Đánh giá hiệu quả khai thác thức ăn

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI GIA SÚC Ở XÃ MINH ĐỨC HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG VÀ TRỒNG THỬ NGHIỆM HAI LOÀI CỎ: CỎ VOI (PENISETUM PURPUREUM) VÀ CỎ LAU (SACCHARUM ARUNDINACEUM) (Trang 95 - 96)

Để đánh giá hiệu quả khai thác thức ăn chúng tôi tiến hành điều tra 2 mô hình chăn nuôi của 2 gia đình trong vùng chăn 2 vùng chăn thả khác nhau.

Mô hình chăn nuôi của gia đình ông Nguyễn Văn Bảo, xóm Mỏ Thổ, xã Minh Đức. Ông bắt đầu chăn nuôi từ năm 2006 với số lƣợng ban đầu là 8 con (1 con đực), tổng số tiền mua là 48 triệu. Đến hết năm 2010 ông đã bán 24 con bê thu 168 triệu, hiện còn 10 con trị giá khoảng 100 triệu. Vùng chăn thả của ông là

toàn bộ đồi cỏ Mỏ Thổ rộng khoảng 50 ha, độ dốc khoảng 350. Hiện thảm cỏ ở đây còn cao khoảng 11 cm, nguồn thức ăn bổ xung của gia đình là cỏ Voi. Nhƣ vậy, tổng thu từ chăn nuôi của gia đình trong 4 năm qua là 220 triệu, bình quân mỗi năm khoảng 55 triệu. Ông bảo có lợi thế là đồng cỏ rộng, chỉ 1 gia đình ông khai thác, nhƣng đồng cỏ có độ dốc lớn nên ảnh hƣởng đến chăn dắt, mức độ khai thác vì thế còn thấp, đồng cỏ ít bị thoái hóa hơn, đồng cỏ còn khá cao, ít cây dại.

Mô hình của gia đình ông Nguyễn Văn Giang, làng Kè, xã Minh Đức. Ông nuôi bò từ năm 2005 với số lƣợng ban đầu là 5 con, tổng trị giá mua là 30 triệu đồng. Năm 2006 ông mua thêm 1 con giá là 6 triệu đồng. Đàn bò của ông chăn thả trên các bãi cỏ dọc kênh máng, bờ ruộng, tổng diện tích các bãi cỏ khoảng 30 ha, trên bãi cỏ này ngoài đàn bò của gia đình ông Giang còn bò của một số gia đình khác. Thức ăn bổ sung của gia đình là cỏ Voi và rơm. Đến cuối năm 2010 tổng đàn bò gia đình ông Giang là: 18 con đã bán thu 144 triệu, hiện gia đình còn 8 con trị giá khoảng 115 triệu. Nhƣ vậy, bình quân thu trong 1 năm từ chăn nuôi của gia đình là 44,6 triệu/năm. Lợi thế của gia đình ông Giang là đồng cỏ bằng phẳng, nhƣng diện tích không lớn lại có nhiều hộ cùng chăn thả. Vì thế đồng cỏ thấp, năng suất cũng thấp, nhiều cỏ dại trong đồng cỏ. Hiệu quả kinh tế của gia đình ông Giang vì thế thấp hơn gia đình ông Bảo.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI GIA SÚC Ở XÃ MINH ĐỨC HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG VÀ TRỒNG THỬ NGHIỆM HAI LOÀI CỎ: CỎ VOI (PENISETUM PURPUREUM) VÀ CỎ LAU (SACCHARUM ARUNDINACEUM) (Trang 95 - 96)