Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho tiến trình

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao vị trí của việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu đối với hàng may mặc (Trang 84 - 101)

II. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG

2. Các giải pháp thuộc quyền hạn của Bộ, ngành

2.2. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho tiến trình

nhập chuỗi giá trị

Đối với một ngành sử dụng nhiều lao động như ngành may mặc, những chính sách, cơ chế liên quan đến lao động cần được xem xét triển khai một cách thân trọng và đúng hướng. Trên cơ sở những chiến lược phát triển do Chính phủ đề ra, Bộ, ngành cần xây dựng một cơ chế đào tạo nghề cho lực lượng lao động của ngành dệt may một cách hợp lý. Triển khai Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may Việt Nam theo các nội dung sau:

 Mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý kinh tế - kỹ thuật, cán bộ pháp chế, cán bộ bán hàng chuyên ngành dệt may, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề của các dự án dệt, nhuộm trọng điểm.

 Mở các khoá đào tạo về thiết kế và phân tích vải, kỹ năng quản lý sản xuất, kỹ năng bán hàng (gồm các kỹ năng thiết kế, làm mẫu, bán hàng, kiến thức về tiêu chuẩn nguyên liệu, sản phẩm, tiêu chuẩn môi trường và lao động).

 Liên kết với các tổ chức quốc tế để cử cán bộ, học sinh tham gia các khoá đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ pháp chế, cán bộ kỹ thuật, cán bộ bán hàng, đào tạo công nhân kỹ thuật có tay nghề cao tại các cơ sở đào tạo ở nước ngoài.

 Kết hợp việc đào tạo dài hạn với đào tạo ngắn hạn, kết hợp giữa đào tạo chính quy với đào tạo tại chỗ, kết hợp giữa đào tạo trong nước với việc cử cán bộ ra nước ngoài để đào tạo.

 Củng cố và mở rộng hệ thống đào tạo chuyên ngành dệt may, xây dựng Trường Đại học dệt may và thời trang để tạo cơ sở vất chất cho việc triển khai các lớp đào tạo.

 Duy trì thường xuyên các lớp đào tạo hệ cao đẳng, trung cấp, công nhân thông qua hệ thống các trường chuyên nghiệp của ngành dệt may nhằm cung cấp đủ nguồn nhân lực cho ngành. Hiệp hội dệt may Việt Nam và Tập đoàn dệt may

77

Việt Nam là đầu mối để phối hợp và liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước triển khai Chương trình đạo tạo nguồn nhân lực cho ngành.

Kinh nghiệm của các nước và lãnh thổ trên thế giới có công nghệ dệt may phát triển, đặc biệt là các nước và lãnh thổ trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương như Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Indonexia, Phillipin, Malayxia… là đều có chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho ngành may mặc. Một số nước có sử dụng nhiều lao động trong công nghiệp may mặc như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan… đều có chương trình quản lý nguồn nhân lực và đầu tư vào nguồn nhân lực để kịp với tốc độ đầu tư vào máy móc thiết bị và công nghệ. Việt Nam cũng cần đề ra những giải pháp hợp lý để giải quyết vấn đề này.

Trước hết, chúng ta cần xây dựng một đội ngũ cán bộ có năng lực tiên phong bằng cách cử từng nhóm cán bộ có trình độ sang học tập, tiếp thu công nghệ tiên tiến và các biện pháp quản lý, phân công lao động của các quốc gia phát triển. Những nhóm cán bộ này khi trở về sẽ là hạt nhân cho sự phát triển đội ngũ lao động của ngành. Bằng cách tham gia vào các khâu quản lý, nhóm nhân lực chất lượng cao một mặt sẽ làm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, mặt khác sẽ tiếp tục đào tạo nên đội ngũ lao động chất lượng cao cấp hai đảm nhiệm những công việc đơn giản hơn. Công việc này tiếp diễn theo từng cấp sẽ góp phần nâng cao đáng kể chất lượng đội ngũ lao động toàn ngành.

