- Đời sống của gia đình NCT
12 Tê, buồn đau nhức chân, tay 218 162 74,3 56 25,
4.1. Thực trạng nhu cầu, sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ngƣời cao tuổi và khả năng đáp ứng của trạm y tế xã tại huyện Đông Anh, thành phố
tuổi và khả năng đáp ứng của trạm y tế xã tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội năm 2012
4.1.1. Thực trạng sức khoẻ và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của ngƣời cao tuổi cao tuổi
* Về tình trạng sức khoẻ tự đánh giá của người cao tuổi
Người cao tuổi và bệnh tật có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Khi tuổi cao, sức chống đỡ và sự chịu đựng của con người trước các yếu tố và tác nhân bên ngồi cũng như bên trong kém đi rất nhiều. Đó chính là điều kiện thuận lợi để bệnh tật phát sinh và phát triển. Ngoài ra, ở người cao tuổi bệnh thường phát triển chậm, âm thầm khó phát hiện và khi mắc bệnh thường mắc nhiều bệnh cùng một lúc, gây suy sụp sức khỏe rất nhanh chóng [38].
Kết quả điều tra tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội cho thấy: có tới 28,2% số NCT được hỏi cho rằng sức khỏe của mình yếu, chỉ có 14,5% NCT tự đánh giá là khỏe mạnh. So với các nghiên cứu trước đây tình trạng sức khỏe của NCT tại huyện Đơng Anh có những dấu hiệu tích cực. Theo Nguyễn Văn Tiên [56], nghiên cứu trên 669 NCT ở 8 vùng sinh thái khác nhau của cả nước cho thấy chỉ có 4,9% NCT đánh giá là khỏe mạnh, 48% cho rằng sức khỏe trung bình và gần 50% cho rằng sức khỏe rất yếu [56]. Nghiên cứu của Trần Thị Mai Oanh [46] ở huyện Chí Linh, Hải Dương năm 2010 cho thấy có gần 60% NCT cho rằng sức khỏe kém và rất kém, chỉ có khoảng 6,3 % NCT đánh giá tình trạng sức khỏe tốt. Tình trạng tự đánh giá sức khỏe của NCT đưa ra các tỷ lệ khác nhau giữa các cuộc điều tra cho thấy việc tự đánh giá tình trạng sức khỏe của bản thân c n mang tính chủ quan do
sự cảm nhận và khả năng thích nghi của mỗi người. Tuy nhiên, chỉ số này cũng cho ta thấy một cái nhìn tổng quan để đánh giá sức khỏe người cao tuổi.
* Về trạng thái tinh thần của người cao tuổi
Theo định nghĩa của TCYTTG thì sức khỏe là trạng thái thoải mái hồn toàn về thể chất, tinh thần, xã hội chứ khơng phải chỉ là tình trạng khơng có bệnh tật. Như vậy, khi tình trạng thể chất khơng khỏe thì khó có thể có được tinh thần vui vẻ. Song nếu tình trạng tinh thần khơng thoải mái, nhiều lo âu, căng thẳng tất sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí có thể làm suy sụp cả thể chất, từ khỏe mạnh trở nên ốm yếu. Tình trạng sức khoẻ tinh thần của NCT là một chỉ số quan trọng cho nghiên cứu sức khỏe người cao tuổi.
Kết quả nghiên cứu này cho thấy, 22,0% NCT có cảm giác thoải mái, dễ chịu, 56,0% NCT đánh giá là bình thường và có tới 18,9% NCT cảm thấy khơng thoải mái, 3,0% NCT có cảm giác lo lắng, buồn phiền. Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Trần Ngọc Tụ [60] trên 1034 NCT tại 4 xã thuộc huyện Từ Liêm (Hà Nội) trong đó tỷ lệ NCT thấy trạng thái tinh thần không thoải mái là 25,5% và có 6,5% NCT ln lo lắng, buồn phiền. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Dương Huy Lương [44] tại Hải Dương với 73% NCT cho biết hài l ng và thoải mái với cuộc sống hiện tại, 13% NCT rất không hài l ng. Phải chăng cuộc sống đơ thị hóa đã chiếm phần lớn thời gian của mỗi gia đình nên sự quan tâm tới NCT cũng ít hơn so với trước. Cũng có thể là do đặc điểm tâm lí NCT dễ tủi thân, hay mặc cảm, lo sợ bản thân là thừa, là gánh nặng của con cháu. Điều này thường dẫn đến trạng thái hụt hẫng của NCT trong gia đình cũng như ngồi xã hội [21]. Tuy nhiên trên thực tế, việc nhận biết nhu cầu về tình cảm của NCT hiện nay vẫn c n nhiều hạn chế từ góc độ con cái trong gia đình. Qua một điều tra về tình hình sức khỏe và thực trạng chăm sóc cho NCT ở gia đình tại một vùng nơng thơn, kết quả cho thấy có sự khác biệt giữa mong muốn của NCT và quan niệm của con
cái về những nhu cầu chăm sóc của NCT. Khoảng 94,52% người cao tuổi mong muốn nhận được sự chăm sóc về tinh thần từ con cái, trong khi đó con cái lại cho rằng chỉ khoảng 64,37% NCT cần được chăm sóc về tinh thần [44]. Sự thiếu hụt trong việc nhận biết nhu cầu này của NCT cần phải được xem xét, có như vậy việc chăm sóc mới có thể đáp ứng được những mong muốn của NCT, giúp cho người cao tuổi hài l ng với cuộc sống.
* Về khả năng đi lại, khả năng nhai, nghe, nói, nhìn của người cao tuổi
Khả năng đi lại của NCT là một chỉ số khách quan phản ánh tình trạng sức khoẻ của NCT. Người cao tuổi có khả năng đi lại kém hoặc khơng có khả năng đi lại là người bị phụ thuộc ở mức độ cao vào người khác. Đối với trường hợp này, NCT sẽ tạo gánh nặng lớn cho gia đình trong chăm sóc, sinh hoạt hàng ngày. Trong nghiên cứu này, phần lớn NCT đều có khả năng đi lại, sinh hoạt bình thường (83,7%), chỉ có một tỷ lệ rất thấp là không tự đi lại được (0,4%). Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Đặng Xuân Tin trên 1.597 NCT thuộc 6 xã của huyện An Hải (Hải Ph ng) với 94,9% NCT đi bộ được khoảng cách 300 mét [57], Trần Văn Hưởng tại Bình Dương (2012) với 81,1% NCT vẫn đi lại được bình thường, Trần Thị Mai Oanh với 90,5% [35]. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy trên 90% NCT vẫn c n khả năng tự phục vụ bản thân và vẫn c n có thể cống hiến cho xã hội. Tình trạng hạn chế sinh hoạt hàng ngày thường gặp cao hơn ở những người trên 85 tuổi [21]. Điều này cho thấy một tỷ lệ lớn NCT trong cộng đồng vẫn c n khả năng đi lại, tự phục vụ bản thân cũng như c n khả năng đóng góp cho gia đình và xã hội.
Khả năng nhai, nghe, nói, nhìn ảnh hưởng lớn đến đời sống tâm lí cũng như sinh hoạt và sự h a nhập cộng đồng của NCT. Điều tra này cho thấy, 89% NCT có khả năng nhai bình thường, 12,5% NCT cảm thấy khó khăn khi nghe, 2,9% NCT gặp khó khăn khi nói và phần lớn (85,5%) NCT đều nhìn được bình thường. Kết quả này cũng tương đương với nghiên cứu của Trần Ngọc Tụ [60]
với 86,2% NCT có khả năng nhai bình thường, 19,1% cảm thấy khó khăn khi nghe, 94,7% NCT nhìn bình thường và Đặng Xuân Tin [57] với 69,0 % NCT có khả năng nhai, 88,4% người cao tuổi nghe được bình thường.
* Tình hình mắc các triệu chứng /bệnh ở người cao tuổi
Đời sống ngày một nâng cao cũng làm ảnh hưởng khơng nhỏ tới mơ hình bệnh tật của NCT. Tỷ lệ NCT khơng có bệnh chỉ chiếm 15,3%. Tính chất đa bệnh lý được thể hiện càng rõ khi số NCT mắc 2 bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất (32,3%), tiếp đến là từ 4 bệnh trở lên (22,0%), một bệnh (17,1%) và 3 bệnh (13,3%). Trung bình mỗi NCT mắc 2,28 bệnh. Kết quả này tương đương nghiên của Trần Thị Mai Oanh [46] tại 2 xã Chí Minh và Lê Lợi của huyện Chí Linh, Hải Dương cho thấy hầu hết NCT đều có bệnh, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ NCT chưa phát hiện bệnh trong đợt KSK (xã Chí Minh (5,1%) và xã Lê Lợi (2,4%)); số NCT mắc 2 bệnh trở lên chiếm tỷ lệ rất cao (khoảng trên 70%), trung bình mỗi NCT mắc 2,0 bệnh. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Tập (2005) tại huyện Cam Lộ (Quảng Trị) với 60,48% NCT mắc bệnh, trung bình có khoảng 2,47 triệu chứng bệnh/ người [50].
Kết quả điều tra trong nghiên cứu này cũng cho thấy số lượt NCT bị ốm chiếm tỷ lệ khá lớn (63,5%) và khơng có sự khác biệt giữa 4 xã nghiên cứu, trong đó số người cao tuổi bị ốm 1 đợt (73,6%), 2 đợt là 20,2%. Trung bình mỗi người cao tuổi có khoảng 5,26 đợt ốm/năm. Kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Tụ tại huyện Từ Liêm năm 2009 [60] cũng cho thấy có 41,5% số lượt người cao tuổi bị ốm, tỷ lệ người cao tuổi bị ốm trên 2 đợt là 13,6%, trung bình mỗi người cao tuổi có khoảng 4,92 đợt ốm/năm.
Như vậy, có thể nhận thấy mặc dù già không phải là bệnh, nhưng do bị nhiều yếu tố tác động nên dễ tạo điều kiện phát sinh các bệnh tật ở các mức độ khác nhau. Đặc trưng bệnh ở NCT là bệnh mạn tính và thối hóa. Sự lão
hóa cơ thể sẽ làm giảm khả năng chống đỡ của con người trước các tác nhân bên ngoài tạo điều kiện cho sức khỏe suy giảm và bệnh tật phát triển. Mặt khác, đa phần NCT hiện nay hàng ngày vẫn phải lao động mưu sinh để kiếm sống do cuộc sống khá vất vả; chế độ chăm sóc, an sinh cho NCT tuy đã được quan tâm nhưng vẫn c n hạn chế và chưa đáp ứng được so với nhu cầu. Vì vậy, sức khỏe NCT ngày càng giảm sút nghiêm trọng. Người cao tuổi thường bị phụ thuộc nhiều vào người khác trong việc thực hiện các hoạt động thường ngày. Đây không chỉ là thách thức đối với cả hệ thống y tế mà c n là tồn xã hội. Qua đó thể hiện tình cảm, trách nhiệm và nghĩa vụ đối với lớp người đã có đóng góp hết sức to lớn cho dân tộc, đáp ứng được phần nào nhu cầu được sống vui, sống khỏe, sống có ích của người cao tuổi.
* Những triệu chứng/bệnh mạn tính thường gặp ở người cao tuổi
Trong các nghiên cứu, triệu chứng/bệnh mạn tính thường gặp ở người cao tuổi là hô hấp, tim mạch (THA), tâm thần kinh và cơ xương khớp. Có sự khác biệt về tình hình mắc các triệu chứng/bệnh mạn tính giữa các cuộc điều tra, phụ thuộc đó là điều tra cộng đồng hay cuộc điều tra có tổ chức khám chữa bệnh. Nghiên cứu của Kabir và cộng sự đã chỉ ra rằng có sự khác biệt về ý nghĩa của “bệnh” (diseases) và “đau ốm” (illness). “Bệnh” liên quan đến yếu tố sinh vật học và được gọi là bệnh khi có chẩn đốn của thầy thuốc, “đau ốm” là những dấu hiệu bất thường về sức khỏe do chính từng cá thể nhận biết một cách chủ quan. Vì vậy, kết quả tự báo cáo triệu chứng NCT phụ thuộc theo kinh nghiệm nhận định từng cá nhân. Do đó, một số triệu chứng có thể được báo cáo với tỷ lệ thấp hơn so với tỷ lệ mắc trên thực tế [79].
