Những nghiên cứu về thành phần loài, dạng sống và chất lƣợng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI GIA SÚC Ở XÃ MINH ĐỨC HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG VÀ TRỒNG THỬ NGHIỆM HAI LOÀI CỎ: CỎ VOI (PENISETUM PURPUREUM) VÀ CỎ LAU (SACCHARUM ARUNDINACEUM) (Trang 26 - 31)

Thành phần loài của các quần xã cỏ vùng Đông Dƣơng và Đông Nam Á đƣợc nghiên cứu rất ít. Phần lớn các công trình nghiên cứu tập trung nghiên cứu thành phần loài họ hòa thảo Whyte R.O (1975); Nguyễn Minh Thuật ( 1958); Bor N.L (1960); Gibliland N.B (1971); và những ngƣời khác [8].

Những hiểu biết về thành phần loài thực vật đồng cỏ Bắc Việt Nam còn rời rạc và không đầy đủ. Nguyễn Đình Ngỗi và Võ Văn Chi ( 1964 ) nghiên cứu thành phần loài của thảm cỏ vùng Hữu Lũng ( Lạng Sơn ) [18]. Dƣơng Hữu Thời (1963) nghiên cứu thành phần loài của vùng ngoại thành Hà Nội, Dƣơng Hữu Thời, Nguyễn Đình Ngỗi ( 1965) nghiên cứu thành phần loài của các quần xã cỏ trong nông trƣờng Hà Trung. Dƣơng Hữu Thời, Hoàng Chung, Doãn Ngọc Chất, Phạm Quang Anh ( 1969) nghiên cứu thành phần loài đồng cỏ Ngân Sơn (Bắc Kạn ).

Nghiên cứu thành phần loài thực vật thuộc thảo còn đƣợc nằm rải rác ở các công trình nghiên cứu về thảm thực vật khác. Phan Nguyên Hồng ( 1970) nghiên cứu thành phần loài ven biển Bắc Việt Nam đã chia thảm thực vật Bắc Việt Nam ra các kiểu rừng và thảm thực vật khác nhau [12].

Trong công trình tổng kết các nghiên cứu đồng cỏ Bắc Việt Nam Dƣơng Hữu Thời (1981) có công bố số liệu thu đƣợc về thành phần loài của 5 vùng thuộc Bắc Việt Nam gồm 213 loài thƣờng gặp. Trong quá trình nghiên cứu ông đề cập khá đầy đủ về loại hình đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam [24].

Hoàng Chung ( 1980) đã công bố thành phần loài thu đƣợc là 233 loài, thuộc 54 họ và 44 chi. Khi ông nghiên cứu đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam [8].

Nguyễn Thế Hƣng, Hoàng Chung ( 1995) khi nghiên cứu về một số đặc điểm sinh thái, sinh học của sa van Quảng Ninh và các mô hình sử dụng đã phát hiện đƣợc 60 họ với 131 loài thực vật khác nhau [15].

Ma Thế Quyên nghiên cứu về động thái đồng cỏ trong mối quan hệ với hình thức sử dụng của ngƣời dân địa phƣơng ( Ngân Sơn – Bắc Kạn) sừu tầm đƣợc 88 loài 35 họ [21].

Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1977) nghiên cứu thành phần loài dạng sống của cây bụi ở vùng đồi trung du Bắc Thái (cũ) đã phát hiện đƣợc 123 loài thuộc 47 họ khác nhau [5].

Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu thành phần loài cây thức ăn gia súc ở vùng nhiệt đới: Lê Sinh Tăng ,Nguyễn Chính (1959); Nguyễn Quang Ngọ, Lê Sinh Tăng (1969); Trịnh Văn Thịnh và các tác giả ( 1974); Điền Văn Hƣng (1975); Nguyễn Đăng Khôi ( 1978, 1979, 1981); Võ Duy Giang ( 1983); Dƣơng Thành Liên (1981); Bùi Xuân An, Ngô Văn Mậu ( 1981). Một số tác giả có đề cập đến cải tạo đồng cỏ tự nhiên, sử dụng hợp lý hơn hay tạo đồng cỏ trồng, nhập nội một số loài cỏ mới phân tích thành phần dinh dƣỡng một số loài cỏ Việt Nam, Đoàn Âủ, Võ Văn Tự (1976); Hoàng Kim Nhuệ (1979), Võ Văn Tự (1983) …

1.3.2.2 Những vấn đề nghiên cứu về dạng sống

Về dạng sống thực vật đã từ lâu đƣợc các nhà thực vật nghiên cứu quan tâm, E.Warming (1984, 1908, 1909), Raunkier (1905 ,1934 ) khi lập hệ thống dạng sống ông đã sử dụng những đặc điểm sinh học (đặc điểm chồi, những phƣơng thức sinh sản, sự kéo dài đời sống, sự phát triển). Raukier (1905, 1934 ) khi phân chia dạng sống đã đƣa ra nhiều bảng phân loại dạng sống của phân loại thực vật [8].