Song song với nó, Bộ, ngành cần lên kế hoạch xây dựng một hệ thống các trường đào tạo đại học, cao đẳng để đào tạo nên các cán bộ trong lĩnh vực thiết kế thời trang, cán bộ chuyên nghiên cứu xu hướng thời trang và thị hiếu người tiêu dùng của các nước Hoa Kỳ, EU…Thiết lập các trường dạy nghề đào tạo công nhân tay nghề cao để đảm bảo cung cấp cho ngành dệt may một lực lượng lao động có chất lượng đáp ứng được tiêu chuẩn thế giới. Giá trị sức lao động cũng là một thành tố đóng góp vào giá trị cuối cùng của sản

78

phẩm vì thế nếu chất lượng lao động được cải thiện đồng nghĩa với lượng giá trị tạo ra bởi người công nhân đó cũng tăng cao hơn. Đây thực sự là một giải pháp hết sức quan trọng không chỉ bởi sự đóng góp mang tính bền vững của nó mà còn bởi những giá trị về mặt xã hội mà nó tạo ra.

2.3. Đầu tư phát triển công nghệ tiên tiến, hiện đại cho ngành dệt may

Bộ, ngành dệt may cần tổ chức lại các Viện nghiên cứu chuyên ngành dệt may theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tìm giải pháp nâng cao năng lực tư vấn, nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ, khả năng thiết kế và sáng tác mẫu của các Viện nghiên cứu. Ngoài ra, cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong ngành đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu triển khai các tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

Bên cạnh đó, Bộ, ngành cần tổ chức đánh giá mức độ tiếp cận công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất và hoạt động tiếp thị của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, cụ thể là về các mảng: trang bị phần cứng (mức độ trang bị phần cứng để nối mạng, lưu trữ và quản lý dữ liệu tập trung), sử dụng thư điện tử và áp dụng thương mại điện tử (xây dựng trang web với tên miền riêng để quảng bá, giao dịch và mua bán) và áp dụng phần mềm trong quản lý kinh doanh (như phần mềm kế toán, quản lý nhân sự, tiền lương, thiết kế kỹ thuật, quản lý sản xuất, quản lý kho v.v…) từ đó phối hợp với các viện khoa học kỹ thuật, bộ khoa học và công nghệ để nâng cao năng lực công nghệ thông tin cho các doanh nghiệp.

Cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới, các nguyên liệu mới để tạo ra các sản phẩm dệt có tính năng khác biệt, triển khai các chương trình sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, áp dụng các phần mềm trong thiết kế, quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm dệt may.

79

Việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sản phẩm dệt may phù hợp và hài hoà với pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và thông lệ quốc tế cũng là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Bộ, ngành cần hỗ trợ nâng cấp các trung tâm giám định, kiểm tra chất lượng sản phẩm dệt may, hỗ trợ cho các doanh nghiệp Dệt May trong quản lý chất lượng và khắc phục các rào cản kỹ thuật.

Ngoài ra, một số hoạt động sau cũng cần được lưu tâm nhằm phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ phục vụ ngành dệt may:

 Xây dựng phòng thí nghiệm sinh thái dệt may và Trung tâm phát triển các mặt hàng vải trong giai đoạn 2008-2010.

 Xây dựng cơ sở dữ liệu về ngành dệt may, nâng cao chất lượng của trang thông tin điện tử.

 Nghiên cứu xây dựng các chính sách khuyến khích thúc đẩy chuyển giao công nghệ trong ngành dệt may.

2.4. Nghiên cứu và phát triển những nguồn nguyên phụ liệu mới

Như chúng ta đã phân tích ở trên, hiện nay năng lực sản xuất và cung ứng của ngành dệt Việt Nam vẫn còn ở mức rất thấp. Chúng ta mới chỉ sản xuất được những loại vải cơ bản, với chất lượng ở mức trung bình, mẫu mã chưa đặc sắc, độc đáo. Phát triển ngành dệt đang được xác định là một trong những ưu tiên hàng đầu của ngành dệt may Việt Nam để chúng ta có đủ năng lực tham gia vào những phân đoạn khác của chuỗi giá trị. Tuy nhiên, phát triển ngành dệt là một công việc đòi hỏi một sự đầu tư về vốn, công nghệ, thời gian rất lớn, cần phải có sự tham gia và góp sức của nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Vậy trước mắt, chúng ta cần đề ra những giải pháp mang tính tạm thời để hỗ trợ phần nào cho sự phát triển ngành dệt. Phát triển những nguồn nguyên liệu mới, độc đáo chính là một hướng đi. Nước ta hiện nay đang co một nguồn nguyên liệu thế mạnh hết sức độc đáo và quý giá, rất được người tiêu dùng các nước phương Tây đón nhận, đó là lụa, gấm, và các sản phẩm từ

