Biện pháp, biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục của đoàn tncs hồ chí minh trường đại học sư phạm - đại học thái nguyên (Trang 30)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài

1.2.3. Biện pháp, biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức

1.2.3.1. Biện pháp

Theo Từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên): "Biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành"[32].

Trong cuốn "Từ điển tiếng Việt tường giải và liên tưởng", tác giả Nguyễn Văn Đạm cho rằng: "Biện pháp là cách làm, cách hành động, đối phó để đi tới một mục đích nhất định".

Trong Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê (chủ biên) đưa ra khái niệm "Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể"[25,tr.64].

Như vậy, nghĩa chung nhất của biện pháp là cách làm để thực hiện một cơng việc nào đó nhằm đạt mục đích đề ra. Biện pháp ở đây chủ yếu nhấn

mạnh đến cách làm, cách hành động cụ thể.

1.2.3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức

Trên cơ sở từ những cách hiểu về quản lý giáo dục và giáo dục đạo đức theo chúng tôi: Quản lý giáo dục đạo đức là một quá trình hoạt động tạo ra sự thống nhất các lực lượng hướng tới việc làm cho tất cả mọi người trong xã hội có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, tính cấp thiết của cơng tác giáo dục đạo đức trong xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

GDĐĐ có những đặc điểm chung của phạm trù QLGD nhưng không đồng nhất với nó. Đây là một mặt của QLGD tổng thể. Vì vậy, GDĐĐ cũng có những chức năng của quản lý nhà trường. Tuy nhiên, GDĐĐ là một quá trình xã hội hóa phức tạp, khác với quá trình dạy học nên nó cũng có những đặc trưng riêng.

Theo PGS. TS Hà Nhật Thăng, trong báo cáo khoa học “Tính giao thoa của các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục, phát triển nhân cách trong thời đại hiện nay - cơ sở phương pháp luận của NCKHGD và hoạt động thực tiễn giáo dục” (Tạp chí khoa học giáo dục, 63, 2010) thì bản chất của hoạt động giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống cho mọi người đặc biệt là cho thế hệ trẻ là thiết lập quan hệ tác động của các chủ thể tham gia vào quá trình hoạt động GDĐĐ.

Từ cách hiểu về biện pháp và quản lý giáo dục đạo đức, theo chúng tôi:

Biện pháp quản lý GDĐĐ là những cách thức tác động của chủ thể quản lý nhằm chuyển hóa ở khách thể quản lý một cách tích cực, tự giác các chuẩn mực đạo đức thành nhận thức, tình cảm, niềm tin, thái độ, hành vi và thói quen phù hợp chuẩn mực đạo đức xã hội.

1.2.4. Tổ chức Đồn TNCS Hồ Chí Minh

"Đồn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của Thanh niên Việt Nam, do Đảng CSVN và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện" (Điều lệ Đoàn). Đoàn là một tổ chức thanh niên Cộng sản giữ vai trò nòng cốt trong phong trào thanh niên và học sinh, sinh viên.

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là thành viên trong hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Đối với Đảng: Đoàn là đội dự bị tin cậy của Đảng, nguồn cung cấp cán bộ theo yêu cầu chính trị của Đảng, Đồn hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đối với Nhà nước: Đoàn là chỗ dựa vững chắc của Nhà nước trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Đoàn phối hợp với các cơ quan nhà nước, các đoàn thể và các tổ chức xã hội chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh, thiếu nhi.

- Đoàn phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Đồn là trường học được hiểu theo nghĩa rộng đó là mơi trường giáo dục, rèn luyện, định hướng giá trị cho thanh niên theo lý tưởng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn. Với chức năng này, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phải thơng qua các nội dung phương thức hoạt động khác nhau, với nhiều loại hình giáo dục khác nhau để đoàn kết tập hợp, giáo dục thanh niên.

