Chương 4 BÀN LUẬN
4.1.2. Phân bố giới tính ở đối tượng nghiên cứu
Trong nhóm nghiên cứu có 70 bệnh nhân nam (chiếm 63,64%) và 40 bệnh nhân nữ (chiếm 36,36%).
Các nghiên cứu trong nước bệnh nhân viêm gan virus B mạn đều cho thấy nam giới chiếm ưu thế so với nữ giới. Nghiên cứu Phạm Thị Lệ Hoa (2008) với cở mẫu 105 bệnh nhân người lớn điều trị viêm gan B mạn tại Phòng khám ngoại trú Bệnh viện Nhiệt Đới; nam chiếm 61,9%, nữ chiếm 38,1%. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của chúng tôi.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Oanh (2013) ở tại Khoa Truyền Nhiễm Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, đối tượng là 83 bệnh nhân từ 15 tuổi trở lên được chẩn đốn viêm gan mạn vào điều trị; có 58 bệnh nhân nam chiếm 69,9% , nữ chiếm 30,1%. Nghiên cứu Nguyễn Hoài Phong (2012) gồm 75 bệnh nhân đến khám và điều trị ở Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 11/2010 đến tháng 8/2012 cho thấy tập trung nam giới chiếm 61,3% và nữ giới chiếm 38,7%.
Theo Phạm Hoàng Phiệt (2010) ở Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh; trong 104 bệnh nhân viêm gan virus B mạn cho kết quả nam 62 (chiếm 59,6%), nữ 42 (chiếm 40,4%). Nghiên cứu Phạm Thị Lệ Hoa và cộng sự (2006) ở khoa nội A, Bệnh viện Nhiệt Đới có 42 bệnh nhân, trong
đó nam 33 (chiếm 78,6%), nữ 09 (chiếm 21,4%). Nghiên cứu Đỗ Thanh Bình (2010) cho thấy 54 bệnh nhân viêm gan B mạn được điều trị ở Phòng khám ngoại, nội trú tại Khoa Nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang, có 34 nam (chiếm 63%), 20 nữ (chiếm 37%).
Các nghiên cứu ở nước ngoài cũng cho kết quả tương tự như nghiên cứu trong nước. Theo Zheng Qi (2011) và cộng sự trong tổng số 377 bệnh nhân điều trị viêm gan virus B mạn có 303 nam (chiếm 80,3%) và 74 nữ (chiếm 19,7%). Nghiên cứu Alam Shahinul (2011) và cộng sự trong 499 bệnh nhân viêm gan virus B mạn thì có 417 nam (chiếm 83,6%) và 82 nữ (chiếm 16,4%). Shogo Ohkoshi và cộng sự (2008) nghiên cứu 30 bệnh nhân viêm gan virus B mạn, trong đó 24 nam (80%) và 6 nữ (20%). Nghiên cứu Cho I Lee và cộng sự (2014) công bố trong 17 bệnh nhân điều trị viêm gan virus B mạn có 13 nam (76,5%) và 4 nữ (23,5%). Nghiên cứu Shin Woo Jung (2006) và cộng sự thực hiên cho thấy 220 bệnh nhân viêm gan virus B mạn điều trị có 176 nam (80%) và 44 nữ (20%).
Như vậy, các nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho thấy bệnh nhân nam chiếm đa số so với nữ ở bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính và phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi.
4.1.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nơi cư trú
Bệnh nhân viêm gan virus B mạn có nơi cư trú thuộc vùng nơng thơn chiếm ưu thế 68,18% so với thành thị là 31,82%. Kết quả này tượng tự với kết quả nghiên cứu của Phan Đăng Nghị (2009) khảo sát trên 38 bệnh nhân tại Bệnh Đại Học Y Dược Huế và Bệnh viện Trung Ương Huế cho thấy ở nông thôn chiếm 52,6% và thành thị chiếm 47,4% . Như vậy bệnh nhân viêm gan virus B mạn được phân bố ở nông thôn ưu thế hơn so với thành thị.
Đa số bệnh nhân viêm gan virus B mạn là những người nông dân. Theo kết quả bảng 3.3 nơng dân có tỷ lệ viêm gan B cao nhất 37,27%, tiếp theo là cán bộ viên chức chiếm 23,64% và thấp nhất công nhân chiếm 11,82%. Điều này phù với nơi cư trú của bệnh nhân (bệnh nhân sống vùng nông thôn 68,18% so với thành thị). Theo nghiên cứu Trần Hữu Bích (2010) phân bố các trường hợp HBsAg (+) theo nghề nghiệp cho thấy nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất 34,29%, công nhân là 22,35% và thấp nhất là học sinh, sinh viên. Kết quả này tương ứng với nghiên cứu của chúng tôi. Điều này cho thấy ở bệnh nhân viêm gan virus B mạn gặp nhiều nhất đối tượng là nông dân, kế tiếp cơng nhân. Sở dĩ như thế có thể do về trình độ hiểu biết về viêm gan B cịn hạn chế cho nên khơng có chủ động trong cơng tác phịng ngừa bệnh.