Thị trường EU

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao vị trí của việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu đối với hàng may mặc (Trang 68 - 69)

III. THỰC TRẠNG THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU

3.2.2.Thị trường EU

3. Thực trạng hoạt động sản xuất và cung ứng hàng may mặc

3.2.2.Thị trường EU

Xuất khẩu của Việt Nam sang các nước phát triển mạnh từ sau Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam với EU được ký kết ngày 15 tháng 12 năm 1992 và bắt đầu thực hiện từ năm 1993 làm tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 23%/năm trong 5 năm từ 1993 đến 1997. Tuy nhiên, thâm hụt thương mại của EU lại tiếp tục xu hướng giảm trong năm 2007. Sản lượng dệt may của EU giảm, nhập khẩu hàng dệt may tăng, chi tiêu của người tiêu dùng và xuất khẩu tăng cao hơn. Thâm hụt thương mại dệt may của EU tiếp tục gia tăng khi mà nhập khẩu hàng dệt may từ Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ và Hongkong, Indonesia tăng với tốc độ hai con số.

Xuất khẩu dệt may của châu Âu tăng, các nhà xuất khẩu dệt may EU đã và đang thành công tại các thị trường Đông Âu như Nga và Ukraine. Ngoài

61

ra, Trung Quốc cũng trở thành thị trường nhập khẩu hàng dệt đứng thứ 10 của châu Âu kể từ năm 2006 với kim ngạch nhập khẩu tăng 20,8%.

Từ năm 2008, EU sẽ bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc, điều này sẽ đẩy các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vào khó khăn rất lớn khi phải cạnh tranh gay gắt hơn với ngành dệt may Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc lại có lợi thế về năng lực sản xuất lớn do chủ động được nguồn nguyên phụ liệu sản xuất và có khả năng cung cấp nhiều phẩm cấp hàng hóa.

Số liệu thống kê cho thấy, nếu năm 2003 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU chỉ đạt 537,1 triệu USD, đến năm 2004 đã tăng lên mức 760 triệu USD, năm 2005 tiếp tục tăng lên mức 882,8 triệu USD, năm 2006 vượt qua ngưỡng 1 tỷ USD (đạt 1,244 tỷ USD), năm 2007 đạt 1,49 tỷ USD, tăng 19,74% so với năm 2006. Trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu của thị trường này liên tục tăng lên, đồng thời các sản phẩm dệt may của Việt Nam vẫn đang có được lợi thế cạnh tranh về giá so với các sản phẩm của Trung Quốc, dự báo xuất khẩu dệt may Việt Nam tới thị trường này có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng 20% mỗi năm và đạt kim ngạch xuất khẩu 1,8 tỷ USD trong năm 2008.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao vị trí của việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu đối với hàng may mặc (Trang 68 - 69)