Tính đặc thù trong hoạt động Marketing nhóm thuốc Vitamin và thuốc bổ

Một phần của tài liệu Khảo sát các chính sách và chiến lược marketing nhóm thuốc vitamin và thuốc bổ (Trang 74)

> Các đặc điểm liên quan đến nhóm thuốc Vitamin và thuốc bổ:

Bảng 3.20. Các đặc điểm liên quan đến nhóm thuốc Vitamin và thuốc bổ

Đặc điểm Nội dung

Chỉ định

- Những đối tượng có nguy cơ thiếu hụt Vitamin: + Trẻ sơ sinh cần Vitamin K.

+ Phụ nữ có thai và cho con bú cần acid Folic, Calci, sắt. + Người ăn chay và con họ cần thêm Vitamin BI.

+ Người già và ngưòi ăn thiếu calo cần bổ sung Multivitamin.

- Một số trường hợp chỉ định Vitamin không liên quan đến tác dụng sinh lý của chúng và thường ở liều rất cao.

- Các đối tượng cần thiết sử dụng thuốc bổ:

+ Phụ nữ mang thai ốm nghén, không ăn uống đủ dinh dưỡng. + Người già yếu.

+ Trẻ em suy dinh dưỡng.

+ Người mắc các bệnh cấp tính nặng hoặc bệnh mãn tính lâu ngày.

Thuốc - ít tác dụng phụ nếu dùng đúng liều, một số thuốc gần như vô hại.

Tâm lý bệnh nhân khi dùng thuốc

- Tâm lý của người dân muốn bồi bổ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe. - Tâm lý muốn hồi phục nhanh của người bệnh.

- Nhiều người coi Vitamin là thuốc bổ và dùng không giới hạn. - Tâm lý dùng thuốc bổ như những thuốc vô hại.

Quy chế

quản lý

- Đa số là các thuốc O.T.C, được bán tự do không cần đơn của bác sĩ.

Thị trường - Rộng lớn, toàn dân

Bác sĩ

- Nhiều Bác sĩ có xu hướng kê đơn thật nhiều loại thuốc bổ cho bệnh nhân

trong cùng một đơn thuốc, hoặc kê đơn những thuốc bổ không thực sự cần thiết, hay kê đơn những biệt dược thuốc bổ đắt tiền, một mặt để bổ cho bệnh nhân, mặt khác nhằm thu được chi phí “hoa hồng” lớn từ các công ty. Dược sĩ

- Bán tự do

- Xu hướng chạy theo khuyến mại và thúc đẩy bệnh nhân mua thuốc với số lượng nhiều đôi khi không cần thiết.

Khách hàng - Rộng, số lượng đông Phân khúc

khách hàng rộng

- Gồm nhiều phân khúc khách hàng với mức thu nhập cao thấp khác nhau, do

đó đáp ứng khác nhau khả năng chi trả cho các mức giá cao, thấp, trung

bình cùng một loại Vitamin và thuốc bổ nhưng có nguồn gốc từ các công ty

khác nhau trong cùng một nước hoặc từ các công ty của các nước khác

nhau.

Quan hệ

DPP

- Chưa chặt chẽ: bệnh nhân là những người chịu những áp lực kê đơn từ bác sĩ, đồng thời chịu sự thúc đẩy mua thuốc của dược sĩ bán thuốc.. .do đó dẫn

đến tình trạng lạm dụng trong việc dùng thuốc bổ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế của bênh nhân.

> Với những đặc điểm riêng biệt trên, hoạt động Marketing đối với nhóm thuốc Vitamin và thuốc bổ giai đoạn từ năm 2002-2006 cũng mang các đặc thù sau:

*t* Chiến lược sản phẩm “nhái” được áp dụng rất nhiều. Nguyên nhân:

- Nhằm thu lợi nhuận (vì một điều dễ nhận thấy là các công ty chỉ tạo ra sản phẩm “bắt chước” theo những mặt hàng bán chạy).

- Một nguyên nhân khác thuộc về các hãng sản xuất trong nước: họ không có mặt hàng mới. Đầu tư nghiên cứu một mặt hàng mới rất tốn kém thời gian, tiền bạc, lại đòi hỏi năng lực cao. Để duy trì hoạt động, họ phải tìm kiếm mặt hàng nào bán chạy và làm “nhái” theo.

- Các công ty lợi dụng trình độ hiểu biết về thuốc còn hạn chế của đại bộ phận nhân dân và sự chưa chặt chẽ trong các quy định của pháp luật về Bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hóa.

- Số hoạt chất của nhóm thuốc này không nhiều. - Tâm lý của người dân:

• Muốn mua thuốc đã có tiếng trên thị trường và nhiều người sử dụng.

• Chuộng thuốc ngoại nhưng lại không muốn hoặc không có khả năng chi trả quá cao cho việc mua thuốc vì thu nhập còn thấp.

❖ Chiến lược đẩy thành công qua các nhà thuốc.

❖ Có thể dùng Marketing "đen” để tác động vào bác sĩ. Đây là cách thức mà các công ty TNHH Dược phẩm trong nước thường làm, đặc biệt với các thuốc bổ gan, bổ máu, bổ thần kinh, cung cấp Calci cho trẻ em...có nguồn gốc từ Ấn Độ, Hàn Quốc, chi phí “hoa hồng” cho bác sĩ có thể lên tới 40%-50% trên doanh số bán.

*1* Nhiều sản phẩm được đặt giá cao gấp nhiều lần so với giá trị thật của thuốc do chi phí lớn cho hoạt động Marketing “đen”.

❖ Các công ty đầu tư mạnh cho hoạt động quảng cáo sản phẩm, đặc biệt là quảng cáo trên truyền hình.

PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ

Một phần của tài liệu Khảo sát các chính sách và chiến lược marketing nhóm thuốc vitamin và thuốc bổ (Trang 74)