Một số vấn đề về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục của đoàn tncs hồ chí minh trường đại học sư phạm - đại học thái nguyên (Trang 33)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3. Một số vấn đề về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên

1.3.1. Vai trị của tổ chức Đồn TNCSHCM và hoạt động giáo dục của tổ chức Đoàn đối với sinh viên Trường Đại học Sư phạm

Tổ chức Đồn TNCS HCM có vai trị rất quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của sinh viên nói chung và đặc biệt là sinh viên các khối trường Sư phạm nói riêng. Thực hiện chức năng trường học xã hội chủ nghĩa, giáo dục lý tưởng cho thanh niên, là công việc cực kỳ quan trọng mà Đồn phải kiên trì thực hiện. Đặc biệt, với vai trị là tổ chức đại diện cho đoàn viên, học sinh, sinh viên, tổ chức Đồn trong trường học ln tổ chức và đưa thanh niên tham gia các hoạt động cách mạng bởi giáo dục thông qua hành động là con đường giáo dục có hiệu quả cao nhất.

Thông qua các hoạt động chính trị xã hội, sinh viên có thể hình thành thêm nhiều phẩm chất tâm lý, kỹ năng sống rất cần thiết trong thực tại và trong nghề nghiệp tương lai. Hoạt động của Đồn TNCS HCM cịn tạo điều kiện thuận lợi, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của sinh viên, biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục. Thơng qua các hoạt động giáo dục của Đoàn TNCS HCM sinh viên phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của bản thân,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đồng thời sinh viên hình thành được một số năng lực như: Năng lực tổ chức, quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hoạt động chính trị - xã hội, khả năng làm việc độc lập, khả năng làm việc nhóm, khả năng diễn đạt trước đám đông, khả năng phản xạ nhanh, hình thành quan niệm sống đúng đắn, biết chung sống hoà hợp với thiên nhiên, với xã hội và cộng đồng, biết đấu tranh với những biểu hiện sai trái của bản thân và của người khác… góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho sinh viên đáp ứng với yêu cầu của hoạt động lao động sư phạm trong tương lai.

Cùng với sự chuyển mình của đất nước đổi mới, nắm bắt được nhu cầu nguyện vọng của đoàn viên thanh niên, tổ chức Đồn trong trường học ln tìm cách đổi mới nội dung, phương thức tập hợp thanh niên trong phong trào, hỗ trợ và khuyến khích những trang mạng xã hội có nội dung tốt mang ý nghĩa giáo dục; thay đổi công tác truyền thông, làm bạn với giới trẻ.

Chia sẻ những ước mơ, hoài bão, khát khao vươn lên của thanh niên, 80 năm qua Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nói chung, tổ chức Đoàn trong các trường Đại học nói riêng ln khẳng định vị trí, vai trị là người bạn, người đồng hành cùng tuổi trẻ, tạo ra cơ hội, môi trường thuận lợi để sinh viên thể hiện trách nhiệm của mình với nhà trường, với xã hội, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nhà trường, bảo vệ Tổ quốc, vào các mục tiêu phát triển của xã hội, của cộng đồng bằng khả năng, trí tuệ, sức trẻ của mình trong từng lĩnh vực cụ thể.

1.3.2. Chức năng, nguyên tắc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Sư phạm

1.3.2.1. Chức năng quản lý hoạt động giáo dục cho sinh viên Trường ĐHSP

Với tư cách là một nội dung quản lý hoạt động giáo dục trong trường học, quản lý giáo dục đạo đức thực hiện các chức năng cơ bản sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Chức năng kế hoạch hóa: bất cứ một hoạt động gì liên quan tới tập thể đều phải có một chương trình hoạt động nhất định nhằm đưa chủ thể của chương trình hành động vào kế hoạch với mục tiêu, biện pháp rõ ràng, bước đi cụ thể với các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu. Để làm được điều đó thì những người tổ chức phải nắm bắt tình hình, xác định rõ các mục tiêu cần đạt tới; lập chương trình hoạt động, lựa chọn các phương pháp và biện pháp thực hiện; xác định điều kiện tiến hành và điều chỉnh, hồn thiện kế hoạch, ví dụ như giáo dục đạo đức cho sinh viên trong năm học của ngành, trường, địa phương; xác định điều kiện giáo dục như cơ sở vật chất, tài chính, quỹ thời gian, sự phối hợp với lực lượng giáo dục trong trường và ngoài trường.

