8. Cấu trúc của luận văn
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo sự tác động và huy động các chủ thể cùng
gia vào tổ chức HĐPT
Khi tổ chức hoạt động điều cơ bản là phải huy động được các lực lượng tham gia một cách tích cực, cần tạo nên sức mạnh tổng hợp từ các đoàn viên, sinh viên. Trong việc tổ chức hoạt động cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên có nhiều chủ thể và lực lượng giáo dục tham gia tổ chức: Cán bộ đồn, phịng ban chức năng, giảng viên… Nhưng lực lượng quan trọng là chủ thể tích cực của chính bản thân sinh viên, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lớp, chi đoàn, các cá nhân có năng lực nổi bật trong tập thể lớp. Các em không chỉ là chủ thể tham gia mà đóng vai trị của người tổ chức hoạt động.
Do vậy, để tổ chức tốt các hoạt động đồng thời phải huy động được các lực lượng tham gia, phát huy được tính tích cực của sinh viên thì nhà tổ chức mới giúp sinh viên định hướng mục tiêu, nội dung, cách thức hoạt động, nhà tổ chức phải thực sự có niềm tin ở sinh viên, tin vào khả năng làm việc và hồn thành cơng việc ở các em, tôn trọng họ, tạo ra được quan hệ phù hợp giữa sinh viên với giảng viên. Quan hệ giữa thầy, cô giáo và sinh viên là quan hệ hợp tác, cộng đồng trách nhiệm cùng giải quyết vấn đề chung.
Khi huy động các lực lượng tham gia cần phát huy tính tình nguyện tham gia của các lực lượng. Tình nguyện là bản chất, nơi dung của hoạt động, là cơ sở duy trì phát triển hoạt động. Nội dung tuyên truyền phải kích thích, phát huy được tính tình nguyện, xung phong và khả năng đang tiềm ẩn trong thanh niên. Việc quản lý đồn viên thanh niên phải có cơ chế linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng, từng nội dung hoạt động đảm bảo duy trì tốt phong trào, vừa đảm bảo tâm lý phấn khởi của đoàn viên, thanh niên trong việc tham gia phong trào.