Kết quả và hiệu quả hoạt động của Câu lạc bộ sức khoẻ ngoài trờ

Một phần của tài liệu nghiên cứu nhu cầu, đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và thử nghiệm mô hình can thiệp cộng đồng tại huyện đông anh, hà nội (Trang 128 - 130)

- Đời sống của gia đình NCT

12 Tê, buồn đau nhức chân, tay 218 162 74,3 56 25,

4.2.2.3. Kết quả và hiệu quả hoạt động của Câu lạc bộ sức khoẻ ngoài trờ

Sau 12 tháng can thiệp, mơ hình đã thành lập Câu lạc bộ sức khoẻ ngồi trời thơng qua hoạt động củng cố và duy trì CLB dưỡng sinh tổ chức thành 4 điểm luyện tập ở xã Liên hà, 3 điểm ở xã Uy Nỗ; thành lập các đội “bóng chuyền hơi”, “cầu lơng” duy trì chế độ luyện tập 2 buổi/ngày đã huy động sự tham gia của 499 NCT, tăng từ 27,5% lên 97,5% (CSHQ là 254,5% với p<0,01). Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Trần Ngọc Tụ [60] với số NCT tham gia tập dưỡng sinh tăng từ 22,6% lên 96,3% và cao hơn so với

nghiên cứu của Trần Thị Mai Oanh [46] với số NCT tham gia tập dưỡng sinh tăng từ 27,1% lên 52,9%. Nghiên cứu của Diệp Thị Minh Phúc và cộng sự tại phường Đức Nghĩa, Phan Thiết cũng cho thấy đa số NCT quan tâm đến luyện tập TDTT (40,5%), những NCT không tập thể dục thường xuyên chủ yếu là do khơng có thời gian, ngại tập hoặc do sức khoẻ yếu [47]. Như vậy, có thể nhận thấy các xã trong nghiên cứu của chúng tôi và tác giả Trần Ngọc Tụ đều thuộc khu vực ngoại thành Thủ đô Hà Nội nên điều kiện sống của NCT tại đây có phần tốt hơn so với NCT ở một huyện miền núi như trong nghiên cứu của Trần Thị Mai Oanh vẫn phải dành thời gian vất vả để kiếm ăn và mưu sinh.

Tuổi cao với sự sụt giảm về mặt sinh học của cơ thể, kèm theo một lối sống trì trệ, ít vận động là một mảnh đất màu mỡ cho bệnh tật phát triển. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp luyện tập đã được phổ cập cho nhân dân như: Yoga, khí cơng, thái cực quyền... Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm khác nhau và phù hợp với từng đối tượng. Dưỡng sinh là một phương pháp luyện tập tổng hợp có tác dụng ph ng ngừa một số chứng/bệnh, nâng cao sức khỏe giúp con người thích nghi với mơi trường, kéo dài tuổi thọ cho NCT. Nói cách khác, dưỡng sinh là cách sống để gìn giữ sức khỏe, cải thiện về thể chất và tinh thần, giúp sống lâu, sống khỏe, sống có ích [34].

Tại xã nghiên cứu, hiệu quả của luyện tập dưỡng sinh, TDTT đã được thể hiện rõ khi đánh giá sự thay đổi cảm giác chủ quan sau 12 tháng can thiệp. Cảm giác chủ quan giảm nhiều nhất là mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi lưng, buồn ngủ ban ngày, chóng mặt, ù tai.... Nghiên cứu của Trần Ngọc Tụ [60] cũng cho kết quả tương tự khi các cảm giác chủ quan gây khó chịu cho người cao tuổi đều giảm sau can thiệp như: mệt mỏi (92,3%), đau mỏi lưng (88,9%), tê buồn chân, tay (84,4%)... Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy được tác dụng của tập dưỡng sinh lên các đối tượng khác nhau. Telles S. và cộng sự đã sử dụng phương pháp luyện tập dưỡng sinh cho những người tàn tật nhận thấy

có sự cải thiện rõ rệt về vận động, giảm bớt lo âu, chán chường, ăn ngon, dễ ngủ [90]. Nghiên cứu của Đào Phong Tần [51] ở bệnh nhân mắc hội chứng thiểu năng tuần hồn não mạn tính cũng cho thấy sau khi tập dưỡng sinh, các triệu chứng của bệnh được cải thiện về cả lâm sàng và cận lâm sàng (tăng tuần hoàn máu não, giảm lượng cholesterol máu).

Đánh giá lại tình trạng sức khỏe của người cao tuổi về mặt thể chất và tinh thần sau 12 tháng tham gia Câu lạc bộ sức khoẻ ngoài trời cho thấy, sức khỏe NCT đã cải thiện nhiều so với trước can thiệp và so với nhóm chứng với HQCT = 96,4% (khỏe mạnh), HQCT = 72,3% (tinh thần thoải mái dễ chịu). Nghiên của Trần Ngọc Tụ cũng cho kết quả tương tự, trạng thái sức khỏe chung của người cao tuổi đều tốt lên (chiếm tỷ lệ 92,3%). Như vậy, tham gia Câu lạc bộ sức khoẻ ngồi trời khơng những đã mang lại hiệu quả về mặt thể chất mà c n là một môi trường tốt để người cao tuổi giao lưu, sinh hoạt, giảm bớt căng thẳng, buồn chán nảy sinh trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu nghiên cứu nhu cầu, đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và thử nghiệm mô hình can thiệp cộng đồng tại huyện đông anh, hà nội (Trang 128 - 130)