- Chức năng tổ chức : là giai đoạn hiện thực hóa những ý tưởng được kế

hoạch đề ra; là sự sắp đặt những công việc một cách khoa học, hợp lý; là sự phối hợp các tác động bộ phận để tạo ra tác động tích hợp mà hiệu quả của nó lớn hơn nhiều so với tổng số các hiệu quả của các tác động thành phần. Giai đoạn này người đứng đầu tổ chức phải thơng báo kế hoạch, chương trình hành động tới từng đối tượng tham gia, để các thành viên tự giác chấp hành kế hoạch và tự nguyện hành động theo kế hoạch. Đồng thời, người quản lý cũng phải chú ý giải thích mục tiêu, yêu cầu của kế hoạch giáo dục đạo đức; thảo luận biện pháp thực hiện kế hoạch; sắp xếp bố trí nhân sự, phân cơng trách nhiệm quản lý, huy động cơ sở vật chất, kinh tế; định rõ tiến trình, tiến độ thực hiện, thời gian bắt đầu, thời hạn kết thúc.

- Chức năng chỉ đạo thực hiện: Là chỉ huy, ra lệnh, khuyến khích

thường xuyên và kịp thời; theo dõi, giám sát, điều chỉnh cho các bộ phận trong tổ chức Đoàn thực hiện những nhiệm vụ để bảo đảm việc giáo dục đạo đức cho sinh viên diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập hợp và phối hợp các lực lượng giáo dục sao cho đạt hiệu quả, đảm bảo mọi hoạt động GDĐĐ cho sinh viên diễn ra có hiệu quả và kỷ cương, trật tự.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Chức năng Kiểm tra, đánh giá: Đây là chức năng xuyên suốt của quá

trình quản lý nhưng thực hiện tập trung cao nhất ở giai đoạn cuối cùng của quá trình. Nội dung kiểm tra gồm: đánh giá tiến độ, tốc độ, nhịp độ của quá trình quản lý GDĐĐ cho sinh viên so với kế hoạch đề ra; xác định chính xác mức độ đạt được so với mục tiêu đã đặt ra; phát hiện những lệch lạc, sai sót cũng như những nguyên nhân của chúng đồng thời phát hiện những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn cần tiếp tục giải quyết; rút ra bài học kinh nghiệm cho việc quản lý GDĐĐ cho sinh viên những giai đoạn tiếp theo.

Kiểm tra định kỳ, thường xuyên, đột xuất, trực tiếp, hoặc gián tiếp để giúp sinh viên hiểu rõ hơn về những hoạt động của mình, khẳng định được mình, từ đó hoạt động tích cực hơn, tự giác hơn, biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu chung của xã hội, của nghề nghiệp.

1.3.2.2. Các nguyên tắc quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường ĐHSP

Trong quản lý giáo dục đạo đức có 4 nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ trong quá trình quản lý và ứng dụng các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường ĐHSP, đó là:

- Ngun tắc đảm bảo tính hệ thống: Theo quản lý giáo dục đạo đức thì

bất kỳ hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng nào đều do một hệ thống các yếu tố tổ hợp lại với nhau để tạo ra chức năng tổng thể. Đặc trưng nối bật của nguyên tắc này là tính mục đích của các yếu tố trong hệ thống phải đồng bộ thì các biện pháp mới đạt được hiệu quả tối ưu.

- Nguyên tắc lấy con người làm gốc: Quản lý xã hội, quản lý giáo dục,

quản lý giáo dục đạo đức có đối tượng quản lý (khách thể quản lý) là con người. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn coi “yếu tố con người là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội”. Trong GDĐĐ nếu sinh viên có nhận thức đúng đắn, có động, có ý thứ tự giác sẽ tạo ra động lực tốt để thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ GDĐĐ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nguyên tắc quản lý động: Tức là chủ thể quản lý phải nắm vững các

biến động và mức độ biến động của các yếu tố quản lý để không ngừng điều chỉnh các khâu, các phương pháp quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung.

- Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả: Mục đích của nhà quản lý là đạt được hiệu quả trong quản lý. Tính hiệu quả trong QL hoạt động GDĐĐ chính là thực hiện tốt mục tiêu quản lý giáo dục đạo đức đã đề ra, đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên, nâng cao chất lượng GDĐĐ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường.

Tuy nhiên, trong thực tiễn quản lý GDĐĐ, việc sử dụng các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác GDĐĐ cịn quyết định bởi chủ thể quản lý sử dụng phương pháp quản lý mang tính khoa học cao hay thấp.

1.3.3. Các nội dung quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên của Đoàn TNCSHCM ở Trƣờng ĐHSP Đoàn TNCSHCM ở Trƣờng ĐHSP

1.3.3.1. Quản lý thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức cho sinh viên

Về bản chất đạo đức là những quy tắc, những chuẩn mực xã hội, được hình thành và phát triển trong cuộc sống, được xã hội thừa nhận và mọi người tự giác thực hiện. Đạo đức là văn hố của cuộc sống, là biểu hiện của trình độ nhận thức của cá nhân và cũng là trình độ dân trí xã hội. Đạo đức là quy tắc sống, định hướng giá trị cuộc sống của mỗi cá nhân và điều chỉnh các hành vi xã hội, đạo đức thúc đẩy xã hội tiến đến trình độ văn minh. Đạo đức của con người được biểu hiện ở ba mặt: ý thức, thái độ và hành vi đạo đức. Hiệu quả của quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên được đo lường bằng kết quả thực hiện các mục tiêu quản lý. Vì vậy mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên được xác định là: nhằm giúp sinh viên nhận thức được các chuẩn mực đạo đức của xã hội, rèn luyện kỹ năng, hành vi theo các chuẩn mực đó và hình thành thái độ, ý thức trong sinh viên về đạo đức; tạo ra sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thống nhất ngày càng cao giữa hệ giá trị của cá nhân, của nhóm với của toàn xã hội. Mục tiêu của quản lý GDĐĐ cho sinh viên cụ thể như sau:

- Về nhận thức: Giúp sinh viên hiểu rõ họ đang đảm nhận sứ mệnh lịch sử xây dựng đất nước; nhận thức được trách nhiệm cùng với sự trang bị tri thức khoa học, nghề nghiệp, sinh viên cần hiểu biết hệ thống những chuẩn mực đạo đức, những giá trị nhân cách cần thiết, những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp như: thế giới quan khoa học, lòng yêu nghề, yêu trẻ, lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ… Do đó, phải thường xuyên tu dưỡng đạo đức, trau dồi ý thức pháp luật và tránh các thói hư tật xấu.

- Về thái độ tình cảm: Giúp cho sinh viên hiểu biết và ủng hộ những việc làm đúng, đấu tranh với những việc làm sai trái, thái độ rõ ràng đối với các hiện tượng tích cực trong học tập, hoạt động xã hội của nhà trường cũng như ngồi xã hội; ln hồn thiện nhân cách bản thân, tôn trọng những giá trị đạo đức truyền thống và giá trị nhân cách phù hợp với thời đại, phê phán những hiện tượng tiêu cực, thiếu lành mạnh trong nhà trường và ngoài xã hội. Khơi dậy ở sinh viên những rung động, xúc cảm về nghề dạy học, lòng tự hào về nghề dạy học, lòng nhân ái, bao dung độ lượng, biết quan tâm và chia sẻ với những người xung quanh, lịng trung thực, thẳng thắn, ý thức phê bình và tự phê bình.

