Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên của

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục của đoàn tncs hồ chí minh trường đại học sư phạm - đại học thái nguyên (Trang 64)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên của

2.4.1. Quản lý xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho sinh viên của Đoàn TNCS HCM Trường ĐHSP - ĐHTN TNCS HCM Trường ĐHSP - ĐHTN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Xây dựng kế hoạch, chính là sắp xếp một cách hợp lí, khoa học những cơng việc cụ thể nào đó cần phải thực hiện trong một thời gian nhất định với những con người vật chất cụ thể kèm theo. Kế hoạch giáo dục đạo đức cho sinh viên, đó là trình tự những nội dung hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động được bố trí xắp xếp theo thứ tự thời gian của năm học. Kế hoạch rất cần trong hoạt động, nó làm cho cơng tác của nhà giáo dục có sự định hướng rõ ràng và có mục đích, mục tiêu cân nhắc cụ thể. Kế hoạch sẽ giúp nhà giáo dục không bị lôi cuốn vào những công việc vụn vặt, làm cho nhà quản lí chủ động hơn, tự tin hơn trong cơng tác của mình. Lập kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên phải nắm chắc ba vấn đề quan trọng là “làm cái gì ”, “làm như thế nào?”, “ai làm ?” để thực hiện được mục tiêu giáo dục đã đề ra. Để tìm hiểu về việc lập kế hoạch mà Đoàn TNCS HCM Nhà trường thực hiện, chúng tôi phỏng vấn trực tiếp đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà - Phó bí thư đồn Trường: “Đồng chí cho biết

kế hoạch của đoàn Trường xây dựng với nội dung giáo dục đạo đức cho sinh viên trong thời gian qua được thể hiện như thế nào?”; trả lời: Tôi nhận thấy các kế hoạch GDĐĐ cho sinh viên mới chỉ được chú ý đến trong các kế hoạch dài hơi, và thường lồng ghép trong chương trình kỷ niệm các ngày hội, ngày lễ lớn hoặc các đợt thi đua chào mừng của Nhà trường. Những kế hoạch cụ thể mang tính chất tức thời, kế hoạch liên tịch giữa các lực lượng giáo dục vẫn chưa được phát huy cao độ mà những kế hoạch này lại chủ yếu do bộ phận chức năng chun trách đảm nhiệm, vì vậy tính thống nhất cịn chưa cao, đơi khi có hiện t- ượng chồng chéo lên nhau giữa các tổ chức trong Nhà trường.

Trên thực tế, việc xây dựng kế hoạch của Ban Chấp hành đoàn Trường được xây dựng cho cả một năm học, mỗi tháng gắn với một chủ đề theo kế hoạch năm học của Đoàn cấp trên và theo kế hoạch của Nhà trường. Việc xây dựng kế hoạch này có sự lồng ghép những nội dung giáo dục cho sinh viên trong từng hoạt động mà đoàn Trường đã đề ra nhằm đạt hiệu quả tối đa cho mỗi hoạt động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sau khi xây dựng kế hoạch hoạt động xong, BTV Đoàn trường báo cáo Đảng ủy, BGH xem xét, góp ý, chỉnh sửa, sau khi được sự đồng ý của Đảng ủy, BGH Nhà trường, kế hoạch hoạt động năm học của Đoàn thanh niên Nhà trường đã trở thành cở sở pháp lý để Đoàn thanh niên tiến hành tổ chức thực hiện trong toàn Trường.

Ngoài kế hoạch năm học Ban Chấp hành đoàn Trường đã xây dựng và triển khai cho cả năm học thì các Liên chi đồn có thể xây dựng kế hoạch theo từng học kỳ hoặc kế hoạch phát sinh trong từng tháng và báo cáo đoàn Trường, sau khi được sự đồng ý của BTV Đoàn Trường, kế hoạch hoạt động của các Liên chi đoàn mới được tổ chức thực hiện.