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là một thành viên trong hệ thống chính trị có nhiệm vụ tập hợp, tổ chức, giáo dục và rèn luyện đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên. Gắn liền với bề dày truyền thống và thành tích anh hùng 80 năm xây dựng và phát triển, Đoàn Thanh niên không ngừng lớn mạnh và trưởng thành về mọi mặt, đã có những cống hiến liên tục và cụ thể vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, tạo mơi trường góp phần giáo dục và rèn luyện thanh niên.

Trong quá trình phát triển và đổi mới đất nước hiện nay, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã góp phần khẳng định, làm đẹp thêm những giá trị tốt đẹp của các thế hệ thanh niên, cán bộ Đoàn đi trước đã tạo dựng. Đó là giá trị về lịng u nước, về tinh thần tiến cơng cách mạng, về sự trung thành tuyệt đối đối với sự nghiệp, lý tưởng của Đảng, của Bác Hồ. Đồn ln dẫn dắt thanh niên xung kích đảm nhận nhiệm vụ khó, nhiệm vụ mới của cách mạng, vì vậy Đồn cũng từng bước khơi nguồn, vun trồng, định hình rõ hơn những giá trị mà xã hội đòi hỏi ở thanh niên trong điều kiện mới. Đó là sự năng động, sự thích nghi với môi trường hội nhập quốc tế và cạnh tranh đa dạng... Đặc biệt, đó là tư duy mang tính tồn cầu nhưng lại rất coi trọng những việc làm cụ thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

và thiết thực. Trong những năm gần đây các phong trào của Đoàn phát triển mạnh mẽ, nhiều chương trình, phong trào, cuộc vận động do Đồn khởi xướng, tổ chức sát với thực tiễn, phù hợp với tâm lý lứa tuổi thanh niên nên đã được đơng đảo đồn viên thanh niên tham gia; đồng thời nhận được sự quan tâm sâu sắc của các cấp ủy Đảng, chính quyền và xã hội, tạo sức hút và dấu ấn tích cực gây được hiệu ứng rộng lớn trong xã hội: tình nguyện, mùa hè xanh, vì đàn em thân yêu… Vì vậy, các phong trào dễ đi vào cuộc sống và mang lại hiệu quả nhất định. Từ hiệu ứng lan tỏa đó thanh niên đã biết đến và tham gia nhiều vào các hoạt động của Đoàn.

1.3. Một số vấn đề về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên của Đoàn TNCS HCM Trƣờng Đại học Sƣ phạm Đoàn TNCS HCM Trƣờng Đại học Sƣ phạm

1.3.1. Vai trị của tổ chức Đồn TNCSHCM và hoạt động giáo dục của tổ chức Đoàn đối với sinh viên Trường Đại học Sư phạm

Tổ chức Đồn TNCS HCM có vai trị rất quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của sinh viên nói chung và đặc biệt là sinh viên các khối trường Sư phạm nói riêng. Thực hiện chức năng trường học xã hội chủ nghĩa, giáo dục lý tưởng cho thanh niên, là công việc cực kỳ quan trọng mà Đồn phải kiên trì thực hiện. Đặc biệt, với vai trị là tổ chức đại diện cho đồn viên, học sinh, sinh viên, tổ chức Đoàn trong trường học luôn tổ chức và đưa thanh niên tham gia các hoạt động cách mạng bởi giáo dục thông qua hành động là con đường giáo dục có hiệu quả cao nhất.

Thông qua các hoạt động chính trị xã hội, sinh viên có thể hình thành thêm nhiều phẩm chất tâm lý, kỹ năng sống rất cần thiết trong thực tại và trong nghề nghiệp tương lai. Hoạt động của Đồn TNCS HCM cịn tạo điều kiện thuận lợi, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của sinh viên, biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục. Thơng qua các hoạt động giáo dục của Đồn TNCS HCM sinh viên phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của bản thân,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đồng thời sinh viên hình thành được một số năng lực như: Năng lực tổ chức, quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hoạt động chính trị - xã hội, khả năng làm việc độc lập, khả năng làm việc nhóm, khả năng diễn đạt trước đám đơng, khả năng phản xạ nhanh, hình thành quan niệm sống đúng đắn, biết chung sống hoà hợp với thiên nhiên, với xã hội và cộng đồng, biết đấu tranh với những biểu hiện sai trái của bản thân và của người khác… góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho sinh viên đáp ứng với yêu cầu của hoạt động lao động sư phạm trong tương lai.

