Đáp ứng điều trị sớm chun gở bệnh nhân viêm gan B

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị sớm ở bệnh nhân viêm gan siêu vi B tại Bệnh viện Đại Học Y Dược Cần Thơ (Trang 76 - 81)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.3.5. Đáp ứng điều trị sớm chun gở bệnh nhân viêm gan B

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ đáp ứng điều trị siêu vi sớm chung cả về lâm sàng, sinh hóa, siêu vi và chuyển đổi HBeAg (+) chiếm 40,51%. Tuy nhiên, cịn 59,49% khơng có đáp ứng điều trị sau 3 tháng. Kết quả này tương tự nghiên cứu Phạm Thị Thu Thủy và cộng sự (2000); điều trị và theo dõi 43 bệnh nhân viêm gan B mạn có 20 bệnh nhân (chiếm 46.51%) đáp ứng điều trị tốt, 23 bệnh nhân (chiếm 53,48%) điều trị thất bại.

Nghiên cứu Lê Thanh Phng (20120) cho thấy đáp ứng sinh hóa, đáp ứng mất HBeAg (+) và đáp ứng HBV-DNA (giảm > 1 log copes/ml) sau 3 tháng điều trị Tenofovir lần lượt 47,7%, 4%, 95%. Tỷ lệ mất HBeAg (+) của tác giả thấp tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi và một số các nghiên cứu khác. Điều này cho thấy trong nhóm nghiên cứu của tác giả tỷ lệ bệnh nhân có genotyp C chiếm khá cao 32,9% thì khả năng mất HBeAg (+) và chuyển đổi huyết thanh ở nhóm bệnh nhân này so với genotyp B.

Phạm Thị Lệ Hoa, Nguyễn Hữu Chí (2006) nghiên cứu điều trị 105 trường hợp sau 3 tháng cho thấy tỷ lệ đáp ứng sớm chiếm 66,7% và tỷ lệ đáp ứng hồn tồn ở nhóm có đáp ứng sớm cao hơn so với nhóm kháng tiên phát sau 12 tháng (24,3% so với 2,9%) p<0,05. Tỷ lệ đáp ứng điều trị sớm của tác giả cao hơn nghiên cứu của chúng tôi.

4.4. Mối liên quan giữa nồng độ Ferritin, sắt huyết thanh với đáp ứngđiều trị ở bệnh nhân viêm gan B điều trị ở bệnh nhân viêm gan B

4.4.1. Liên quan giữa đáp ứng điều trị sớm với tăng sắt huyết thanh đơn thuần trước điều trị thuần trước điều trị

Đáp ứng điều trị sớm với sắt huyết thanh từ bảng 3.31 cho thấy bệnh nhân có tăng sắt huyết thanh trước điều trị có tỷ lệ đáp ứng điều trị sớm là 21,88% (7/79 bệnh nhân) kém hơn so với bệnh nhân không đáp ứng điều trị sớm chiếm 27,66% (13/49 bệnh nhân); tuy nhiên sự khác biệt có đáp ứng điều trị sớm và không đáp ứng điều trị với tăng sắt huyết thanh chưa có ý nghĩa

thơng kê p=0,562. Nghiên cứu Phạm Thị Thu Thủy và cộng sự (2000) cho thấy có sự tăng sắt trong huyết thanh nhưng ít khi thấy có sự quá tải sắt trong tế bào gan, khơng có chỉ số sắt nào trong huyết thanh có thể dự đốn được nồng sắt trong gan. Nếu bệnh nhân đáp ứng điều trị tốt, sắt ban đầu có thể cao thì sẽ giảm dần trong quá trình điều trị; tình trạng tăng sắt và đáp ứng điều trị trên bệnh nhân viêm gan virus B mạn có sự liên quan giữa 2 nhóm đáp ứng và khơng đáp ứng . Nghiên cứu Devrajani B.R và cộng sự (2010) nhận định mức độ tăng sắt huyết thanh nên được đánh giá ở bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính và khơng thấy có sự liên quan với điều trị; nhưng mức độ giảm sắt huyết thanh đã được tìm thấy sau khi liệu pháp kháng virus ở bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính.

Nghiên cứu Shogo Ohkoshi và cộng sự (2008) cho thấy có sự thay đổi nồng độ aminotransferase, Ferritin và cải thiện tình trạng nhiễm sắt huyết thanh, khơng có đột biến kiểu gen sau điều trị thuốc kháng virus trong thời gian 12 tháng. Nghiên cứu Nguyễn Công Long và cộng sự (2010) cho thấy có sự cải thiện rỏ rệt về mơ bệnh học sau khi điều trị thuốc kháng virus. Nghiên cứu Alam Shahinul (2011) cho thấy có sự tương quan tích cực giữa ALT và mô bệnh học (p< 0,01) bất kể HBeAg (+) hoặc (-)Như vậy; kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đáp ứng điều trị sớm với sắt huyết thanh chưa có sự liên quan giữa 2 nhóm tăng và khơng tăng sắt huyết thanh, phù hợp với nghiên cứu các tác giả trong và ngoài nước nhận định ở bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính có biểu hiện tăng sắt huyết thanh và giảm sau liệu pháp điều trị thuốc kháng virus; nhưng chưa tìm thấy sự liên quan với đáp ứng điều trị.