Để tìm hiểu các loại kế hoạch mà Nhà trường thực hiện trong việc GDĐĐ cho sinh viên, chúng tôi điều tra với 50 CBQL trực tiếp phụ trách sinh viên ở các Khoa và đội ngũ cán bộ Đoàn cấp Liên chi đồn, BCH đồn trường: “Đồng chí hãy đánh giá về việc quản lý xây dựng kế hoạch giáo dục cho SV của Đoàn thanh niên nhà trường trong 2 năm học vừa qua”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.5. Quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho SV ở Trƣờng ĐHSP - ĐHTN Các loại kế hoạch Mức độ (%) Yếu Tốt (3 điểm) Khá (2 điểm) Trung bình (1 điểm)

Quản lý việc xây dựng kế hoạch cho

cả năm học 80,5 14,5 7,6 0

Quản lý việc tổ chức thực hiện

HĐGDNGLL của đội ngũ GVCN 87,9 12,1 2,9 0

Quản lí việc Phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: các Phòng ban chức năng, BCN các khoa, đơn vị kết nghĩa, huyện Đoàn, Tỉnh đoàn các tổ chức xã hội

41,1 22,5 36,4 2,1

Quản lý kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động Đoàn cho đội ngũ cán bộ Đoàn

68.8 19,3 11,9 2,6

Quản lý việc tăng cường CSVC, trang thiết bị, kinh phí phục vụ cho HĐGDĐĐ cho SV

78.7 13.6 7.7 0

Như vậy theo đánh giá của CBQL và cán bộ Đồn cấp Liên chi thì việc quản lý kế hoạch hoạt động giáo dục cho SV cơ bản đạt mức độ tốt, tuy nhiên vẫn cịn những kế hoạch tính khả thi và sự phù hợp chưa cao như kế hoạch về việc phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài Nhà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trường, kế hoạch tập huấn bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động Đoàn cho đội ngũ cán bộ Đoàn.

2.4.2. Quản lý triển khai thực hiện các hoạt động

Chương trình hoạt động được triển khai thông qua cuộc Ban Chấp hành mở rộng để triển khai trong tồn BCH và các bí thư Liên chi đồn. Bí thư Liên chi đồn có trách nhiệm triển khai tới các chi đồn trong liên chi mình, đồng thời lấy đó làm cơ sở để xây dựng kế hoạch cụ thể cho Liên chi đoàn trong năm học sao cho phù hợp và tránh chồng chéo các hoạt động cho sinh viên.

Ban Thường vụ có trách nhiệm đơn đốc các Liên chi đoàn và phụ trách các chương trình hoạt động đã được xây dựng và triển khai trong năm học.

Chúng tơi lấy ví dụ kế hoạch cụ thể năm học 2012 - 2013 của BCH Đoàn TNCS HCM Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN xây dựng và triển khai thực hiện trong năm học (Xem phụ lục 4).

Thông thường Ngay từ đầu các năm học, đoàn Trường đã tổ chức cho 100% đoàn viên thanh niên học nội quy của Nhà trường, xây dựng và ban hành các quy chế, tiêu chuẩn thi đua cho các chi đoàn, cho từng đoàn viên thanh niên. Tổ chức ký cam kết thực hiện nội dung thi đua ở các chi đoàn. Phát động các phong trào thi đua nâng cao chất lượng dạy và học, tổ chức cho các chi đoàn đăng ký “Tập thể vì ngày mai lập nghiệp”, “Tập thể sinh viên tiên tiến”, các hoạt động hưởng ứng cuộc vận động “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các hoạt động từ thiện cũng được đồn Trường quan tâm tổ chức và được đơng đảo SV tham gia như: mua xổ số ủng hộ quỹ vì người nghèo, qun góp quần áo, sách vở, đồ dùng học tập tặng bạn học sinh nghèo các huyện vùng cao.

Tiếp tục triển khai các cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm

theo lời Bác”, “5 xung kích phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ tổ quốc”, “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ban chấp hành Đồn Trường thường xun nắm bắt tình hình, tư tưởng của đồn viên thanh niên thơng qua đội ngũ bí thư, lớp trưởng các chi đoàn. Thường xuyên phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong Nhà trường và các ban ngành trên địa bàn để giải quyết những vụ việc liên quan tới vi phạm ĐĐ của SV.