- Về hành vi: tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, tự rèn luyện tu dưỡng theo chuẩn mực đạo đức chung của xã hội và của nghề dạy học; có nghị lực thực hiện những lý tưởng nghề nghiệp, quan điểm, những yêu cầu đạo đức nghề nghiệp, đồng thời không vi phạm, khơng có những hành vi sai trái, đi ngược lại đạo lý truyền thống của dân tộc và giá trị đạo đức thời đại, vi phạm nội quy, quy chế nhà trường. Thận trọng, bình tĩnh, khéo léo trong việc giải quyết các tình huống sư phạm, năng động, sáng tạo, mẫu mực, mô phạm trong hành vi ứng xử.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.3.3.2. Quản lý nội dung giáo dục đạo đức cho sinh viên

Quản lý nội dung GDĐĐ cho sinh viên nhằm đảm bảo cho nội dung GDĐĐ được xây dựng thực hiện được mục tiêu, bao gồm:

+ Quản lý việc xác định nội dung GDĐĐ sao cho vừa bao quát, vừa cụ thể. + Quản lý việc xây dựng chương trình phù hợp với chủ đề khác nhau. + Quản lý quá trình giáo dục đảm bảo thực hiện nội dung GDĐĐ đã xác định.

1.3.3.3. Quản lý hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức

QL hình thức và phương pháp GDDĐ nhằm làm cho việc tổ chức và triển khai các hoạt động GDĐĐ diễn ra một cách khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo thực hiện nội dung GDĐĐ để đạt mục tiêu.

Việc lựa chọn hình thức và phương pháp GDĐĐ phải được dựa trên mục tiêu và nội dung đã xác định, đồng thời phải đảm bảo đúng nguyên tắc GDĐĐ.

1.3.3.4. Quản lý hoạt động bồi dưỡng, nâng cao năng lực tổ chức hoạt động đoàn cho cán bộ Đồn

Trong thời đại thơng tin và khoa học cơng nghệ phát triển, cùng với nó là sự lão hóa tri thức, đặc biệt là tri thức nghề nghiệp diễn ra với tốc độ nhanh, đòi hỏi giáo dục nói chung và quản lý giáo dục nói riêng phải thường xuyên đổi mới nhằm đáp ứng với yêu cầu của xã hội. Trong quản lý hoạt động giáo dục cho sinh viên nói chung và hoạt động giáo dục đạo đức nói riêng là những nội dung trọng tâm của Đồn thanh niên nhà trường, vì vậy cần phải thường xuyên được đổi mới. Nhân tố giữ vai trị then chốt trong cơng cuộc đổi mới đó là nhân tố con người, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển.

Trong quá trình quản lý Bí thư Đồn trường cần có các biện pháp nhằm khuyến khích cán bộ Đồn đổi mới, cải tiến phương pháp,hình thức tổ chức. Hăng say tham gia cơng tác Đồn, để khơng ngừng nâng cao được năng lực trình độ, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Đoàn trong nhà trường.

Thường xuyên tổ chức các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng năng lực tổ làm cơng tác Đồn cho đội ngũ cán bộ Đoàn từ cấp Đồn trường đến cấp chi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đoàn, trang bị cho họ thêm những kỹ năng cần thiết để biết cách đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động Đồn phong phú, hấp dẫn.

Song song với những hoạt động bồi dưỡng trên, thì việc giúp cho mỗi cán bộ Đoàn nhận thức đúng và có ý thức tự giác nâng cao năng lực tổ chức hoạt động đoàn bằng con đường không ngừng tự học, tự bồi dưỡng đấy là con đường quan trọng, hiệu quả nhất.

1.3.3.5. Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên

QL kiểm tra, đánh giá GDĐĐ để đảm bảo việc kiểm tra, đánh giá được tiến hành thường xuyên, liên tục, đúng nguyên tắc, đồng thời đối chiếu kết quả đạt được với mục tiêu nhằm rút kinh nghiệm, điều chỉnh kịp thời, thúc đẩy quá trình GDĐĐ phát triển đạt hiệu quả.

Mục đích của kiểm tra là tìm hiểu việc thực hiện kế hoạch và các quyết định QL nhằm phát hiện các sai lệch, tìm ra ngun nhân của nó. Từ đó, kịp

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục của đoàn tncs hồ chí minh trường đại học sư phạm - đại học thái nguyên (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)