, Đài Loan, Trung Quốc…mua về. Chi phí sản xuất do đó cũng tăng cao do những chi phí phát sinh liên quan đến vận chuyển, giao dịch, lưu kho v.v..Hơn nữa, năng lực thiết kế, marketing, phát triển sản phẩm và đặc biệt là khả năng tiếp cận người tiêu dùng cuối cùng của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất yếu. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động chủ yếu với tư cách những nhà thầu phụ sản xuất theo hợp đồng gia công cho những nhà sản xuất lớn hơn trong khu vực và nhận phí gia công. Những nhà sản xuất lớn hơn này mới là những nhà cung cấp trực tiếp các sản phẩm may mặc cho các hãng bán lẻ và kinh doanh hàng may mặc toàn cầu.

Hình 11: Vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu

Như vậy nếu nhìn trên đồ thị chuỗi giá trị, hiện nay các doanh nghiệp may mặc Việt Nam mới chỉ tham gia vào một công đoạn rất nhỏ, bắt đầu từ khâu nhập nguyên liệu cùng thiết bị về, trải qua quá trình sản xuất, rồi giao lại

48

thành phẩm cho bên đặt hàng. Đây cũng là khâu tạo ra ít giá trị gia tăng nhất trong toàn bộ chuỗi. Hiện tại, chúng ta cũng đã có những nỗ lực bước đầu trong việc làm gia tăng thêm lượng giá trị tạo ra tại Việt Nam, như: đưa thêm những sáng tạo về thiết kế kiểu dáng vào hợp đồng gia công, nhận đảm nhiệm thêm những phần việc đòi hỏi công nghệ như hoàn tất, thiết kế mẫu mã bao bì đẹp cho sản phẩm v.v…Chúng ta cũng đã xây dựng được những thương hiệu riêng phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, những hoạt động trên mới chỉ mang tính nhỏ lẻ và chỉ có ở một vài doanh nghiệp có trình độ và năng lực sản xuất cao. Đại đa số doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa đưa được giá trị chất xám của mình vào sản phẩm. Vì vậy, nâng cao vị trí của may mặc Việt Nam về cả hai hướng thượng nguồn và hạ nguồn chính là mục tiêu lâu dài tham gia vào chuỗi giá trị may mặc của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao vị trí của việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu đối với hàng may mặc (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)