Duy trì thường xuyên các hoạt động “Ngày thứ bẩy tình nguyện”, “Ngày

chủ nhật xanh” gắn với các hoạt động tại chỗ, đẩy mạnh các hoạt động “Về cội nguồn” bằng những chương trình dâng hương tượng đài chủ tich Hồ Chí Minh

và thăm viếng nghĩa trang liệt sỹ, ủng hộ quỹ chất độc mầu da cam và thăm hỏi các gia đình liệt sỹ. Nổi bật trong các hoạt động triển khai của đoàn Trường là việc thường xuyên phối hợp với các ban ngành có liên quan triển khai tổ chức các hoạt động tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội trong như phòng chống ma tuý, HIV/AIDS, tuyên truyền về an toàn giao thông… Đây cũng là những hoạt động mang lại ý nghĩa to lớn trong xã hội hiện nay, tác động trực tiếp đến SV nhất là trong tình trạng tai nạn giao thơng ngày càng có xu hướng gia tăng và tỷ lệ trong độ tuổi thanh niên. Rất nhiều đoàn viên thanh niên cũng nhận thức được tầm quan trọng của các hoạt động trên nên chủ động tích cực tham gia.

Hoạt động tổ chức không thường xuyên là hoạt động sinh hoạt các câu lạc bộ, đội, nhóm như “Câu lạc bộ u thích khoa học” Các câu lạc bộ đã được thành lập thực sự chưa được quan tâm nên mức độ sinh hoạt và tổ chức các hoạt động chưa có nên hiệu quả chưa cao. Do đó, đa số các ý kiến đều cho rằng: Việc thành lập và duy trì hoạt động của các câu lạc bộ là rất có ý nghĩa, đặc biệt là có tác dụng GDĐĐ cho SV nhưng nội dung và hình thức hoạt động vẫn chưa hấp dẫn và thu hút các em.

Như vậy, những số liệu trên cho thấy các hoạt động GDĐĐ của đoàn Trường được quan tâm triển khai thông qua các hoạt động bề nổi như văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội…, các hoạt động này thu hút được đông đảo SV tham gia. Các hoạt động được đánh giá là được tổ chức không thường xuyên là các hoạt động gắn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

với chuyên môn, gắn với công việc học tập và đi vào chiều sâu kiến thức như sinh hoạt câu lạc bộ sở thích, chuyên đề. Thực tế này xuất phát từ nguyên nhân do Ban Chấp hành đồn Trường chưa có biện pháp phối hợp chặt chẽ giữa các thầy cô giáo giảng dạy các bộ môn chuyên ngành với nắm bắt nhu cầu, sở thích, nguyện vọng của SV để tham mưu triển khai thành lập các câu lạc bộ sinh hoạt ngoại khoá phù hợp.

Để làm rõ hơn những nhận định trên, chúng tôi tiến hành tổng hợp ý kiến trả lời của SV với câu hỏi:“Bạn hãy kể tên những hoạt động mang ý nghĩa

GDĐĐ mà đoàn Trường thường xuyên tổ chức”?. Đại đa số các em được hỏi trả lời rằng: “Các hoạt động thi đấu thể thao, giao lưu, hội diễn văn nghệ, tuyên truyền về an tồn giao thơng được Đoàn trường tổ chức thường xuyên trong năm vì các hoạt động này cho phép cùng một lúc nhiều SV có thể tham gia và các hoạt động đó cũng phù hợp với với sở thích, nhu cầu của thanh niên hiện nay, trong đó đồng thời việc kết hợp tuyên truyền, GDĐĐ cho sinh viên”.

Giáo viên và cán bộ Đoàn trong các Trường về cơ bản cũng thống nhất với cách trả lời của sinh viên, họ cho rằng: “Trong những năm gần đây nhiều hoạt động GDĐĐ được tổ chức nhưng chủ yếu là thông qua các hoạt động bề nổi như văn nghệ, thể dục thể thao, còn các hoạt động gắn với chun mơn cịn chưa thực sự được quan tâm”.

Từ thực tế trên, chúng tôi nhận thấy rằng cần phải có sự điều chỉnh về nội dung của mỗi hoạt động cũng như mở rộng hơn nữa các hoạt động mang tính chiều sâu bổ trợ cho việc học tập của sinh viên như vậy mới góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ và giáo dục đào tạo của Nhà trường. Đây cũng là nguyện vọng chung của nhiều SV, vì xét về thực tế, mặc dù các hoạt động phong trào bề nổi là dễ tham gia, thu hút nhiều SV, nhưng không phải SV nào cũng có năng khiếu, sở thích chung đó, bên cạnh đó cũng rất nhiều bạn có xu hướng và nhu cầu hoạt động khác hay tham gia sinh hoạt trong các câu lạc bộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chúng em rất hạn chế. Vì thế, chúng em rất ngại khi phải tham gia các hoạt động trên do đoàn Trường triển khai tổ chức. Theo chúng em, đồn Trường có thể vận dụng các trị chơi, các cuộc thi trên truyền hình để lồng ghép các nội dung liên quan tới chuyên môn kiến thức, và các nội dung GDĐĐ cho SV để chúng em có cơ hội tham gia”.

