Hiện nay, xu hướng già hố dân số đang là một thách thức khơng nhỏ đối với toàn nhân loại trong thế kỷ XXI. Đó là vấn đề chăm sóc sức khỏe cho một số lượng lớn người cao tuổi trong cộng đồng [73], [98].
Nhận thức rõ được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác CSSK NCT, phát huy truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, Đảng và Nhà nước coi việc
quan tâm, chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần của NCT trong đó có chăm sóc sức khỏe là đạo lý của dân tộc, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và các cấp chính quyền. Điều này đã được thể hiện qua việc ban hành nhiều văn bản chính sách của Nhà nước trong cơng tác chăm sóc người cao tuổi.
Từ năm 1946, Điều 14 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng h a đã khẳng định “Những công dân già cả hoặc tàn tật không làm được việc
thì được giúp đỡ”. Qua các lần sửa đổi, bổ sung, các bản Hiến pháp vẫn kế
thừa và phát triển những quy định đó. Điều 64, Hiến pháp năm 1992 quy định “Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ơng bà, cha mẹ”. Điều 67 cũng ghi rõ: “Người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được
Nhà nước và xã hội giúp đỡ”.
Năm 1989, Quốc hội thông qua Luật Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân
dân trong đó tại Chương VII đề cập đến vấn đề bảo vệ sức khỏe NCT, tại điều
Điều 41 ghi rõ: “NCT được ưu tiên trong khám bệnh, chữa bệnh, được tạo điều
kiện thuận lợi để đóng góp cho xã hội phù hợp với sức khỏe của mình”.
Ngay sau khi nhận được Nghị quyết 45/106 ngày 26/8/1991 về việc lấy ngày 01 tháng 10 hàng năm là ngày quốc tế NCT của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, ngày 01/10/1991. Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam (nay là Chủ tịch nước) đã ra lời kêu gọi các cụ phụ lão cũng như đồng bào cả nước nhiệt liệt hưởng ứng quyết định của Liên Hợp Quốc. Lời kêu gọi đã khẳng định
“Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là một chính sách rất quan trọng và nhất quán của Đảng và nhà nước ta”.
Chỉ thị số 59–CT/TW ngày 27/9/1995 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng cộng sản Việt Nam về chăm sóc NCT yêu cầu các cấp, các ngành [3]: “Việc chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người cao tuổi là trách
nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội”; “Nhà nước cần dành ngân sách để giải quyết các vấn đề xã hội, trong đó có vấn đề chăm sóc người cao tuổi”.
Pháp lệnh về NCT số 23/2000 PL-UBTVQH ngày 28/04/2000 của Ủy
ban thường vụ Quốc hội khẳng định rằng “Việc phụng dưỡng người cao tuổi là trách nhiệm chủ yếu của gia đình có người cao tuổi, người cao tuổi cô đơn, khơng nơi lương tựa, khơng có nguồn thu nhập được Nhà nước và xã hội trợ giúp”. Pháp lệnh là cơ sở pháp lý cho các hoạt động xã hội về NCT [69].
Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Thủ tướng chính phủ
về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội [61] và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP, ngày 27/02/2010 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP [62]. Các chính sách này quy định rõ các hình thức hỗ trợ cho NCT cơ đơn, thuộc hộ gia đình nghèo; NCT c n vợ hoặc chồng nhưng già yếu, khơng có con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo và đặc biệt là người từ 85 tuổi trở lên khơng có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội. Các đối tượng này được trợ cấp 270 ngàn đồng/tháng, người từ 85 tuổi trở lên bị tàn tật nặng được trợ cấp 360 ngàn đồng/tháng.
Luật NCT (số 39/2010/QH12) được Quốc hội ban hành có hiệu lực từ
ngày 01/07/2010 [48]. Luật quy định NCT là công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên. Luật NCT đã thể hiện rất rõ nét tính ưu việt cũng như truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của xã hội ta. Ngoài việc được Nhà nước, các tổ chức, đoàn thể chúc thọ, mừng thọ theo quy định, NCT sẽ được chăm sóc sức khỏe thơng qua việc định kì khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế, đặc biệt ưu tiên cho người đủ 80 tuổi trở lên. Các bệnh viện sẽ thành lập các khoa lão khoa hoặc dành một số giường để điều trị người bệnh cao tuổi. Người cao tuổi được chăm sóc đầy đủ hơn về đời sống tinh thần trong hoạt động văn hóa, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch, hưởng phúc lợi từ các cơng trình cơng cộng và giao thơng cơng cộng do Nhà nước và xã hội đầu tư. Chính phủ sẽ ban hành danh mục dịch vụ mà NCT sử dụng với mức miễn, giảm nhất định. Cũng theo luật mới ban hành, người đủ 80 tuổi trở lên khơng có lương hưu và bảo hiểm xã hội sẽ được trợ cấp hàng tháng, được hưởng bảo hiểm y tế, được hỗ trợ chi phí mai táng khi chết. Các cơ quan nhà nước cũng có trách nhiệm tạo điều kiện tốt nhất để NCT phát
huy vai tr phù hợp với khả năng của mình thơng qua việc bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị, việc trực tiếp cống hiến trong khoa học, sản xuất, kinh doanh…
Khơng chỉ có Luật NCT quy định về chăm sóc và phát huy vai tr người cao tuổi, Việt Nam c n có Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Luật Hôn nhân và Gia đình, Bộ luật Lao động, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Ph ng chống bạo lực gia đình… đều có các quy định nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi.
Việc chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần và tiếp tục phát huy vai tr
của NCT vừa là nghĩa vụ và là trách nhiệm của toàn xã hội. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, mặc dù chưa thực sự được toàn diện nhưng những văn bản, chính sách trên cũng đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với lớp người đã có đóng góp hết sức to lớn trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước của dân tộc. Và chính nội dung của những chính sách, Nghị định, Thơng tư, Pháp lệnh của Nhà nước, của công tác xã hội đã tạo nên một mơi trường pháp lý hành chính bắt đầu cho sự nghiệp chăm sóc người cao tuổi.