Cùng với sự chuyển mình của đất nước đổi mới, nắm bắt được nhu cầu nguyện vọng của đoàn viên thanh niên, tổ chức Đồn trong trường học ln tìm cách đổi mới nội dung, phương thức tập hợp thanh niên trong phong trào, hỗ trợ và khuyến khích những trang mạng xã hội có nội dung tốt mang ý nghĩa giáo dục; thay đổi công tác truyền thông, làm bạn với giới trẻ.

Chia sẻ những ước mơ, hoài bão, khát khao vươn lên của thanh niên, 80 năm qua Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nói chung, tổ chức Đoàn trong các trường Đại học nói riêng ln khẳng định vị trí, vai trị là người bạn, người đồng hành cùng tuổi trẻ, tạo ra cơ hội, môi trường thuận lợi để sinh viên thể hiện trách nhiệm của mình với nhà trường, với xã hội, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nhà trường, bảo vệ Tổ quốc, vào các mục tiêu phát triển của xã hội, của cộng đồng bằng khả năng, trí tuệ, sức trẻ của mình trong từng lĩnh vực cụ thể.

1.3.2. Chức năng, nguyên tắc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Sư phạm

1.3.2.1. Chức năng quản lý hoạt động giáo dục cho sinh viên Trường ĐHSP

Với tư cách là một nội dung quản lý hoạt động giáo dục trong trường học, quản lý giáo dục đạo đức thực hiện các chức năng cơ bản sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Chức năng kế hoạch hóa: bất cứ một hoạt động gì liên quan tới tập thể đều phải có một chương trình hoạt động nhất định nhằm đưa chủ thể của chương trình hành động vào kế hoạch với mục tiêu, biện pháp rõ ràng, bước đi cụ thể với các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu. Để làm được điều đó thì những người tổ chức phải nắm bắt tình hình, xác định rõ các mục tiêu cần đạt tới; lập chương trình hoạt động, lựa chọn các phương pháp và biện pháp thực hiện; xác định điều kiện tiến hành và điều chỉnh, hồn thiện kế hoạch, ví dụ như giáo dục đạo đức cho sinh viên trong năm học của ngành, trường, địa phương; xác định điều kiện giáo dục như cơ sở vật chất, tài chính, quỹ thời gian, sự phối hợp với lực lượng giáo dục trong trường và ngoài trường.

- Chức năng tổ chức : là giai đoạn hiện thực hóa những ý tưởng được kế

hoạch đề ra; là sự sắp đặt những công việc một cách khoa học, hợp lý; là sự phối hợp các tác động bộ phận để tạo ra tác động tích hợp mà hiệu quả của nó lớn hơn nhiều so với tổng số các hiệu quả của các tác động thành phần. Giai đoạn này người đứng đầu tổ chức phải thơng báo kế hoạch, chương trình hành động tới từng đối tượng tham gia, để các thành viên tự giác chấp hành kế hoạch và tự nguyện hành động theo kế hoạch. Đồng thời, người quản lý cũng phải chú ý giải thích mục tiêu, yêu cầu của kế hoạch giáo dục đạo đức; thảo luận biện pháp thực hiện kế hoạch; sắp xếp bố trí nhân sự, phân cơng trách nhiệm quản lý, huy động cơ sở vật chất, kinh tế; định rõ tiến trình, tiến độ thực hiện, thời gian bắt đầu, thời hạn kết thúc.