80

nguyên liệu này. Những sản phẩm từ lụa, gấm, từ chiếc áo sơmi, váy, áo dài đến các sản phẩm cà vạt, khăn quảng, túi xách v.v… đều có thể dùng để xuất khẩu với giá trị mang lại rất lớn. Do đó, Bộ và ngành dệt may Việt Nam cần hỗ trợ phát triển các làng nghề truyền thống, đưa ra những biện pháp nhằm quảng bá những sản phẩm này rộng rãi hơn tới đông đảo người tiêu dùng và các đối tác nước ngoài.

Tương tự như ngành sản xuất nguyên liệu, ngành sản xuất phụ liệu may mặc cũng cần một hướng đi tương tự. Chúng ta hiện chưa sản xuất được nhiều loại phụ liệu đẹp, kiểu cách, màu sắc phong phú, tinh xảo mà phần lớn phải nhập khẩu. Tuy nhiên, chúng ta lại có được những nguồn nguyên liệu tự nhiên dùng trong các sản phẩm thủ công rất phong phú như: vỏ dừa, sò, ốc, đá màu, đất sét, gỗ v.v…Người lao dộng Việt Nam vốn rất khéo tay, nếu chúng ta có thể lợi dụng được những nguồn nguyên liệu rẻ tiền và sẵn có này để tạo nên những phụ liệu độc đáo cho trang phục, lợi ích mà chúng ta thu được sẽ rất lớn. Thứ nhất, giải pháp này sẽ giải quyết được phần nào vấn đề việc làm cho nhiều người lao động phổ thông Việt Nam. Thứ hai, những nguồn nguyên liệu này nếu không được sử dụng sẽ trờ nên vô ích và lại tạo gánh nặng cho việc xử lý rác thải. Thứ ba, phương pháp này giúp giải quyết một phần nhu cầu của ngành may mặc về phụ liệu mà hiện chúng ta đang phải nhập khẩu phần lớn. Cuối cùng, sự tìm tòi của chúng ta trong việc tận dụng những nguồn nguyên liệu sẵn có này để chế tác nên những sản phẩm phụ liệu có giá tị chắc chắn sẽ được đối tác nước ngoài đánh giá cao và có thể đặt hàng chúng ta sản xuất hàng loạt để xuất khẩu. Như vậy, phương pháp này đã đưa được ngành sản xuất phụ liệu Việt Nam thâm nhập được vào hệ thống sản xuất phụ liệu của thế giới, qua đó mở rộng vị trí và nâng cao vai trò của chúng ta trong chuỗi giá trị toàn cầu đối với sản phẩm may mặc.

81

3. Các giải pháp thuộc vai trò của Hiệp hội dệt may

Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) thành lập ngày 14 tháng 11 năm 1999 bao gồm tất cả các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam với tổng số hội viên lên tới 455. Hiệp hội dệt may ra đời đã hỗ trợ rất lớn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong thời gian qua, cung cấp thông tin thị trường cho các doanh nghiệp, xây dựng hình ảnh tốt đẹp về ngành dệt may Việt Nam, đại diện cho các hội viên khi đàm phán với các đối tác nước ngoài v.v… Là đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, Hiệp hội dệt may có hai vai trò chủ yếu sau đây:

