Chương 4 BÀN LUẬN
4.3.3. Đáp ứng virus sau 3 tháng theo loại thuốc điều trị
Sau 3 tháng điều trị đa số bệnh nhân có đáp ứng siêu vi với Tenofovir chiếm 97,18% bệnh nhân đạt nồng độ HBV-DNA giảm > 1log copies/ml;
trong khi đó số bệnh nhân có đáp ứng siêu vi với Lamivudin thấp hơn (87,5%; giảm >1log copies/ml). Như vậy, Tenofovir đáp ứng điều trị sớm hiệu quả hơn so với Lamivudin. Điều này cho thấy cả 2 loại thuốc sử dụng trong nghiên cứu đều có đáp ứng điều trị khả quan nhưng ở mức độ đáp ứng siêu vi khác nhau ở thời điểm 3 tháng. Theo nghiên cứu Lê Thanh Phuông và cộng sự (2012) khảo sát trên 216 bệnh nhân đánh giá đáp ứng điều trị sớm sau 3 tháng điều trị bằng Tenofovir, kết quả 95% bệnh nhân có nồng độ HBV-DNA giảm > 1log copies/ml so với 4,20% giảm < 1 log copies/ml. Nghiên cứu Lê Hữu Song (2012) cho thấy khả năng ức chế HBV-DNA của Tenofovir là rất tốt, sau 1 tháng điều trị tất cả bệnh nhân đều giảm ít nhất 2 log copies/ml, trong đó có 286/305 bệnh nhân giảm ít nhất 3 log copies/ml. Sau 3 tháng điều trị hầu hết bệnh nhân có HBV-DNA đưới ngưỡng phát hiên (<100copies/ml), có 33/305 (10,8%) trường hợp cịn phát hiện được HBV-DNA ở nồng độ thấp.
Nghiên cứu Lu.Y.H (2010) trên 57 bệnh nhân điều trị Lamivudin có đáp ứng virus tại tuần 12 giảm nồng độ HBV-DNA là 4log10 copies/ml. Kết quả nghiên cứu chúng tôi cũng tương tự như các nghiên cứu của các tác giả đối với nhóm đồng đẳng nuleosid/nuleotide trong và ngồi nước đều có đáp ứng siêu vi sớm khá cao ở thời điểm 3 tháng sau điều trị.
4.3.4. Tỷ lệ HBeAg chuyển âm tính và chuyển đổi huyết thanh HBeAg (cóanti-HBe) anti-HBe)
Về đáp ứng virus, chúng tôi dựa theo các thông số: sự mất HBeAg (+), sự chuyển đổi huyết thanh HBeAg và HBV-DNA dưới ngưỡng phát hiện hoặc giảm > 1 log. Phản ứng chuyển đổi huyết thanh từ HBeAg sang anti HBe tự nhiên hay do điều trị tương ứng có mối liên quan tới giảm nguy cơ tiến triển của bệnh. Đây là mục tiêu ban đầu của điều trị thuốc kháng virus ở những bệnh nhân viêm gan B mạn trước đó có HBeAg (+).
Mất HBeAg (+) trong quá trình điều trị thuốc kháng virus là một đáp ứng thuận lợi nhưng không bền vững. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mất HBeAg (+) không liên quan mật thiết với tiến triển lâu dài của bệnh.
Chuyển đổi huyết thanh HBeAg được định nghĩa là mất HBeAg và xuất hiện anti HBe ở bệnh nhân trước đó có HBeAg (+) và anti HBe (-). Đây là tiêu chí quan trọng trong q trình điều trị. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh có sự liên quan chặt chẻ trong đáp ứng chuyển đổi huyết thanh HBeAg với các đáp ứng về sinh hóa, mơ bệnh học. Đối với việc chuyển đổi huyết thanh HBeAg với mất HBeAg, xuất hiện anti HBe là điều lý tưởng,.
Qua kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sau điều trị 3 tháng có 32/79 bệnh nhân HBeAg (+) chiếm 40,51% và 47/79 bệnh nhân có HBeAg (-) Tỷ lệ HBeAg chuyển âm tính trong nhóm bệnh nhân HBeAg (+) là 7,6% sau 3 tháng điều trị. Tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh trong nhóm bệnh nhân HBeAg (+) đạt 18,99%. Sự khác biệt về tỷ lệ HBeAg (+) chuyển âm tính giữa thời điểm trước và sau điều trị 3 tháng có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Tỷ lệ anti- HBe (+) ở những bệnh nhân có HBeAg (-) trước điều trị cho thấy trong 15 bệnh nhân có anti-HBe (+) thì có đến 12 bệnh nhân có HBeAg (-) trước điều trị chiếm 29,27%; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu Nguyễn Công Long và cộng sự (2010) trên 47 bệnh nhân, tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh sau 12 tuần là 17,6%. Tương đồng với nghiên cứu Nguyễn Hoài Phong cho thấy tỷ lệ HBeAg (+) chuyển âm tính sau 3 tháng điều trị là 9,8%; nghiên cứu này tượng tự kết quả của chúng tôi.
Nghiên cứu Dienstag J.L và cộng sự (2008), tỷ lệ mất HBeAg sau 3 tháng điều trị thuốc Nucleo(s/t)ide trên 32 bệnh nhân là 18%. Như vây, mất HBeAg (+) và chuyển đổi huyết thanh anti-HBe được xem là điểm mốc đánh giá đáp ứng điều trị ở bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính.