- Đời sống của gia đình NCT
12 Tê, buồn đau nhức chân, tay 218 162 74,3 56 25,
4.1.2. Những yếu tố liên quan đến sức khoẻ ngƣời cao tuổ
Để đảm bảo một trạng thái khoẻ mạnh thì yếu tố cần thiết đó là sự ổn định về mặt sinh học, xã hội và tâm lý. Khi chức năng của mọi cơ quan và hệ thống cơ thể con người cân bằng với môi trường tự nhiên - xã hội, không bệnh hoạn, không ở trạng thái ốm đau, khơng có khuyết tật nào về thân thể thì con người sẽ trở nên khoẻ mạnh, minh mẫn và sống lâu.
Nghiên cứu này đã chỉ ra những yếu tố mang tính đặc thù liên quan đến sức khoẻ người cao tuổi như giới tính, tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp hiện tại thì lối sống mà cụ thể là thói quen sinh hoạt, người thân, gia đình và xã hội là những yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ người cao tuổi. Những thói quen lành mạnh sẽ là cầu nối tốt nhất đến một tuổi già khỏe mạnh, trong đó quan trọng nhất là thói quen về ăn uống, tập luyện thể dục thể thao... Việc tạo lập được những thói quen tốt là một phương pháp hữu hiệu và rẻ tiền nhất để gìn giữ sức khỏe.
Kết quả từ nghiên cứu cho thấy có 10,0% NCT nghiện thuốc lá, thuốc lào, 10,7% NCT nghiện rượu bia trong đó cao nhất là ở xã Uy Nỗ và thấp nhất ở xã Thuỵ Lâm. Nghiên cứu của Đặng Xuân Tin [57] cũng cho thấy có 19,6% NCT nghiện thuốc lá, thuốc lào, 21,0% NCT lạm dụng và nghiện rượu; của Nguyễn Văn Tiên [56] là 15%; Trần Ngọc Tụ [60] là 13,2%. Đồng thời, theo thống kê nghiên cứu này cho thấy những người cao tuổi hút thuốc lá, thuốc lào có tỷ lệ ốm trên 3 đợt trong 3 tháng trước điều tra (18,2%) cao hơn hẳn tỷ lệ này ở những NCT không hút thuốc lá, thuốc lào (2,6%). Mặt khác, những NCT không hút thuốc lá, thuốc lào có tỷ lệ khơng bị ốm trong 3 tháng trước điều tra là 33,2% cao hơn so với tỷ lệ này ở các NCT hút thuốc lá, thuốc lào là 16,4%. Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Khuê [38], vai tr của thuốc lá trong tỷ lệ tử vong chung đã được biết rõ, tử vong chung tăng lên 30-80% do thuốc lá, nhất là những người nghiện thuốc lá trong thời gian dài. Tỷ lệ tử vong cũng tăng lên ở những người hít phải khói thuốc lâu dài. Thuốc lá có tác hại như vậy nên cần phải tăng cường tuyên truyền vận động NCT và con cháu trong gia đình để giảm tỷ lệ này xuống càng thấp càng tốt.
Thói quen tập thể dục thể thao, tập dưỡng sinh là hoạt động giúp duy trì sức khỏe tốt, tăng cường sức dẻo dai, bền bỉ cho người cao tuổi. Nhờ luyện tập thể dục thể thao, dưỡng sinh thường xuyên giúp NCT có thể tránh được một số căn bệnh, nâng cao sức khỏe cả về thể chất cũng như tinh thần. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ NCT tham gia tập thể dục thể thao hay tập dưỡng sinh rất ít, kết nghiên cứu này cho thấy chỉ có 17,5% NCT thường xuyên tập thể dục thể thao và thể dục dưỡng sinh, có tới 82,5% NCT khơng luyện tập thể dục thể thao. Kết quả từ điều tra y tế quốc gia cũng chỉ ra rằng luyện tập thể dục là hoạt động có thể duy trì sức khoẻ tốt, tăng khả năng dự ph ng các triệu chứng bệnh. Nhóm NCT khơng tập thể dục có số lần ốm trung bình trong năm (2,6 lần/năm) cao hơn nhóm tập thể dục (2,1 lần/năm) [9].
Những nguồn cung cấp thông tin dự ph ng và điều trị bệnh cho NCT có thể kể đến như ti vi (62,4%), đài (29,8%), bạn bè, người thân (33,3%) và các tổ chức xã hội (28,3%). Nguồn từ bệnh viện, PKĐKKV và cán bộ y tế trong nghiên cứu này tương đối thấp (12,5% từ bệnh viện, PKĐKKV và 18,8% từ cán bộ y tế xã). Kết quả này có sự khác biệt với nghiên cứu của Trần Ngọc Tụ [60] với xu hướng chủ yếu NCT tiếp cận với thông tin dự ph ng bệnh ở người cao tuổi qua bệnh viện, PKĐKKV (33,1%), cán bộ y tế xã (35,2%), trong khi đó nhu cầu cung cấp qua ti vi chỉ là 26,5%. Điều này có thể lý giải rằng hiện nay, với nhiều loại hình truyền hình, các chương trình đều rất chú trọng đến chuyên mục sức khỏe (thông qua các tr chơi truyền hình hoặc chuyên mục riêng về tư vấn và dự ph ng chăm sóc sức khỏe). Đây là điều kiện tốt để người cao tuổi có thể tham gia hoặc tìm hiểu kiến thức CSSK thơng qua các loại hình truyền thơng này.
Trong các nguyện vọng chăm sóc sức khỏe, số NCT mong muốn được khám chữa bệnh tại nhà với chi phí phải chăng chiếm tỷ lệ cao nhất (87,8%); cung cấp thông tin về ph ng bệnh, chăm sóc sức khỏe, tổ chức luyện tập dưỡng sinh và thể dục thể thao (82,7%) và 75,3% NCT muốn được KSK định kỳ tại TYT xã. Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hiền [33] tại quận Cầu Giấy, Hà Nội với 42,9% NCT được phỏng vấn có nguyện vọng khám chữa bệnh tại nhà; 49% muốn được hướng dẫn tự xoa bóp và tập dưỡng sinh; chỉ có 1,9% NCT muốn tìm người giúp đỡ chuyện môn khi ốm. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Trần Ngọc Tụ với 97,9% NCT muốn được khám chữa bệnh tại nhà. Có thể thấy ngày nay, do đời sống vật chất ngày càng cao, NCT cũng có nhiều điều kiện hơn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế và sử dụng các loại hình dịch vụ phù hợp, đơn giản, thuận tiện, chi phí phải chăng. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của các phương tiện thơng tin đại chúng, NCT có thể dễ dàng tiếp cận với các loại
hình truyền thơng khác nhau. Đây cũng là những nguyên nhân chính quyết định việc lựa chọn các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi.
Như vậy, để chăm sóc và nâng cao sức khỏe người cao tuổi cần phải tác động tổng thể tới tất cả nhóm yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe người cao tuổi. Điều này cần có sự phối hợp của bản thân người cao tuổi và gia đình cũng như sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền, ban, ngành, đồn thể các cấp.