Các thảm cỏ trồng trong vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI GIA SÚC Ở XÃ MINH ĐỨC HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG VÀ TRỒNG THỬ NGHIỆM HAI LOÀI CỎ: CỎ VOI (PENISETUM PURPUREUM) VÀ CỎ LAU (SACCHARUM ARUNDINACEUM) (Trang 96 - 114)

4.3.1 Kĩ thuật trồng và chăm sóc cỏ voi và cỏ lau 4.3.1.1 Kĩ thuật trồng và chăm sóc cỏ voi

* Thời vụ trồng:

Tốt nhất là trồng vào vụ xuân (bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 4) hàng năm, ngoài ra có thể trồng bất cứ mùa nào, khi có mƣa.

* Chuẩn bị đất để trồng:

- Trƣớc khi trồng cần cày vỡ đất ở độ sâu 20 cm, sau đó bừa và cày đảo (cày 2 lần) làm sạch cỏ dại và san phẳng đất.

- Trên đất phẳng nên lên luống để tiện cho việc chăm sóc và tƣới tiêu nƣớc.

- Trồng trên đất dốc: phải trồng theo đƣờng đồng mức hoặc theo hốc.

* Chuẩn bị hom giống:

- Chọn cây thành thục đạt sáu tháng tuổi, khỏe mạnh không sâu bệnh, bóc hết lá bẹ ở mầm nách (cây bánh tẻ)

- Dùng dao sắc cắt thành từng đoạn, cắt nghiêng mỗi đoạn một mắt, trên mỗi mắt có một mầm nách.

- Đoạn thân trên của mắt ngắn hơn, đoạn thân dƣới của mắt dài hơn để tăng tỷ lệ sống.

- Sau đó xoa tro bếp vào vết cắt, hom xử lý đến đâu thì trồng ngay đến đó để tránh mất nƣớc.

* Mật độ trồng:

- Nếu trồng làm thức ăn gia súc: Trồng với khoảng cách hàng cách hàng 60 – 70 cm, cây cách cây 40 – 50 cm; mật độ 40.000 – 45.000 hom/ha

- Nếu trồng để làm giống: trồng với khoảng cách hàng cách hàng 1m, cây cách cây 70 – 80 cm; mật độ 12.000 – 15.000 hom/ha

- Nếu trồng làm hàng rào, trồng để chống xõi mòn trên đất dốc: nên trồng dày với khoảng cách cây cách cây 33 – 35 cm; hàng cách hàng 40 cm, mật độ 100.000 hom/ha

- Bón lót: lƣợng phân bón lót/1ha nhƣ sau: Phân chuồng mục: 30 tấn; Supe lân: 3 tấn (bón lót toàn bộ theo hàng rạch)

- Lƣu ý: Nếu không có phân chuồng thì mỗi hốc bón 100 gam phân NPK. - Phân bón phải đƣợc trộn đều dƣới đáy hốc để tăng khả năng đẻ nhánh. - Bón thúc: Dùng phân ure lƣợng 500 – 600 kg/ha (Chia đều để bón thúc sau mỗi lần thu hoạch).

* cách trồng:

- Rạch rãnh sâu 14 cm, rộng 20 cm, hàng nọ cánh hàng kia 60 – 65 cm; sau đó đƣa các loại phân bón lót xuống rãnh và phủ một lớp đất mịn dày 7 cm, rồi nén nhẹ.

- Đem hom đã chuẩn bị sẵn đặt vào long rãnh, đặt hom nọ cách hom kia từ

40 – 50 cm, theo độ nghiêng 450 hoặc hom nằm ngang dƣới rãnh.

- Cuối cùng phủ lớp đất mịn dày 7 cm lên phía trên mầm.

* Chăm sóc:

- Sau khi trồng tƣới nƣớc giữ ẩm nếu khuyết cây thì phải trồng bổ sung đảm bảo tỷ lệ sống đạt trên 98 % đạt mật độ 30.000 – 45.000 cây/ha.

- Sau khi trồng 1 tháng làm cỏ xới xáo và bón mỗi gốc 10 gam đạm urê. - Làm cỏ lần 2 sau khi trồng 2,5 tháng: bón mỗi gốc 25 gam đạm urê, đồng thời vun gốc để cây khỏi đổ vì đây là thời kỳ cỏ phát triển nhanh nhất.

