Vấn đề nguồn gốc đồng cỏ trong đai nhiệt đới

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI GIA SÚC Ở XÃ MINH ĐỨC HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG VÀ TRỒNG THỬ NGHIỆM HAI LOÀI CỎ: CỎ VOI (PENISETUM PURPUREUM) VÀ CỎ LAU (SACCHARUM ARUNDINACEUM) (Trang 25 - 26)

Về vấn đề nguồn gốc đồng cỏ trong đai nhiệt đới nhiều tác giả cho ý kiến khác nhau. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng trong điều kiện khí hậu nhiệt đới không có đồng cỏ tồn tại, các quần xã cỏ ở đây phải là loại hình savan Diel(1908), Haudel-Mazzeti (1921, 1927), Ilinskii (1937) [8].

Một số tác giả khác khi nghiên cứu loại hình thuộc thảo khu vực Đông Nam Á cũng có những ý kiến khác nhau: J.Vidal (1958) khi phân chia thực bì ở Lào đã sắp xếp các quần xã cỏ vào sa van. Trong đai dƣới 1000 m thì có savan cây

bụi, trên 1000 m ( 1000-1800) nhiệt độ trung bình là 200 C, lƣợng mƣa 2000 mm

thì có các kiểu savan khác nhƣ savan bụi, sa van gỗ, sa van cỏ tranh, sa van

Thysanolena maxima và thảo nguyên giả [8].

Karbanop (1962) khi phân loại thực bì Nam Trung Quốc ( tỉnh Vân Nam) đã gọi các quần xã cỏ thứ sinh là sa van. Ông đã chia sa van bụi và sa van rừng. Savan bụi phát triển trên sƣơn đồi, có nhiều ánh sáng, theo thành phần loài và đặc điểm chung, nó giống sa van bụi của J.Vidal (1958). Sa van rừng (sa van điểm cây) chiếm diện tích lớn hơn, nó phân bố độ cao từ 250 m trở lên, và phát triển trên đất rừng bị phá. Trong kiểu này đƣợc chia thành 5 tầng, trong đó tầng cỏ là liên tục và khép tán [30].

Nguyễn Đình Ngỗi và Võ Văn Chi ( 1964) khi nghiên cứu thành phần loài của thảm cỏ ở vùng Hữu Lũng ( Lạng Sơn ) đã gọi loại hình này là sa van cỏ [18]. Cooper, Taiton ( 1968 ), Dƣơng Hữu Thời ( 1981) khi nghiên cứu nguôn gốc thứ sinh của các thảm cỏ trong các vùng nhiệt đới khác nhau, đã đi đến kết luận các quần xã cỏ và cây bụi trong vùng nhiệt đới đều hình thành trên quần xã rừng bị chặt hạ [8].

Thái Văn Trừng ( 1970, 1978) khi giải quyết những khó khăn về việc phân chia các đơn vị nhỏ trong hệ thống phân loại thảm thực vật và chia các kiểu thảm cỏ, ông đã phân chia rừng nhiệt đới theo những điều kiện của nơi sống với sự phân chia ra các kiểu ngoại mào (kiểu nơi sống, kiểu đất rừng ) và gọi các

thảm cỏ là “trảng‟‟ – trảng cây bụi, trảng cỏ, theo ông trảng không phải sa van

cũng không phải đồng cỏ [25] [26].

M.Numata (1979) Bắc Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông khô, hè mƣa ẩm. Trong điều kiện nhƣ vậy các quần xã cỏ thuộc kiểu đồng cỏ. Sa van chỉ gặp ở các vùng có lƣợng mƣa thấp từ 200 – 800 mm, và mùa khô kéo dài trên 7 tháng [33]. Vì vậy Bắc Việt Nam không có sa van, Dƣơng Hữu Thời (1981) cũng đƣa ra kết luận tƣơng tự.

Chúng tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến của Hoàng Chung ( 1980) là: trên thực tế Bắc Việt Nam tồn tại nhiều kiểu sa van, đồng cỏ và các dạng trung gian. Trong đai nhiệt đới, trên những vùng đã bị chặt phá, khi mà đất còn khá tốt, độ ẩm còn khá cao, thì sẽ hình thành ở đây loại hình đồng cỏ. Trong quá trình tác động tiếp theo của con ngƣời sẽ làm cho tỉ lể cây hạn sinh tăng lên, cuối cùng chỉ tồn tại ở loại đồng cỏ các loài cỏ, cây bụi hạn sinh, và cây đoản mệnh, hình thành kiểu sa van cây bụi, quá trình này trên Bắc Việt Nam có thể tóm tăt nhƣ sau: Rừng nguyên sinh – Rừng thái sinh – Đồng cỏ - Sa van cỏ - Sa van bụi – Sa van bụi nhỏ [8].

Đồng cỏ Minh Đức theo ý kiến của các tác giả trên và kết hợp với những tƣ liệu điều tra của chúng tôi , nó cũng thuộc loại hình thứ sinh.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI GIA SÚC Ở XÃ MINH ĐỨC HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG VÀ TRỒNG THỬ NGHIỆM HAI LOÀI CỎ: CỎ VOI (PENISETUM PURPUREUM) VÀ CỎ LAU (SACCHARUM ARUNDINACEUM) (Trang 25 - 26)