4.4.2. Liên quan giữa đáp ứng điều trị sớm với tăng Ferritin đơn thuần trước điều trị trước điều trị

Theo bảng 3.32 cho thấy bệnh nhân có tăng Ferritin trước điều trị có tỷ lệ đáp ứng điều trị sớm là 15,63% (5/79 bệnh nhân) và bệnh nhân khơng có

đáp ứng điều trị sớm chiếm 42,55% (20/79 bệnh nhân). Sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê p=0,012. Theo Phạm Ngọc Hoa và cộng sự (2010) nghiên cứu mối tương quan giữa men gan với nồng độ Ferritin cho thấy có sự tương quan giữa AST (p=0,05), ALT (p=0,02) và Ferritin ở bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính.

Nghiên cứu Phạm Thị Thu Thủy và cộng sự (2000) cho thấy phần lớn là có sự khác biệt giữa nồng độ Ferritin giữa 2 nhóm đáp ứng và khơng đáp ứng điều trị, nồng độ Ferritin cao có ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị ở bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính. Một nghiên cứu Wong Karen, Adams C Paul (2006) cho thấy nồng độ Ferritin tăng cao trên 1000mg/L ở bệnh nhân viêm gan mạn có biểu hiện triệu chứng mệt mỏi. Theo nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy phần lớn là có sự khác biệt giữa nồng độ Ferritin giữa nhóm đáp ứng điều trị và khơng đáp ứng ở bệnh nhân viêm gan virus B mạn. Nghiên cứu Shogo Ohkoshi và cộng sự (2008) cho thấy giảm nồng độ Ferritin, sắt huyết thanh đáng kễ với điều trị thuốc kháng virus ở bệnh nhân viêm gan virus B mạn. Nghiên cứu Trần Xuân Chương (2010) đề kháng trong điều trị viêm gan virus B mạn có liên quan nhiều yếu tố trong đó tải lượng virus, sinh hóa, thuốc, tình trạng bệnh nhân. Nghiên cứu Liu Wen Zheng (2004) cho thấy có sự khác biệt nồng độ Ferritin huyết thanh giữa 2 nhóm chuyển đổi huyết thanh HBeAb (+) và không chuyển đổi huyết thanh HBeAb (-). Sau 3 cho thấy HBeAb (+) mức độ giảm Ferritin hơn HBeAb (-) so với thời điểm trước điều trị; tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê lần lượt p= 0,303 và p= 0,370. Như vậy, theo kết quả của chúng tôi nồng độ Ferritin tăng cao ảnh hưởng đến hiệu quả đáp ứng điều trị ở bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính và có mối liên quan giữa 2 nhóm nghiên cứu, nhưng vì thời gian đánh giá quá ngắn cho nên chưa đủ cần nghiên cứu thời gian dài hơn.

4.4.3. Liên quan giữa đáp ứng điều trị sớm với tăng sắt huyết thanh và tăng Ferritin tăng Ferritin

Sự thay đổi Ferritin, sắt huyết thanh ở 2 nhóm bệnh nhân theo trình bày bảng 3.33 cho thấy những trường hợp tăng sắt huyết thanh và tăng Ferritin huyết thanh thì số bệnh nhân có đáp ứng sớm với điều trị là 9,38% (3/79 bệnh nhân); và tỷ lệ không đáp ứng điều trị sớm chiếm 23,40% (11/79 bệnh nhân). Tuy nhiên, sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê p = 0,109.

Theo nghiên cứu Liu Wen Zheng (2004) có sự thay đổi nồng độ Ferritin huyết thanh, cải thiện tình trạng lâm sàng và có ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị ở bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính.

Nhiều nghiên cứu cho thấy sự thay đổi Ferritin, sắt huyết thanh có ảnh hưởng lớn trong bệnh viêm gan virus B mạn, tế bào gan nhiễm virus dễ bắt sắt tạo điều kiện cho virus nhân lên và đề kháng điều trị,,.

Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đặc điểm tăng cả Ferritin và sắt huyết thanh thì có đáp ứng điều trị kém hơn so với nhóm khơng tăng và chưa thấy mối liên quan đến đáp ứng điều trị sớm ở bệnh nhân viêm gan virus B.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 110 trường hợp viêm viêm gan virus B mạn đến khám và điều trị tại Phòng khám Gan Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 5/2013 đến tháng 4/2014 với thời gian theo dõi là 3 tháng, chúng tôi rút ra kết luận như sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị sớm ở bệnh nhân viêm gan siêu vi B tại Bệnh viện Đại Học Y Dược Cần Thơ (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w