Khí hậu thuỷ văn

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng tái sinh và một số biện pháp lâm sinh nhằm phục hồi rừng sau canh tác tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh vượn cao vít, tại huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 32 - 33)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Đặc điểm cơ bản của khu vực nghiên cứu

1.3.1.3. Khí hậu thuỷ văn

Khu vực hai xã Ngọc Khê, Ngọc Cơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng như: Nhiệt độ không khí bình qn trong năm là 19,80C. Mùa lạnh thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Trong đó từ tháng 12 đến tháng 2, nhiệt độ trung bình thấp hơn 150C. Trong đó tháng 1 nhiệt độ trung bình la 11.60 C nhiệt độ thấp nhất trong năm qua là - 30C. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9 nhiệt độ trung bình 26.20

C. Lượng mưa trung bình năm là 1.665,5 mm. Mưa tập trung vào các tháng 6, 7, 8 hàng năm và thường gây lũ dọc hai bờ sông Quây Sơn làm ngập lúa và sạt lở hai bên bờ sông. Độ ẩm 81 %.

Gió: Mùa hè có gió Nam và Đơng Nam. Mùa Đơng có gió mùa Đơng Bắc thường bắt đầu từ cuối tháng 9 đến tháng 3 năm sau là loại gió lạnh thường kèm theo mưa nên có nhiều đợt rét đậm, rét hại. Ngồi ra còn xảy ra băng giá, sương muối, mưa đá...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Hệ thống thủy văn gồm hai nhánh sơng chính của sơng Quây Sơn bắt nguồn từ Trung Quốc chảy theo hai hướng từ Ngọc Côn qua Ngọc Khê và qua Phong Nậm. Bắt đầu từ Đông Si - Nà Dào - Tẩu Bản - Pác Ngà - Bó Hay (xã Ngọc Cơn) với chiều dai 18km rộng trung bình 9m. Nhánh thứ hai chảy qua Đà Bè - Nà Hau - Nà Chang - Giộc Rùng (xã Phong Nậm) rồi chảy về xã Ngọc Khê qua Giộc Sung - Pác Thay - Đỏng Dọa với chiều dài 14m rộng trung bình 8m. Hai nhánh này chảy qua ba xã và bao quanh KBT rồi gặp nhau tại Giàng Nốc. Ngồi ra khu vực các xã cịn có nhiều ao, hồ đặc biệt xã Ngọc Cơn cịn có hồ Bó Yươi (Bản Mài) rộng khoảng 2ha cung cấp một lượng lớn tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp của 2 xóm Mìa và Nhom (xã Ngọc Khê).

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng tái sinh và một số biện pháp lâm sinh nhằm phục hồi rừng sau canh tác tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh vượn cao vít, tại huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)