Cỡ mẫu và chọn mẫu cho nghiên cứu mô tả cắt ngang a Cỡ mẫu nghiên cứu mô tả

Một phần của tài liệu nghiên cứu nhu cầu, đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và thử nghiệm mô hình can thiệp cộng đồng tại huyện đông anh, hà nội (Trang 46 - 48)

- Nhu cầu luyện tập dưỡng sinh, nâng cao SK

2.2.3.1. Cỡ mẫu và chọn mẫu cho nghiên cứu mô tả cắt ngang a Cỡ mẫu nghiên cứu mô tả

a. Cỡ mẫu nghiên cứu mô tả

* Người cao tuổi:

- Cỡ mẫu nghiên cứu định lượng phỏng vấn NCT được tính theo cơng thức: n = Z2(1- α/2) .(1 2 ) d p p  Trong đó:  n: số NCT cần điều tra ở một xã.

 Z(1- α/2) : là hệ số tin cậy = 1,96 với độ tin cậy 95% (ngưỡng xác suất α = 0,05).

 p= 0,4: là tỷ lệ ốm ước tính của NCT trong v ng 2 tuần trước điều tra (do đây là một nghiên cứu về thực trạng sức khoẻ NCT nên cỡ mẫu được ước tính dựa trên tỷ lệ người ốm trong thời gian 2 tuần của NCT). Từ cuộc điều tra tại 8 xã của huyện Đông Anh năm 2011 kết quả chung cho thấy tỷ lệ ốm của NCT trong v ng 2 tuần trước điều tra là 40%.  d: sai số chấp nhận được, ước tính d = 0,06.

Thay số vào cơng thức ta có: n = (1,96)2

206 06 , 0 ) 4 , 0 1 .( 4 , 0  = 255 (người).

Như vậy, cỡ mẫu chung của 4 xã là: 255 người x 4 xã = 1.020 người. Trên thực tế đã tiến hành phỏng vấn 1.025 NCT tại 4 xã nghiên cứu.

- Công cụ nghiên cứu: Phiếu phỏng vấn người cao tuổi.

* Nhân viên y tế ở 4 xã nghiên cứu:

- Đối với TYT xã: chọn tất cả NVYT của 4 xã nghiên cứu, những người trực tiếp tham gia khám chữa bệnh, kê đơn và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trong xã. Cụ thể, TYT xã Liên Hà: 7 NVYT; Uy Nỗ: 7 NVYT; Cổ Loa: 6 NVYT và Thuỵ Lâm: 7 NVYT, tổng số 4 xã có tất cả 27 NVYT.

- Đối với y tế thôn: chọn tất cả các nhân viên y tế tại các thôn của 4 xã nghiên cứu (mỗi thôn chọn 1 NVYT). Cụ thể, xã Liên Hà: 8 NVYT; Uy Nỗ: 8 NVYT; Cổ Loa: 6 NVYT và Thuỵ Lâm: 7 NVYT, tổng số 4 xã có tất cả 29 nhân viên y tế thôn.

- Công cụ nghiên cứu: Phiếu phỏng vấn nhân viên y tế xã về hoạt động chuyên môn và kiến thức CSSK NCT tại cộng đồng.

* Cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã:

- Mỗi xã chọn chủ đích 9 người gồm: Bí thư Đảng ủy xã, chủ tịch UBND xã, chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc xã, chủ tịch Hội Cựu chiến binh, chủ tịch Hội Nông dân, chủ tịch Hội NCT, Hội trưởng Hội phụ nữ, Trưởng Ban Thơng tin - Văn hóa và Trưởng Trạm y tế xã (4 xã x 9 người = 36 người).

- Công cụ nghiên cứu: Phiếu phỏng vấn cán bộ Đảng, chính quyền, ban, ngành đồn thể xã, thị trấn về CSSK NCT.

* Người chăm sóc chính của người cao tuổi:

- Là thành viên trong gia đình có người cao tuổi và là người sử dụng thời gian nhiều nhất trong chăm sóc cho NCT. Người chăm sóc chính sẽ do chính NCT tự xác định sau khi có hướng dẫn của nghiên cứu viên. Đối với những NCT vẫn c n đang chung sống cùng vợ hoặc chồng thì người chăm sóc chính có thể là chính NCT. Trường hợp NCT sống một mình, những người đến chăm sóc cho NCT từ 1 - 2 lần/ngày cũng được coi là người chăm sóc chính.

- Số lượng: cứ 1 đối tượng là NCT chọn 1 người chăm sóc chính. Tổng số người chăm sóc chính của NCT trong nghiên cứu này là 971 người.

- Công cụ nghiên cứu: phiếu điều tra sự quan tâm CSSK NCT của gia đình.

b. Chọn mẫu

Do đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp với can thiệp cộng đồng có đối chứng nên việc quyết định số lượng các xã lựa chọn trong nghiên cứu sẽ phải dựa vào cỡ mẫu tính tốn của cả nghiên cứu mơ tả và nghiên cứu can thiệp. Địa

bàn huyện Đơng Anh được chia làm hai nhóm trung tâm và xa trung tâm nên việc lựa chọn xã cũng cần phải xem xét đến yếu tố địa lý này. Với nguyên tắc của can thiệp cộng đồng thì các hoạt động can thiệp (quản lý, truyền thơng, giáo dục sức khoẻ, luyện tập dưỡng sinh, thể dục thể thao...) phải được triển khai trên toàn bộ cộng đồng nghiên cứu được chọn mà không thể triển khai trên từng đối tượng nghiên cứu, trong khi nguồn lực lại hạn chế (cả về nhân lực, thời gian, kinh phí) vì đây là nghiên cứu can thiệp theo dõi dọc nên nghiên cứu chỉ có thể triển khai các hoạt động can thiệp ở 2 xã. Tuy nhiên, do đặc thù của địa bàn nghiên cứu là có xã trung tâm và xa trung tâm, có yếu tố địa lý và cơ cấu kinh tế khác nhau nên nghiên cứu lựa chọn 1 xã trung tâm và 1 xã xa trung tâm vào nhóm can thiệp (tương ứng sẽ có 1 xã trung tâm và 1 xã xa trung tâm để đối chứng). Như vậy, tổng số có 4 xã sẽ được lựa chọn vào nghiên cứu. Vì vậy, kết quả nghiên cứu chỉ có thể phản ánh được kết quả thử nghiệm can thiệp trong 4 xã nghiên cứu (2 xã can thiệp, 2 xã đối chứng) mà khơng mang tính đại diện cho tồn huyện.

Toàn bộ các xã của huyện Đơng Anh đã được xếp làm 2 nhóm: trung tâm và xa trung tâm. Đối với mỗi nhóm, lựa chọn 2 xã bằng phương pháp ngẫu nhiên đơn và chọn người cao tuổi bằng phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. Kết quả đã chọn được 2 xã có điều kiện kinh tế-xã hội tương đồng:

- Cặp xã trung tâm: xã Uy Nỗ và xã Cổ Loa.

- Cặp xã xa trung tâm: xã Liên Hà và xã Thuỵ Lâm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu nhu cầu, đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và thử nghiệm mô hình can thiệp cộng đồng tại huyện đông anh, hà nội (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)