Đặc điểm,thành phần dinh dƣỡng của cỏ, cây trồng làm thức

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI GIA SÚC Ở XÃ MINH ĐỨC HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG VÀ TRỒNG THỬ NGHIỆM HAI LOÀI CỎ: CỎ VOI (PENISETUM PURPUREUM) VÀ CỎ LAU (SACCHARUM ARUNDINACEUM) (Trang 37 - 41)

1.5.2.1. Cỏ hòa thảo

Cỏ hòa thảo có ƣu điểm là sinh trƣơng nhanh, năng suất cao nhƣng nhƣợc điểm cơ bản là hàm lƣợng xơ cũng tăng nhanh khi cây cỏ già, do đó giá trị dinh dƣỡng theo đó cũng giảm nhanh.

Lƣợng protein thô tính trong chất khô của hòa thảo ở nƣớc ta trung bình 9,8 % (75 – 145 g/kg chất khô). Khoáng đa lƣợng và khoáng vi lƣợng đều thấp,

đặc biệt là nghèo canxi và photpho. Trong 1 kg chất khô, lƣợng khoáng trung bình ở cỏ hòa thảo là Ca: 4,7 ± 0,4g; P: 2,6 ± 0,1g; Mg: 2,0 ± 0,1g; K: 19,5 ± 0,7g; Zn: 24 ± 1,8mg; Mn: 110 ± 9,9mg; Cu: 8,3 ± 0,07mg; Fe: 450 ± 45mg.

Một số giống cỏ hòa thảo chính:

- Cỏ voi (Pennisetum purpureum Schumach): Cỏ voi có nguồn gốc ở Nam Phi, phân bố rộng rãi ở các nƣớc trên thế giới. Cỏ voi là cỏ lâu năm, thân đứng có thể cao 4 – 6m, thuộc nhóm cây tổng hợp chuỗi 4 cacbon có khả năng thâm canh cao. Trong điều kiện thuận lợi có thể đạt 25 – 30 tấn chất khô/ha; một năm cắt 6- 7 lứa. Đôi khi có thể đạt năng suất cao hơn nếu đáp ứng đủ phân bón và nƣớc. Hàm lƣợng Protein thô đạt tới 127g/kg chất khô, lƣợng đƣờng trung bình 70 – 80 g/kg chất khô.

- Cỏ Ghine (Panicum maximum jacq): có nguồn gốc ở châu Phi nhiệt đới, khả năng chịu hạn tốt, thích hợp với nhiều loại đất. Cỏ thu hoạch 6 – 7 lứa/năm với năng suất từ 10 – 14 tấn chất khô/ha, có thể trồng để chăn thả hay thu cắt cho ăn tại chuồng. Nếu thu hoạch ở 30 ngày tuổi giá trị dinh dƣỡng cao (139 g protein thô, 303 g chất xơ và 1920 – 2000 kcal/kg chất khô).

Cỏ Ghine nhanh ra ra hoa và ra hoa nhiều lần trong năm, vì vậy nếu để cỏ già giá trị dinh dƣỡng giảm mạnh.

1.5.2.2. Cây họ đậu

Đậu đỗ thức ăn nƣớc ta thƣờng giàu protein, vitamin, khoáng Ca, Mg, Mn, Zn, Cu, Fe, nhƣng ít photpho, kali hơn họ hòa thảo. Tuy vậy, hàm lƣợng protein thô ở thân lá cây đậu đỗ trung bình 167 g/kg chất khô, xấp xỉ giá trị trung bình của đậu đỗ nhiệt đới ( 175g/kg chất khô), hàm lƣợng chất khô 200 – 260 g/kg thức ăn, giá trị năng lƣợng cao hơn cỏ hòa thảo [31].

Bao gồm rơm, thân cây ngô già, cây lạc,… loại thức ăn này thƣờng có hàm lƣợng xơ cao (20 – 35 % tính trong chất khô) và tƣơng đối ngèo chất dinh dƣỡng.

- Rơm (Oryza sativa L): rơm thƣờng chứa ít chất dinh dƣỡng, hàm lƣợng

protein có khoảng 2 - 3 %, chất béo từ 1 – 2 %, vitamin và khoáng thƣờng cũng nghèo nhƣng xơ cao (từ 31 – 32%) song nó rất cần cho gia súc khi cỏ tƣơi và cỏ khô ít hoặc không có. Bởi vậy, rơm là nguồn thức ăn cần thiết cho trâu bò vào mùa cây cỏ xanh hiếm.

- Ngô ( Zea mays L): trong 1 kg thân lá ngô đã thu bắp có 600 – 700 g chất

khô, 60 – 70 g protein, 280 – 300 g xơ. Năng suất chất xanh của ngô thƣờng thay đổi tùy theo mục đích sử dụng và mật độ reo trồng. Nếu thu hoạch làm thức ăn xanh sau 40 – 50 ngày cho năng suất 12,6 tấn/ha. Sau 4 – 5 tháng cho 25 – 40 tấn /ha và nếu đất tốt tới 100 – 200 tấn/ha xanh hay hơn, nhƣng ở vùng nhiệt đới nằm trong khoảng 8 – 70 tấn/ha xanh hay 2 – 20 tấn chất khô/ha [25].

- Cây lá lạc (Arachis hypogea L): Khi thu hoạch lạc củ, cây lá vẫn còn

xanh và giàu chất dinh dƣỡng, tỷ lệ protein từ 15 – 16 %. Bình quân một sào lạc có thể thu 300 – 400 kg thân, lá. Đây là nguồn thức ăn lớn có giá trị cho vật nuôi, có thể phơi khô, nghiền nhỏ kết hợp với các loại thức ăn khác để chăn nuôi lợn, có thể ủ chua hoặc sử dụng tƣơi cho đàn trâu bò.

Tóm lại: Chăn nuôi là ngành kinh tế ngày càng chiếm tỷ trong cao. Để

phát triển chăn nuôi cần phải nghiên cứu đồng cỏ và cây thức ăn gia súc để đáp ứng nhu cầu thức ăn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ngày nay, ngoài nghiên cứu đồng cỏ ngƣời ta còn tập trung vào việc tạo giống cỏ, nâng cao năng suất và chất lƣợng cỏ. Việt Nam nghiên cứu về đồng cỏ và cây thức ăn gia súc có chậm hơn các nƣớc, hiện đang tập trung vào việc tạo ra các

đồng cỏ có hiệu quả cao, các mô hình sử dụng hiệu quả cao, bền vững cho từng vùng, tận dụng tối đa lợi thế khí hậu và đất đai.

Chƣơng 2

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN –XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU

Địa điểm chúng tôi nghiên cứu thuộc xã Minh Đức, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Sau đây là những đặc điểm điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu nói trên.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI GIA SÚC Ở XÃ MINH ĐỨC HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG VÀ TRỒNG THỬ NGHIỆM HAI LOÀI CỎ: CỎ VOI (PENISETUM PURPUREUM) VÀ CỎ LAU (SACCHARUM ARUNDINACEUM) (Trang 37 - 41)