Thực trạng chuỗi giá trị dƣới ảnh hƣởng của Hiệp định ATC

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao vị trí của việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu đối với hàng may mặc (Trang 38 - 42)

I. THỰC TRẠNG CHUỖI GIÁ TRỊ HÀNG MAY MẶC TOÀN CẦU

2.Thực trạng chuỗi giá trị dƣới ảnh hƣởng của Hiệp định ATC

Thực trạng chuỗi giá trị toàn cầu có mối liên hệ mật thiết với tình hình, cơ cấu thương mại hàng dệt may thế giới. Về thực trạng chung của thương mại quốc tế, sau ngày 1 tháng 1 năm 2005, thương mại quốc tế về hàng dệt may đã có một sự biến chuyển lớn trong tổng sản lượng. Hiện nay, ngành dệt

31

may toàn cầu sản xuất ra khối lượng sản phẩm trị giá khoảng 440 tỷ USD trong đó Mỹ và Châu Âu là các thị trường tiêu thụ dệt may lớn nhất với thị phần nhập khẩu hàng may mặc là 61% và hàng dệt là 39%. Với việc dỡ bỏ hạn ngạch dệt may, thương mại hàng dệt may dự kiến sẽ đạt 700 tỷ USD vào năm 2010.

Sự tăng nhanh và mạnh của sản lượng thương mại toàn cầu một phần là do tiến bộ công nghệ, tăng năng lực sản xuất v.v…nhưng phần lớn là nhờ sự thay đổi trong cơ cấu chuỗi giá trị toàn cầu. Một cách tổng quát, có thể tóm gọn lại một số đặc điểm của chuỗi giá trị toàn cầu thời kỳ sau ATC như sau:

2.1. Châu Á trở thành khu vực cung ứng sản phẩm dệt may chủ yếu

Xu hướng thương mại từ sau khi kết thúc Hiệp định ATC cho thấy, các nước Nam Á và Đông Nam Á đã nổi lên thành nguồn cung quan trọng đối với các khách hàng Mỹ và EU – hai thị trường dệt may lớn nhất thế giới. Xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc không bị ảnh hưởng nhiều từ việc áp đặt hạn ngạch dệt may của Hoa Kỳ và EU, trong khi một số nước đang phát triển tại châu Á như Bangladesh, Campuchia và Việt Nam tiếp tục gia tăng tốc độ xuất khẩu cao. Tỷ lệ hàng dệt may sản xuất bởi các nhà sản xuất Hoa Kỳ và EU giảm. Sự thay đổi trong cơ cấu thương mại này đã tác động tới cơ cấu vai trò của các quốc gia trong chuỗi giá trị. Vai trò của các nước Châu Á trong phân đoạn thượng nguồn của chuỗi đang tăng mạnh, đi kèm với nó là sự giảm sút lượng giá trị đóng góp của các doanh nghiệp dệt may tại các nước phát triển vào chuỗi giá trị.

Trung Quốc vẫn luôn tận dụng tốt lợi thế nhân công của mình, mặt khác, quốc gia này còn đang nỗ lực vươn mình tiến ra những phân đoạn khó hơn trong chuỗi giá trị như: nghiên cứu và phát triển, phát triển nguyên liệu mới, xây dựng và quảng bá thương hiệu, v.v…Với dự báo là Trung Quốc sẽ sản xuất đến 50% lượng sản phẩm dệt may thế giới, trong tương lai quốc gia

32

này sẽ chi phối đáng kể đến hoạt động sản xuất và cung ứng hàng may mặc toàn cầu.

Mặc dù Trung Quốc vẫn là “nhà cung cấp số một” nhưng các nhà sản xuất có giá rẻ khác như Ấn Độ cũng có lợi khi các nhà nhập khẩu tìm cách hạn chế rủi ro phụ thuộc vào một nước cung cấp duy nhất là Trung Quốc. Xuất khẩu dệt may của Ấn Độ dự báo sẽ tăng mạnh, từ mức 15 tỷ USD năm 2005 sẽ tăng lên tới 40 tỷ USD vào năm 2010, chiếm 8% giá trị thương mại dệt may toàn cầu, đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu dệt may.

