Các công ty đa và xuyên quốc gia (MNCs, TNCs)

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao vị trí của việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu đối với hàng may mặc (Trang 26 - 27)

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU

2. Khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu

2.4.1. Các công ty đa và xuyên quốc gia (MNCs, TNCs)

Nhắc đến đặc trưng của nền kinh tế hiện đại không thể không nhắc đến tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của các tập đoàn, công ty đa và xuyên quốc gia tới mọi mặt nền kinh tế thế giới. Với tiềm lực tài chính hùng mạnh cùng các ưu thế vượt trội về công nghệ, kỹ thuật, khả năng quản lý… các MNC, TNC không chỉ từng ngày làm gia tăng một khối lượng đáng kể hàng hóa vật phẩm cho xã hội mà còn đang đóng vai trò quyết định tới dòng chảy giá trị gia

19

tăng toàn cầu, phối hợp tối ưu các yếu tố sản xuất như tư bản, kỹ thuật, sức lao động, nguyên vật liệu…tạo thành một hệ thống sản xuất quy mô quốc tế có khả năng sản xuất một khối lượng sản phẩm khổng lồ. Ngoài ra, TNCs còn nắm trong tay một lượng lớn các sáng tạo công nghệ của thế giới: khoảng 80% bản quyền kỹ thuật công nghệ của thế giới tư bản nằm trong tay các TNC, nhờ đó các tập đoàn này có được cơ sở vật chất hiện đại nhằm phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới. Bên cạnh đó, nhờ mạng lưới chi nhánh đa quốc gia, các TNCs có thể dễ dàng thâm nhập vào hệ thống marketing quốc tế, nhờ vậy, luôn nắm giữ những ưu thế vượt trội so với các chủ thế khác trong chuỗi.

Sự chi phối của các tập đoàn đa và xuyên quốc gia còn làm thay đổi cơ cấu đối tác giữa các nước phát triển và nhóm các nước đang phát triển, xu hướng này đang dần hướng đến các quốc gia ở Châu Á và đặc biệt là Trung Quốc. Theo báo cáo của UNCTAD năm 2002, trong cơ cấu thương mại thế giới, tỷ trọng thương mại của các nước đang phát triển chiếm 33,6% ( trong đó các nước Đông và Đông Nam Á chiếm tỷ trọng cao nhất: 18,7% so với Mỹ Latinh: 6%, Trung Đông và Bắc Phi: 4%...), con số này năm 1985 là 30,3%. Trên thực tế, với mức độ chiếm lĩnh thị phần gần đây, các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Hàn Quốc, Mexico, Singapore, Đài Loan, Thái Lan v.v…hiện đang nằm trong số 20 nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới. Sự thay đổi này không chỉ gây ảnh hưởng đến cơ cấu thương mại và đầu tư, mà đứng trên quan điểm chuỗi giá trị, nó còn thúc đẩy quá trình tái định vị các chủ thể trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao vị trí của việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu đối với hàng may mặc (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)