- Nếu gặp khô hạn thì 1 tuần phải tƣới nƣớc 1 lần nhƣng không để đọng nƣớc.

- Vào mùa mƣa phải tiêu, thoát nƣớc kịp thời.

- Sau mỗi lần cắt 2 ngày thì phải xới xáo và bón thúc 1 lần. Mức bón là 80 – 100 kg đạm.

- Trƣớc khi vào vụ đông nên bón 1 lần phân chuồng nhằm đảm bảo mầm qua đông và tái sinh đƣợc tốt.

- Phòng trừ sâu bệnh: giữ vƣờn cỏ thông thoáng, nếu phát sinh sâu bệnh thì dùng các biện pháp phòng trừ sinh học, hết sức tránh dùng thuốc hóa học.

* Cách thu hoạch và sử dụng cỏ:

- Thời vụ cắt: vào các tháng 4 đến tháng 11 hàng năm, cứ 45 – 60 ngày cắt 1 lần.

6 lứa.

- Nếu cho gia súc ăn thì cắt lúc cao khoảng 130 – 170 cm, mỗi năm cắt 5 –

- Nếu nuôi cá, lợn thì có thể cắt lúc cỏ cao 80 – 100 cm, mỗi năm cắt 7 – 10 lứa.

- Cách cắt nhƣ sau: dùng dao sắc cắt nhẹ tay, cắt cánh mặt đất 15 cm; không cắt quá thấp để tránh ảnh hƣởng xáu đến tái sinh, tránh cắt vào ngày mƣa vì dễ gây sâu bệnh. Cỏ voi có khả năng lƣu gốc rất tốt, trồng 1 năm có thể thu liên tục 6 – 7 năm. Năng suất năm đầu chỉ đạt 230 tấn/ha, nhƣng từ năm thứ 2 – 6 là thời kỳ cho năng suất cao nhất, có thể đạt 480 tấn/năm/ha.

4.3.1.2 Kĩ thuật trồng và chăm sóc cỏ lau

Các bƣớc trồng và chăm sóc cỏ lau về cơ bản là giống với cỏ voi chỉ khác ở một vài bƣớc sau.

* Cỏ lau trồng từ gốc

Chuẩn bị hom giống: Chọn cây thành thục đạt 8 tháng tuổi, khỏe mạnh không sâu bệnh, bóc hết lá bẹ ở mầm nách (cây bánh tẻ). Dùng dao sắc chặt cách gốc cây khoảng 30 – 40 cm, rôi dùng quốc để lấy một ít rễ ở bên dƣới gốc. Sau đó xoa tro bếp vào vết cắt, hom xử lý đến đâu thì trồng ngay đến đó để tránh mất nƣớc.

* Cỏ lau trồng từ hạt

Chuẩn bị giống: Cỏ lau ra hoa và hạt vào cuối năm. Khi hoa chuyển sang màu nâu và bắt đầu có hiện tƣợng rụng ta đi thu hoa. Khi qua tết khí hậu bắt đầu thuận lợi ta bắt đầu reo trồng.

Cách trồng: Trƣớc khi trồng cần cày vỡ đất ở độ sâu 20 cm, sau đó bừa và cày đảo (cày 2 lần) làm sạch cỏ dại và san phẳng đất. Trên đất phẳng nên lên luống để tiện cho việc chăm sóc và tƣới tiêu nƣớc. Cuối cùng reo hạt lên trên mặt luống với mật độ vừa phải.

Cánh trồng, chăm sóc, Thu hái giống nhƣ cỏ lau.

Chăm sóc: Sau khi trồng tƣới nƣớc giữ ẩm nếu khuyết cây thì phải đánh bổ sung ở những chỗ mọc dày. Sau khi trồng 1 tháng làm cỏ xới xáo và bón mỗi gốc 10 gam đạm urê. Làm cỏ lần 2 sau khi trồng 2,5 tháng: bón mỗi gốc 25 gam đạm urê, đồng thời vun gốc để cây khỏi đổ vì đây là thời kỳ cỏ phát triển nhanh nhất. Nếu gặp khô hạn thì 1 tuần phải tƣới nƣớc 1 lần nhƣng không để đọng nƣớc.Vào mùa mƣa phải tiêu, thoát nƣớc kịp thời.