3.1. Thúc đẩy mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành dệt may

Với vai trò là người liên kết hoạt động của tất cả các doanh nghiệp dệt may trong nước, Hiệp hội cần phối hợp với các Bộ, ngành tìm ra những giải pháp thỏa đáng nhằm nâng cao tính liên kết giữa các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Thực tế là các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn quá non yếu khi bước chân ra thị trường may mặc toàn cầu. Từng doanh nghiệp một không có một chút cơ hội nào cạnh tranh với các hãng có tên tuổi. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần liên kết lại để tạo nên một sức mạnh lớn hơn. Việc liên kết không chỉ có ý nghĩa cho việc xây dựng các thương hiệu riêng mà trong tình thế hiện nay, điều này còn giúp nâng cao năng lực đáp ứng các đơn đặt hàng số lượng lớn từ các đối tác nước ngoài. Năng lực đáp ứng nhanh các đơn hàng thường được thể hiện thông qua một số tiêu chí sau: thời gian giao hàng tối thiểu kể từ lúc bắt đầu nhận đơn đặt hàng đến khi giao hàng xuống cảng, khả năng nhận các lô hàng nhỏ, số lượng và thời gian giao hàng theo yêu cầu đột xuất của khách hàng. Khả năng đáp ứng nhanh đơn đặt hàng phụ thuộc rất nhiều vào mức độ trang bị phương tiện sản xuất, quy mô nhân công v.v…Nhưng do các doanh nghiệp may mặc Việt Nam phần lớn đều có quy mô vừa và nhỏ, trang bị thấp kém, ít lao động nên nhiều khi nhận được một hợp đồng gia công béo bở mà đành phải từ chối vì năng lực sản xuất không

82

đáp ứng được trong khi các doanh nghiệp may mặc Trung Quốc có quy mô sản xuất lớn đáp ứng rất tốt yêu cầu của khách hàng nước ngoài.

Vì vậy, vai trò của Hiệp hội là phải thường xuyên tổ chức, xúc tiến sự liên kết theo chiều ngang này bằng các hình thức như: tổ chức các buổi gặp mặt, giới thiệu các doanh nghiệp, cùng tọa đàm giải quyết các vấn đề chung như giải pháp nâng cao sức cạnh tranh, giải pháp đối phó với việc bị kiện bán phá giá, các tiêu chuẩn chất lượng thế giới…

3.2. Kiến nghị cơ chế, chính sách và thúc đẩy mở cửa thị trường, chống các biện pháp phi thuế trong thương mại quốc tế

Là đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp dệt may toàn ngành trước các cơ quan nhà nước và đại diện của ngành dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế, Hiệp hội cần phát huy vai trò của mình và có tiếng nói mạnh mẽ trong việc kiến nghị cơ chế chính sách đối với nhà nước nhằm hoàn thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam và thúc đẩy mở của thị trường nhằm xây dựng các điều kiện thương mại quốc gia bình đẳng so với các nước khác cho ngành dệt may Việt Nam cũng như phản đối các biện pháp phi thuế quan hạn chế xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Hiệp hội cần tích cực tham gia hoạt động của các tổ chức quốc tế như Hiệp hội dệt may Đông Nam Á (AFTEX), Hiệp hội các nước xuất khẩu hàng dệt thế giới (ITCB), Hiệp hội các nhà sản xuất hàng may mặc thế giới (IAF), Hiệp hội các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ (USA ITA), v.v.. để vận động và bảo vệ quyền lợi của ngành dệt may Việt Nam trong thương mại quốc tế.

Bên cạnh đó, Hiệp hội cần tăng cường công tác tư vấn pháp luật thương mại quốc tế, chuẩn bị kỹ việc chống các rào cản kỹ thuật mới của các nước nhập khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Bố trí đủ cán bộ pháp chế cho các doanh nghiệp trong ngành để tham gia soạn thảo, đàm phán và giải quyết các tranh chấp hợp đồng, nhất là hợp đồng thương mại quốc tế. Điều này ngày

83

càng trở nên quan trọng trong tình hình những vụ kiện Việt Nam bán phá giá thường xuyên xảy ra như hiện nay.

4. Các giải pháp đối với doanh nghiệp

Doanh nghiệp chính là những chủ thể trực tiếp tham gia vào hệ thống sản xuất nội địa và thế giới, là người quyết định vị trí của may mặc Việt Nam trong chuỗi giá trị may mặc quốc tế, do vậy những giải pháp cho các doanh nghiệp phải thật sự cụ thể và sát thực, bám sát những định hướng của Chính phủ và sự chỉ đạo của các Bộ, ngành liên quan.

4.1. Đầu tư thích đáng cho các hoạt động nghiên cứu thị trường

Hoạt động nghiên cứu thị trường (market research) tại các doanh nghiệp nước ngoài được đánh giá là một trong những hoạt động quan trọng nhất. Thông qua việc nghiên cứu thị trường, người sản xuất hiểu được quy mô

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao vị trí của việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu đối với hàng may mặc (Trang 84 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)