CHƢƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.3.4. Ảnh hưởng của vách rừng tới khả năng phục hồi rừng
Sau khi xác định được khu vực cần điều tra tiến hành đánh dấu các khu vực có liên quan tới phát tán hạt giống xung quanh khu vực nghiên cứu. Các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn khu vực đánh giá ảnh hưởng vách rừng được lập xung quanh OTC nghiên cứu về khả năng tái sinh rừng.
Xác định khoảng cách từ OTC tới các khu vực đo đếm. Lập tuyến đo đếm. Tiến hành đo chiều cao một số cây điển hình đại diện cho khu vực cần điều tra trên cơ sở đó tính ra trị số bình quân để suy ra được khoảng cách tối thiểu.
Các loài cây được đo đếm gồm những cây đã có khả năng ra hoa ra quả, lấy đường kính trung bình các cây này từ D1.3 từ 20cm trở lên, vì đây là các cây đã có khả năng ra hoa quả Nguyễn Văn Thêm (2006) [13]
Khi tiến hành đo đếm các lồi cây tiến hành theo trình tự:
Xác định tên lồi cây gồm tên Việt Nam, tên Địa phương (dựa vào cung cấp của người dân đi cùng).
Đo đường kính từng cây bằng thước kẹp kính, chiều cao của cây bằng thước sào, khoảng cách sử dụng thước dây có chiều dài 50m.
Đo toạ độ, đai cao bằng GPS 60CSx, để tránh đo nhiều lần và những cây quá gần nhau, cứ khoảng cách 30m mới đo toạ độ 1 lần, đối với những loài cây đặc biệt (cây có giá trị làm thức ăn cho vượn cao vít, cây có khả năng phát tán mạnh, cây ở chân vách đá, đỉnh giông...) vẫn đo toa độ.
Đặc điểm vật hậu ghi theo diễn biến của các pha vật hậu thể hiện trong thời điểm đo đếm.
Các cây sau khi đo đếm đầy đủ các thơng số (tên lồi, D1.3, Hvn, toạ độ nếu phải đo, khoảng cách, vật hậu), dựa vào khoảng cách, vị trí tiến hành vẽ sơ đồ khu vực điều tra, đo đếm được của từng cây.
Các số liệu đo đếm được của từng cây được ghi vào mẫu bảng (Phần phụ lục)