Ở Liên Xô ( cũ) việc phân loại dạng sống của các loài thực vật thuộc loại

hình đồng cỏ, thảo nguyên, có các tác giả: Vusotski (1915), Kazakevit (1922),

nghiên Cứu dạng sống thực vật của Dodulin (1959), Xerebriacop (1954, 1955, 1962, 1946), Golubep (1962, 1968) …[8].

Ở Việt Nam có Doãn Ngọc Chất (1969) có nghiên cứu một số dạng sông của một số loài thuộc họ hòa thảo (poaceae).

Hoàng Chung (1980) thống kê thành phần dạng sống cho loại hình đồng cỏ Bắc Việt Nam đã đƣa ra 18 kiểu dạng sống cơ bản và bảng phân loại kiểu đồng cỏ, savan, thảo nguyên của miền Bắc Việt Nam.

1.3.2.3. Nghiên cứu về chất lƣợng cỏ

- Độ ăn đƣợc:

Những loài trong đồng cỏ Việt Nam có giá trị chăn thả khá tốt, về thành phần loài thì trên 95 % là thuộc nhóm hòa thảo, trong đồng cỏ tồn tại một số loài cây bụi và cây thuộc thảo khác, phần lớn những loài này cũng đƣợc gia súc ăn. Tuy nhiên, giá trị chăn thả của đồng cỏ cũng thay đổi theo thời gian và theo từng kiểu thảm, điều này có quan hệ mật thiết với đặc điểm sinh thái, với các giai đoạn sinh trƣởng , với thành phần thực vật, với chiều cao thảm cỏ và thành phần hóa học của nó cùng các hình thức tác động của con ngƣời vào thảm cỏ.

Ở một số loài giá trị chăn thả hầu nhƣ không thay đổi trong suốt cả thời kì

sinh dƣỡng nhƣ: Ischaemum indicum, Paspalum scrobiculatum, Paspalum

conjugatum và một số loài một năm. Một số loài khác thì giá trị chăn thả giảm

dần theo thời gian, ở những loài này tuổi càng tăng thì tỷ lệ phần thân tăng và phần trăm chất xơ trong thân và lá tăng lên. Lá nhiều loài trở lên cứng và sắc nhƣ cỏ tranh, chè vè,…

Thành phần cây họ đậu trong đồng cỏ Việt Nam rất ít, một số loài trong đó

giá trị chăn thả kém, lá cứng, có nhiều lông cứng nhƣ: Desmodium

những loài này lá cứng và sắc nhƣ Carex, Rhynchospora,…một vài loài khác năng suất rất thấp [11].

- Thành phần hóa học của thực vật:

Thành phần hóa học có trong các giống cỏ tập trung chủ yếu vào 4 chỉ tiêu đó là: vật chất khô, protein, đƣờng, chất béo và xơ. Hoàng Chung và cộng sự (2004) đã tiến hành nghiên cứu và theo dõi một số chỉ tiêu về thành phần hóa học của một số loài chính trong đồng cỏ Bắc Việt Nam. Kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 1.10 [11].

Những giống cây thức ăn tốt là giống cho năng suất vật chất khô, protein, đƣờng cao, tỉ lệ lá/thân cao, trong đó chỉ tiêu protein đƣợc chú ý nhiều hơn cả.

Bảng 1.10: Thành phần hóa học và giá trị dinh dƣỡng của một số loài cỏ

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Nƣớc % Đạm % Protein % Lipit % Chất % ĐV TA (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Ischaeamum indicum Cỏ lông 76,7 1,954 7,86 1 8,8 0,19

2 Arundinella nepalensis Cỏ xƣơng 77,4 1,976 9,94 0,3 7,9 0,18

3 Cymbopogon caesum Cỏ sả 70,4 2,306 9,61 1,9 9,3 0,25

4 Imperata cylindrica Cỏ tranh 74 1,945 9,747 1,1 8,8 0,25

5 Setaria viridis Cỏ sâu róm 67,5 2,1 1,6 10,3 0,27

6 Chrysopogon aciculatus Cỏ may 64,4 3,1 0,6 8,3 0,3

7 Digitaria longiflora Cỏ chỉ 73,6 3,4 0,5 7,4 0,21

8 Fimbristylis annua Họ cói 0,979 4,288

Trong thực tế khi chăn thả bình thƣờng giá trị thức ăn cao nhất trong thời gian đầu khi cỏ mọc nhanh ra nhiều lá mới, giá trị thức ăn giảm khi cỏ bắt đầu đâm bông và tiếp tục giảm khi cỏ già. Khi chăn thả liên tục theo những thời gian

liên tiếp gần nhau, giá trị dinh dƣỡng ở mức tƣơng đối cao nhƣng năng suất giảm nhiều.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI GIA SÚC Ở XÃ MINH ĐỨC HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG VÀ TRỒNG THỬ NGHIỆM HAI LOÀI CỎ: CỎ VOI (PENISETUM PURPUREUM) VÀ CỎ LAU (SACCHARUM ARUNDINACEUM) (Trang 26 - 31)