Nghiên cứu của Trần Thị Mai Oanh [46] tại Hải Dương cho thấy tỷ lệ người cao tuổi mắc các triệu chứng/bệnh mạn tính lên tới 80,8%, của Dương Huy Lương (2006) là 70,0% [43]. Nghiên cứu của Đàm Hữu Đắc và cộng sự (2010) về xu hướng bệnh tật chung của người cao tuổi cả nước cho thấy,
95,0% người cao tuổi Việt Nam có bệnh và chủ yếu là các bệnh mạn tính khơng lây nhiễm như xương khớp (40,6%), tim mạch và huyết áp (45,6%), rối loạn tiểu tiện (35,7%) [31].
Trong nghiên cứu này, triệu chứng hay gặp nhất ở NCT là các bệnh về đường hô hấp (52,5%). Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Đặng Xuân Tin [57] với tỷ lệ NCT mắc các bệnh về hô hấp là 12,8%; Trần Ngọc Tụ [60] tại Từ Liêm (Hà Nội) là 15,6%. Lý giải cho nguyên nhân này có thể do điều kiện khí hậu nóng ẩm ở nước ta cùng với mơi trường sống nhiều khói bụi của một vùng đất đang chuyển mình theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tăng huyết áp là một yếu tố quan trọng đứng thứ hai trong các yếu tố nguy cơ tăng gánh nặng bệnh tật ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. THA cũng là một triệu chứng thường gặp có xu hướng ngày càng tăng ở NCT. Kết quả trong nghiên cứu này tỷ lệ NCT cho biết bị triệu chứng THA là 40,0%. Đây chính là yếu tố nguy cơ làm tăng tình trạng mắc các bệnh về tim mạch ở người cao tuổi. Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Đặng Xuân Tin với 40,8% NCT bị THA; Trần Ngọc Tụ (38,6%) và cao hơn nghiên cứu của Trần Thị Mai Oanh với 16,6% người cao tuổi bị THA.
Cơ xương khớp cũng là triệu chứng thường gặp ở NCT. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ NCT mắc các triệu chứng về xương khớp chiếm 37,1%, thấp hơn nghiên cứu của Trần Thị Mai Oanh [46] với 52,6% NCT bị đau khớp, Trần Ngọc Tụ (43,8%) [60] và Đặng Xuân Tin (41,5%) [57]. Điều này có thể do Việt Nam là nước nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm cùng với nền văn minh nông nghiệp lúa nước và thói quen vận động, sinh hoạt khơng đúng cách đã làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về cơ xương khớp. Một lý do nữa có thể lý giải cho tình trạng này là Đơng Anh vẫn là một huyện ngoại thành, đời sống c n nhiều khó khăn, người dân vẫn phải chăm lo các công việc đồng áng là chủ yếu, vì vậy, có thể đây là ngun nhân dẫn đến các bệnh về xương khớp cao.
Như vậy, có thể thấy mơ hình bệnh tật của NCT chuyển từ bệnh lây nhiễm sang mạn tính, khơng lây nhiễm là một thách thức không nhỏ cho ngành y tế và các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam vì các bệnh khơng lây nhiễm thường có thời gian ủ bệnh kéo dài với các tình trạng tiền triệu như thừa cân, béo phì… Đối với người cao tuổi Việt Nam, bệnh không lây nhiễm lại càng trở nên nghiêm trọng và việc điều trị tốn kém do bệnh thường chỉ được phát hiện ở giai đoạn muộn. Bên cạnh đó, hệ quả của sự thay đổi mơ hình bệnh tật đang trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế cho NCT và xu hướng này tiếp tục diễn ra trong những năm tới khiến gánh nặng “bệnh tật kép” ngày càng trở nên rõ ràng. Một mặt người cao tuổi phải chịu nhiều bệnh do lão hoá gây ra, mặt khác người cao tuổi cũng phải đối mặt với các bệnh phát sinh do thay đổi lối sống dưới tác động của nền kinh tế thị trường.