- Đời sống của gia đình NCT
12 Tê, buồn đau nhức chân, tay 218 162 74,3 56 25,
4.1.3. Sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ngƣời cao tuổ
Nghiên cứu tình hình sử dụng dịch vụ CSSK và những yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn dịch vụ ở NCT là vấn đề được rất nhiều tác giả quan tâm. Đây cũng là vấn đề then chốt để tổ chức hệ thống cung ứng DVYT phù hợp hơn, đáp ứng nhu cầu CSSK của NCT. Một điều quan trọng là người sử dụng DVYT sẽ có tác động đến hoạt động của hệ thống cung ứng DVYT chứ không phải do những người cung ứng DVYT quyết định. Do đó, để nâng cao hiệu quả của hệ thống cung ứng DVYT cho NCT cần phải nắm bắt được nhu cầu, nguyện vọng và xu hướng thay đổi cách sử dụng của NCT trong cộng đồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, số NCT không đi KSK định kỳ chiếm tỷ lệ khá cao (77,9%), có đi KSK định kỳ chỉ là 22,1%. Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Trần Ngọc Tụ (2009) tại huyện Từ Liêm là 13,2% [60] và thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Đình Lân (2006) về tình hình sử dụng DVYT của người cao tuổi ở một số xã của tỉnh Hà Tây là 38,7% [40].
Khi bị ốm, người cao tuổi thường có xu hướng tự điều trị và tìm đến các cơ sở y tế tư nhân trong xử trí ban đầu. Tuy nhiên, kết quả này có sự dao động lớn giữa các cuộc điều tra. Trong nghiên cứu này, phần lớn NCT khi ốm là đi KCB (76,2%). Tỷ lệ người cao tuổi tự điều trị chỉ chiếm 15,7%. Nghiên cứu của Nguyễn Đình Lân về tình hình sử dụng DVYT của NCT tại một số xã của tỉnh Hà Tây (cũ) cho thấy: khi ốm có 56,5% NCT đi khám
bệnh; 4,3% mời thầy thuốc đến nhà; 26,1% tự chữa và 13,1% không điều trị [40]. Nghiên cứu của Dương Huy Lương cũng chỉ ra rằng có khoảng 23% NCT bị ốm tự điều trị ở nhà và 33% số NCT bị mắc các bệnh mạn tính nhưng khơng đi khám và điều trị tại các cơ sở y tế [43].
Về lựa chọn nơi KCB ban đầu khi bị ốm, nơi được NCT lựa chọn nhiều nhất là bệnh viện, PKĐKKV (54%) và trạm y tế xã (32,2%). Kết quả này cao hơn nghiên cứu Dương Huy Lương trên 286 NCT ở ngoại thành Hà Nội với 10% NCT đến KCB tại TYT xã, 10,7% đến y tế tư nhân, 25,2% tự chữa ở nhà [43]. Nghiên cứu của Nguyễn Đình Lân [40] cũng chỉ ra rằng có 27,9% NCT chọn bệnh viện là nơi KCB khi bị ốm, 57,2% đến TYT xã, phường. Có thể nhận thấy, địa bàn huyện Đơng Anh có 2 bệnh viện đa khoa và 2 PKĐKKV nên việc tiếp cận của NCT khi bị ốm cũng dễ dàng hơn. Mặt khác, số NCT có thẻ BHYT chiếm tỷ lệ cao. Vì vậy, NCT có xu hướng lựa chọn nơi KCB khi bị ốm là bệnh viện, PKĐKKV chiếm tỷ lệ cao hơn so với các nghiên cứu khác.
Tình hình sử dụng trạm y tế xã trong KCB, CSSK ban đầu có sự khác nhau giữa các địa bàn nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, lý do NCT lựa chọn TYT chủ yếu là do thuận tiện và gần nhà, không phải chờ đợi lâu, phục vụ tận tình, chu đáo và tốn ít tiền. C n lý do người cao tuổi muốn KCB tại bệnh viện, PKĐKKV vì có thẻ BHYT, chun mơn giỏi, sẵn thuốc và muốn khám cận lâm sàng. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Tập (2005), lý do người cao tuổi đến trạm y tế xã chủ yếu là do gần nhà (35,95%), do quen biết (30,07%); đến bệnh viện là do chuyên môn tốt (50,37%), do bệnh nặng (36,3%) [50]. Nguyễn Đình Lân (2006) [40] cho rằng 57,2% người cao tuổi đến KCB tại trạm y tế xã chủ yếu là do: gần nhà, thuận tiện, tốn ít tiền, phục vụ tận tình…
Qua kết quả trên ta thấy, mặc dù tỷ lệ NCT tại các xã nghiên cứu của huyện Đông Anh đi KSK định kỳ cao hơn so với nghiên cứu của Trần Ngọc Tụ, nhưng nhìn chung NCT cũng chưa thực sự hiểu đầy đủ về ý nghĩa và giá
trị của việc đi KSK định kỳ trong việc dự ph ng, phát hiện sớm bệnh tật và điều trị kịp thời. Mặt khác, hệ thống cung ứng dịch vụ CSSK chưa thực sự hợp lý với điều kiện sinh hoạt của NCT nên chỉ khi có vấn đề về sức khỏe NCT mới tìm đến các cơ sở y tế để khám và điều trị. So với các nghiên cứu của Dương Huy Lương và Trương Việt Dũng thì trong nghiên cứu này NCT đến bệnh viện, PKĐKKV và trạm y tế chiếm tỷ lệ cao hơn. Bên cạnh lý do NCT có thẻ BHYT tại bệnh viện thì c n lý do khác nữa là hiện nay trên địa bàn huyện Đơng Anh có 2 bệnh viện đa khoa lớn được đầu tư về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị tương đối hiện đại, đội ngũ bác sỹ tại các bệnh viện này được đào tạo bài bản, có chun mơn khá. Các ph ng khám đa khoa khu vực có chất lượng, được đầu tư tốt. Điều này đã tạo được niềm tin trong nhân dân và thu hút được số đơng người cao tuổi tìm đến khám chữa bệnh khi bị ốm.
Tuy nhiên, một thực trạng là công tác y tế cơ sở chưa thực sự được các cấp ủy đảng và chính quyền quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng và tạo được niềm tin trong nhân dân. Bằng chứng là đa phần người cao tuổi đến KCB tại trạm y tế chưa nhiều. Lý do người cao tuổi đến trạm y tế chủ yếu là thuận tiện, gần nhà và không phải chờ đợi lâu. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Tập, Nguyễn Đình Lân, Trần Ngọc Tụ và các nghiên cứu khác.