Thu hoạch: - Nếu cho gia súc ăn thì cắt lúc cao khoảng 130 – 170 cm, mỗi năm cắt 4 - 5 lứa. Dùng dao sắc cắt nhẹ tay, cắt cánh mặt đất 15 cm; không cắt quá thấp để tránh ảnh hƣởng xáu đến tái sinh, tránh cắt vào ngày mƣa vì dễ gây sâu bệnh.

4.3.2 Năng suất và chất lƣợng cỏ trồng tai các hộ gia đình4.3.2.1 Năng suất đồng cỏ 4.3.2.1 Năng suất đồng cỏ

Tại xã Minh Đức ngƣời dân trồng cỏ Voi (Pennisetum purpurum) làm

thức ăn cho trâu, bò. Chúng tôi đã tiến hành đánh giá năng suất loài cỏ trên. Kết quả đƣợc trình bày trong bảng 4.9

Bảng 4.9: Năng suất cỏ trồng tai các điểm nghiên cứu

Lần cắt Ngày cắt Năng suất tƣơi (kg/m2)

Điểm NC số 3 Điểm NC số 4 1 17/09/2010 4,6 4,1 2 02/11/2010 4,4 3,2 3 16/12/2010 4,0 3,6 4 30/01/2011 5,1 4,5 5 15/03/2011 5,3 4,7 Trung bình 4,68 4,02

Qua kết quả ở bảng 4.9 cho thấy tại điểm nghiên cứu số 1 ở gia đình ông

Nguyễn Văn Bảo năng suất cỏ dao động từ 4,0 đến 5,3 kg/m2 còn gia đình ông

Dƣơng Văn Giang tại điểm nghiên cứu số 2 năng suất cỏ dao động từ 3,2 đến 4,7

kg/m2. Tính trung bình thì năng suất cỏ của gia đình ông Nguyễn Văn Bảo là

4,68 kg/m2 còn nhà ông Dƣơng Văn Giang là 4,02 kg/m2.

Gia đình ông Nguyễn Văn Bảo trồng cỏ trên đất ruộng đồng màu với diện

tích là 4 sào (1440 m2). Trƣớc khi trồng nhà ông có bón lót bằng phân chuồng

với lƣợng 0,6 kg/m2. Sau mỗi lứa cắt gia đình ông có bón thêm đạm với lƣợng 5

kg/sào. Do điều kiện ở đây không dồi dào về lƣợng nƣớc nên việc tƣới nƣớc cho cỏ không thực hiện đƣợc mà chịu sự chi phối của thời tiết. Năng suất cỏ có một sự chênh lệch về mùa mƣa và mùa khô khá lớn. Vào mùa đông năng suất thu

đƣợc chỉ dao động từ 4,0 – 4,4 kg/m2

, tới mùa xuân do điều kiện khí hậu ấm lên và có mƣa thuận lợi cho sự phát triển của cỏ nên đạt năng suất từ 5,1 - 5,3

kg/m2. Trung bình một năm có thể thu hoạch đƣợc 8 lứa. Năng suất đạt 374,4

Gia đình ông Nguyễn Văn Giang trồng cỏ ở trong vƣờn (ở chân đồi) với

diện tích là 6 sào (2160 m2). Trƣớc khi trồng có bón lót bằng phần chuồng với

lƣợng 1 kg/m2. Sau mỗi lần cắt gia đình ông cũng bón bổ sung phân đạm và lân

với lƣợng khoảng 3 kg đạm với 2 kg lân. Việc tƣới nƣớc ở đây cũng không thực hiện đƣợc. Mỗi năm gia đình ông cắt khoảng 7 – 8 lứa. Năng suất cỏ thu đƣợc 321,6 tấn/ha/năm, mỗi năm gia đình ông thu đƣợc khoảng 193 tấn cỏ Voi. Năng suất cỏ của gia đình ông thấp hơn là do đất trồng cỏ của gia đình ông khô và cằn hơn.

Chúng tôi đã tiến hành phân tích mẫu đất tại khu vực trồng cỏ của hai gia đình. Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 4.10

Bảng 4.10: Kết quả phân tích mẫu đất tại khu vực trồng cỏ

Điểm nghiên

cứu

pHKCl N (%) P2O5 (%) K2O (%) OM (%)

1 5,43 0,36 0,08 0,15 4,28

2 4,65 0,17 0,10 0,13 3,94

Độ chua của đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có độ che phủ của quần xã. Độ che phủ của quần xã giảm làm cho đất bị xói mòn, rửa trôi, đặc biệt là các chất kiềm và kiềm thổ, làm cho tầng đất mặt bị chua, trên đất có PH thất thƣờng. Tại hai điểm ta nghiên cứu đều thuộc loại đất chua: Điểm thứ nhất PH =5,43; điểm 2 PH = 4,65. Điểm thứ nhất có PH lớn hơn điểm thứ hai là do địa điểm nghiên cứu có độ dốc lớn, tích lũy một lƣợng mùn và tro của các vụ cháy đồng cỏ, phần trên đồi nhờ nƣớc mƣa mang đến nên làm bớt độ chua hơn.