2.4.3. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên của Đoàn TNCS HCM Trường ĐHSP - ĐHTN sinh viên của Đoàn TNCS HCM Trường ĐHSP - ĐHTN

Dưới góc độ quản lý, người Hiệu trưởng phải thực hiện chức năng kiểm tra hoạt động của Đoàn thanh niên Nhà trường, Bí thư đồn Trường kiểm tra việc thực hiện của các Liên chi đoàn, các chi đoàn. Khi thực hiện chức năng kiểm tra Hiệu trưởng, bí thư Đồn Trường cần phải thực hiện đầy đủ các hình thức kiểm tra khác nhau như: kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ kết hợp với kiểm tra thường xuyên để thu thập được các thông tin một cách kịp thời và chính xác và khách quan về các hoạt động giáo dục đạo đức diễn ra ở Trường, ở các Liên chi đoàn, các chi đoàn như thế nào? vai trị của cán bộ Đồn trong hoạt động này ra sao? hình thức, nội dung, thời gian thực hiện có đúng theo quy định không? tỷ lệ SV tham gia là bao nhiêu? việc tổ chức điều khiển của đội ngũ cán bộ Đoàn như thế nào? phong trào tự quản ra sao? Việc tổ chức có phát huy được tính tích cực, chủ động của SV hay khơng hay vẫn mang tính áp đặt của cấp trên và diễn ra một chiều...

ĐĐ chính là những những phẩm chất nhân cách của con người, phản ánh ý thức, tình cảm, ý chí, hành vi, thói quen và cách ứng xử của họ trong các mối quan hệ giữa con người - tự nhiên, với xã hội, giữa bản thân họ với người khác và với chính bản thân mình. Chính vì vậy mà ĐĐ rất khó đo, khó đánh giá ĐĐ, đánh giá kết quả rèn luyện và xếp loại ĐĐ một cách chính xác. Do đó, để thực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hiện cơng việc khó khăn phức tạp này phải trải qua một quá trình theo dõi, nắm bắt và thu thập nhiều kênh thông tin khác nhau.

Để có những thơng tin chính xác, chúng tôi tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra với 30 GV và CBQL; Ngồi ra cịn gặp gỡ, thăm dò, xin ý kiến với nhiều đối tượng liên quan đến SV. Kết quả thể hiện ở bảng dưới đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.6: Đánh giá về thực trạng ĐĐ của SV Trƣờng ĐHSP - ĐHTN

STT Nội dung ý kiến Số ý kiến Tỷ lệ (%)

1 Biểu hiện tốt nhiều hơn xấu 14 46,7

2 Đan xen giữa tốt và xấu 09 30,0

3 Xấu nhiều hơn tốt 04 13,3

4 Đạo đức của SV xuống cấp 03 10,0

46.7

30 13.3

10

Biểu hiện tốt nhiều hơn xấu Đan xen giữa tốt và xấu

Xấu nhiều hơn tốt Đạo đức của SV xuống cấp

Hình 2.1. Biểu đồ đánh giá thực trạng ĐĐ của SV trƣờng ĐHSP -ĐHTN

Đánh giá: Nhìn vào bảng 2.6 cho thấy: Có 14 ý kiến (chiếm 46,7 %) cho

rằng ĐĐ của SV hiện nay có nhiều biểu hiện tốt hơn những biểu hiện xấu, có 09 ý kiến (chiếm 30,0%) nhận định rằng trong tập thể SV hiện nay, các biểu hiện tốt, xấu về ĐĐ có sự đan xen nhau, có 04 ý kiến (chiếm 13,3%) cho rằng trong tập thể SV hiện nay các biểu hiện tốt về ĐĐ ít hơn biểu hiện xấu và có 03 ý kiến (chiếm 10,0%) cho rằng ĐĐ của SV hiện nay xuống cấp nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục của đoàn tncs hồ chí minh trường đại học sư phạm - đại học thái nguyên (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)