2.2. Các quốc gia nhập khẩu có xu hướng tìm những nguồn cung tập trung, quy mô lớn trung, quy mô lớn

Việc chấm dứt hiệp định ATC cũng đang tạo nên một làn sóng mới trong việc tìm kiếm các nguồn cung nhập khẩu. Trước Hiệp định ATC, do có quy định về hạn ngạch nên hàng dệt may được nhập khẩu về từ rất nhiều nước khác nhau theo mức hạn ngạch được phân bổ. Do năng lực sản xuất vượt quá mức hạn ngạch được phép, sản xuất hàng dệt may được chuyển sang các nước khác nơi mà năng lực sản xuất và xuất khẩu chưa đáp ứng hết mức hạn ngạch. Điều này gây hạn chế lớn cho quá trình quản lý mua hàng và bán lẻ hàng hóa ra thị trường tại nước nhập khẩu.

Khi hiệp định ATC hết hiệu lực, các nước đều có xu hướng mua hàng tại một số nguồn nguyên liệu chính đáp ứng được nhu cầu tại thị trường đó, không mua hàng tại nhiều nguồn lẻ tẻ nữa. Sự thay đổi này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí quản lý, giao dịch mà ngay cả thời gian vận chuyển cũng được giảm thiểu rất nhiều. Điều này đã được khẳng định bởi nhiều nhà cung cấp lớn trên thế giới và cả các nhà bán lẻ hàng đầu. Vì vậy, trong tương lai, rất khó dự báo trước viễn cảnh ngành dệt may thế giới nhất là ngành dệt may của các nước nhỏ, năng lực sản xuất thấp như Việt Nam, nếu không tìm hướng giải quyết thì nguy cơ bị mất bạn hàng là rất lớn. Điều này đồng nghĩa với nguy cơ ngành may mặc Việt Nam bị đẩy ra khỏi chuỗi giá trị may mặc toàn

33

cầu nếu không nhanh chóng tìm biện pháp nâng cao sức ảnh hưởng và khả năng cung ứng của mình trong chuỗi.

2.3. Vai trò của các nhà bán lẻ ngày càng gia tăng trong chuỗi giá trị

Ngoài ra, một ảnh hưởng khác có thể nhận thấy rõ do tác động của việc Hiệp định ATC hết hiệu lực là sự gia tăng vai trò của những nhà bán lẻ. Ranh giới truyền thống giữa nhà bán lẻ, nhà tạo lập thương hiệu và nhà sản xuất đang mờ dần. Các nhà bán lẻ ngày càng liên quan sâu vào quá trình tìm kiếm nguồn hàng, thông qua mạng lưới rộng lớn các kênh thu thập, tương tự như việc liên kết theo chiều dọc, ký hợp đồng phụ, thỏa thuận lisence cho các sản phẩm có nhãn hiệu…Họ có thể lựa chọn các cách tiếp cận nguồn cung khác nhau, như ký hợp đồng giản đơn, hợp đồng sản xuất trọn gói…bằng cách đó ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất, phân bố lao động giữa các khu vực và các quốc gia. Như vậy, các tập đoàn bán lẻ - một chủ thể quan trọng cuả chuỗi, đã chuyển từ các khâu marketing và phân phối lan sang toàn bộ công đoạn sản xuất, sự lấn sân này đang từng bước thay đổi bộ mặt chuỗi giá trị. Giờ đây, cơ cấu chuỗi giá trị không đơn thuần phản ánh sự thay đổi trong năng lực cạnh tranh của các quốc gia mà nó đã trở thành hệ quả cho những mưu tính làm giàu của những ông trùm trong ngành may mặc.

Như vậy, sự chấm dứt của Hiệp định ATC đã và đang vẽ lại bản đồ dệt may thế giới. Các khu vực Châu Á đang dần khẳng định vị thế của mình trong toàn chuỗi sản phẩm hàng may mặc, vai trò của những doanh nghiệp thuộc các nước đang phát triển ngày một đậm nét, dần cân bằng với các quốc gia phát triển về sức ảnh hưởng đến thương mại dệt may thế giới. Đặc biệt là Trung Quốc, với lợi thế giá rẻ, trong tương lai có thể trở thành quốc gia nắm giữ hầu hết những đầu mối chính trong dây chuyền sản xuất liên quốc gia, liên khu vực về hàng dệt may, thay thế ảnh hưởng của các tập đoàn, công ty đa quốc gia thuộc giới tư bản chủ nghĩa.

34

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao vị trí của việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu đối với hàng may mặc (Trang 38 - 42)