- Chức năng chỉ đạo thực hiện: Là chỉ huy, ra lệnh, khuyến khích

thường xuyên và kịp thời; theo dõi, giám sát, điều chỉnh cho các bộ phận trong tổ chức Đoàn thực hiện những nhiệm vụ để bảo đảm việc giáo dục đạo đức cho sinh viên diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập hợp và phối hợp các lực lượng giáo dục sao cho đạt hiệu quả, đảm bảo mọi hoạt động GDĐĐ cho sinh viên diễn ra có hiệu quả và kỷ cương, trật tự.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Chức năng Kiểm tra, đánh giá: Đây là chức năng xuyên suốt của quá

trình quản lý nhưng thực hiện tập trung cao nhất ở giai đoạn cuối cùng của quá trình. Nội dung kiểm tra gồm: đánh giá tiến độ, tốc độ, nhịp độ của quá trình quản lý GDĐĐ cho sinh viên so với kế hoạch đề ra; xác định chính xác mức độ đạt được so với mục tiêu đã đặt ra; phát hiện những lệch lạc, sai sót cũng như những nguyên nhân của chúng đồng thời phát hiện những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn cần tiếp tục giải quyết; rút ra bài học kinh nghiệm cho việc quản lý GDĐĐ cho sinh viên những giai đoạn tiếp theo.

Kiểm tra định kỳ, thường xuyên, đột xuất, trực tiếp, hoặc gián tiếp để giúp sinh viên hiểu rõ hơn về những hoạt động của mình, khẳng định được mình, từ đó hoạt động tích cực hơn, tự giác hơn, biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu chung của xã hội, của nghề nghiệp.

1.3.2.2. Các nguyên tắc quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường ĐHSP

Trong quản lý giáo dục đạo đức có 4 nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ trong quá trình quản lý và ứng dụng các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường ĐHSP, đó là:

- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống: Theo quản lý giáo dục đạo đức thì

bất kỳ hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng nào đều do một hệ thống các yếu tố tổ hợp lại với nhau để tạo ra chức năng tổng thể. Đặc trưng nối bật của nguyên tắc này là tính mục đích của các yếu tố trong hệ thống phải đồng bộ thì các biện pháp mới đạt được hiệu quả tối ưu.

- Nguyên tắc lấy con người làm gốc: Quản lý xã hội, quản lý giáo dục,

quản lý giáo dục đạo đức có đối tượng quản lý (khách thể quản lý) là con người. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn coi “yếu tố con người là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội”. Trong GDĐĐ nếu sinh viên có nhận thức đúng đắn, có động, có ý thứ tự giác sẽ tạo ra động lực tốt để thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ GDĐĐ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nguyên tắc quản lý động: Tức là chủ thể quản lý phải nắm vững các

biến động và mức độ biến động của các yếu tố quản lý để không ngừng điều chỉnh các khâu, các phương pháp quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung.

- Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả: Mục đích của nhà quản lý là đạt được hiệu quả trong quản lý. Tính hiệu quả trong QL hoạt động GDĐĐ chính là thực hiện tốt mục tiêu quản lý giáo dục đạo đức đã đề ra, đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên, nâng cao chất lượng GDĐĐ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường.

Tuy nhiên, trong thực tiễn quản lý GDĐĐ, việc sử dụng các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác GDĐĐ cịn quyết định bởi chủ thể quản lý sử dụng phương pháp quản lý mang tính khoa học cao hay thấp.

1.3.3. Các nội dung quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên của Đoàn TNCSHCM ở Trƣờng ĐHSP Đoàn TNCSHCM ở Trƣờng ĐHSP

1.3.3.1. Quản lý thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức cho sinh viên

Về bản chất đạo đức là những quy tắc, những chuẩn mực xã hội, được hình thành và phát triển trong cuộc sống, được xã hội thừa nhận và mọi người tự giác thực hiện. Đạo đức là văn hoá của cuộc sống, là biểu hiện của trình độ

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục của đoàn tncs hồ chí minh trường đại học sư phạm - đại học thái nguyên (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)