Hàm lƣợng mùn: mùn là sản phẩm hữu cơ cao phân tử, phức tạp, nó đƣợc tạo ra do kết quả của quá trình mùn hóa các xác động vật, thực vật, vi sinh vật.

Đất ở các điểm chúng tôi nghiên cứu hàm lƣợng mùn thuộc loại tƣơng đối cao. Điểm 1 có hàm lƣợng mùn là 4,28 %, điểm 2: 3,94 %. Lƣợng mùn của các điểm nghiên cứu cao hay thấp cũng đƣợc giải thích bằng độ che phủ của thực vật, độ che phủ lớn tạo ra tầng thảm mục lớn ở phần trên mặt đất cũng nhƣ khối lƣợng rễ chết khá cao ở phần dƣới mặt đất nên hàm lƣợng mùn cao. Tại điểm 1 có độ che phủ lớn hơn nên hàm lƣợng mùn cao hơn điểm 2. Theo tầng sâu mùn giảm dần do lƣợng rễ, thảm mục chết giảm.

4.3.2.2 chất lƣợng cỏ

Để đánh giá chất lƣợng cỏ trồng, chúng tôi lấy mẫu cỏ của hai gia đình và tiền hành phân tích. Kết quả phân tích đƣợc trình bày trong bảng 4.11.

Bảng 4.11: Thành phần hóa học của cỏ Voi tại các điểm nghiên cứu Điểm NC số VCK (%) Protein (%) Lipit (%) Đƣờng (%) (%) Khoáng (%) 1 18,50 1,73 0,57 1,04 4,5 2,45 2 15,75 1,20 0,52 1,27 5,34 2,25 Số liệu viện chăn nuôi 20,20 1,76 0,51 1,93 1,58

Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 4.11 cho thấy cỏ voi của gia đình ông Nguyên Văn Bảo có chất lƣợng tốt hơn gia đình ông Nguyễn Văn Giang. Các chỉ tiêu về vật chật khô, hàm lƣợng protein, lipit, hàm lƣợng khoáng đều cao hơn gia đình ông Nguyễn Văn Bảo.

Tuy nhiên, so với kết quả phân tích thành phần hóa học của cỏ tự nhiên tai các điểm nghiên cứu (Bảng 4.11) thì ta thấy hầu hết các chỉ tiêu về vật chất khô, hàm lƣợng protein, lipit, đƣờng và tỷ lệ chất xơ trong cỏ tự nhiên đều cao hơn. So với cỏ voi các loài cỏ tự nhiên ở đây có giá trị dinh dƣỡng cao gấp từ 3 – 4 lần.

So với số liệu phân tích thành phần hóa học cỏ voi của viện chăn nuôi (1995) chúng tôi thấy không có sự chênh lệch nhiều, chỉ có hàm lƣợng chất xơ là cao hơn khá nhiều. Qua các kết quả trên ta thấy chất lƣợng cỏ trồng của các gia đình là khá tốt, có thể sử dụng làm thức ăn thƣờng xuyên cho trâu bò cũng nhƣ các gia súc ăn cỏ khác.

4.3.3 Năng suất và chất lƣợng hai loài cỏ trồng thử nghiệm: cỏ voi và cỏ lau4.3.3.1 tỷ lệ sống sót 4.3.3.1 tỷ lệ sống sót

Tỷ lệ sống xót là một trong những yếu tố quan trọng tạo ra năng suất cỏ. Kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong bày trong bảng 4.12.

Bảng 4.12. tỷ lệ sống xót của cỏ voi và cỏ lau

TT Loài Bộ phận trồng Thời gian Số hóm trồng Số hóm sống Tỉ lệ sống (%) 1 Cỏ Voi Gốc 17/8/2010 200 197 98,5 2 Cỏ Lau Gốc 17/8/2010 100 9 9 Ngọn 17/8/2010 200 0 0 Hạt 25/1/2011 200 152 76

Nhƣ vậy, từ số liệu của bảng 4.12 ta thấy Cỏ Voi trồng 200 hom thì sống sót và phát triển là 197 hom, tỉ lệ sống đạt 98,5 %. Cỏ lau có tỉ lệ sống thấp hơn. Cỏ Lau trồng bằng hạt cỏ tỉ lệ sống xót là cao nhất sống 152 hom đạt 76 %, tiếp

đến là trồng bằng gốc sống 9/100 hom đạt 9 %, Cuối cùng là trồng bằng ngọn tỉ lệ sống là 0 %. Nhƣ vậy cỏ voi có tỉ lệ sống cao hơn cỏ lau là vì cỏ voi có nguồn gốc từ Nam Phi mà thời gian trồng lại là mùa khô. Còn với cỏ Lau cần nghiên cứu thêm nhƣng có lẽ nên trồng bằng hạt.

4.3.3.1 Năng suất cỏ trồng thực nghiệm

Cỏ voi sau khi trồng khoảng 60 ngày có thể cắt đợt 1, đợt 2 sau 45 ngày, đợt vào mùa đông cũng 60 ngày, đợt 4,5 thời gian rút ngắn dần.

Cỏ lau đợt 1 sau hơn 3 tháng, đợt 2 sau 2 tháng, đợt 3, 4 có giảm dần nhƣng cũng gần 2 tháng. Năng suất từng đợt cắt của 2 loài đƣợc trình bày trong bảng 4.13.

Bảng 4.13: Năng suất của cỏ voi và cỏ lau

Lần cắt Cỏ Voi Cỏ Lau Ngày cắt Năng suất Trồng bằng gốc Trồng bằng Hạt Ngày cắt Năng suất Ngày cắt Năng suất 1 13/10/2010 4,70 28/11/2010 4,92 25/3/2011 5,23 2 28/11/2010 4,55 27/01/2011 5,05 16/5/2011 5,31 3 27/01/2011 4,43 25/03/2011 5,18 4 25/03/2001 4,98 16/05/2011 5,26 5 16/05/2011 5,30 Trung bình 4,79 5,10 5,27

Từ kết quả nghiên cứu của bảng 4.13 cho thấy, cỏ Voi năng suất trung

vào giữa tháng 5. Còn cỏ Lau trồng từ hạt hay gốc đều đạt năng suất cao hơn.

Trung bình từ gốc là 5,10 kg/m2 và từ hạt là 5,27 kg/m2. Nhƣ vậy 1 ha cỏ Lau có

thể thu hoạch cao hơn cỏ Voi khoảng 35 tấn.

Bảng 4.14: So sánh năng suất của cỏ Voi và cỏ Lau

Tên cỏ Năng suất tƣơi

(Tấn/ha/năm)

Năng suất chất khô (Tấn/ha/năm)

Cỏ Lau 368,9 73,37

Cỏ Voi 335,3 62,70

4.3.3.2. Chất lƣợng cỏ trồng thực nghiệm

Để đánh giá chất lƣợng cỏ chúng tôi đã lấy lá của 2 loài cỏ voi và cỏ lau 25 tháng 3 và phân tích tại viện khoa học và sự sống của trƣờng ĐH Thái Nguyên.

Bảng 4.15: Chất lƣợng của cỏ Voi và Cỏ Lau

Tên mẫu VCK (%) % chất khô

Protein (%) Đƣờng TS (%) Lipit (%) Xơ TS (%) Cỏ Lau 19,89 2,20 0,31 0,44 7,35 Cỏ Voi 18,70 1,85 0,67 0,98 4,40

Để so sánh chất lƣợng 2 loài cỏ Voi và cỏ Lau, chúng tôi đã tiến hành phân tích thành phần hóa học của một số chỉ tiêu, kết quả đƣợc trình bày trong bảng 4.14. Qua số liệu trong bảng ta thấy cỏ Lau có vật chất khô, protein, xơ tổng số cao hơn cỏ voi; còn đƣờng và lipit thì thấp hơn.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI GIA SÚC Ở XÃ MINH ĐỨC HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG VÀ TRỒNG THỬ NGHIỆM HAI LOÀI CỎ: CỎ VOI (PENISETUM PURPUREUM) VÀ CỎ LAU (SACCHARUM ARUNDINACEUM) (Trang 96 - 114)