Đặc điểm tự nhiên – xã hội huyện Việt Yên

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI GIA SÚC Ở XÃ MINH ĐỨC HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG VÀ TRỒNG THỬ NGHIỆM HAI LOÀI CỎ: CỎ VOI (PENISETUM PURPUREUM) VÀ CỎ LAU (SACCHARUM ARUNDINACEUM) (Trang 41 - 114)

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

* Vị trí địa lý địa hình

Việt Yên là huyện trung du nằm phía Nam tỉnh Bắc Giang, cách thủ đô Hà Nội 40 km, có tổng diện tích là 17.144,10 ha. Việt Yên có 19 đơn vị hành chính ,bao gồm 2 thị trấn và 17 xã.

So với huyện khác, Việt Yên có vị trí tƣơng đối thuận lợi, trung tâm huyện cách thành phố Bắc Giang 12 km.

Phía Bắc giáp huyện Tân Yên.

Phía Nam giáp thành phố Bắc Ninh và huyện Quế Võ. Phía Đông giáp huyện Yên Dũng và thành phố Bắc Giang. Phía Tây giáp huyện Yên Phong và huyện Hiệp Hòa.

Huyện Việt Yên có đƣờng Quốc lộ 1A, Quốc lộ 37 và tuyến đƣờng sắt Hà Nội – Lạng Sơn chạy qua nên rất thuận lợi cho việc giao lƣu kinh tế và phát triển thƣơng mại, dịch vụ tới các trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc. Đặc biệt, Việt Yên có vị trí thuận lợi cho việc hình thành các khu, cụm công nghiệp của tỉnh nên tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển. Ngoài ra, huyện còn các tuyến đƣờng tỉnh lộ quan trọng chạy qua nhƣ: 284,272 (Phúc Lâm –Tân Yên), 269 (Khả Lý – Chùa Bổ), đƣờng 298, đƣờng 298 B, đƣờng thủy thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa, đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lƣu và phát triển sản xuất.

* Địa hình, địa mạo

Địa hình huyện Việt Yên khá đa dạng, có cả đồi núi và đồng bằng:

Địa hình đồi núi thấp thuộc một số xã phía Bắc và phía Nam của huyện, có độ cao trung bình từ 6 m-120 m nhƣ: Việt Tiến, Thƣợng Lan, Minh Đức, Nghĩa Trung, Trung Sơn. Đỉnh cao nhất là đỉnh Mỏ Thổ 161 m tại xã Minh Đức.

Những đồi núi thấp này đa phần có độ dốc là 150 (chỉ khoảng 20% diện tích có

độ dốc bình quân dƣới 150

).

Địa hình đồng bằng tập trung ở phía Đông đƣờng Quốc lộ 1A, gồm các xã: Quang Châu, Vân Trung, Hoàng Ninh …và một số xã vùng giữa huyện ven đƣờng quốc lộ 37 nhƣ Hƣơng Mai, Tự Lạn, Bích Sơn, Hồng Thái. Độ cao bình quân so với mặt nƣớc biển là 2,5 - 5 m.

Địa hình thấp ở một số xã phía Bắc của huyện và 3 xã Ninh Sơn, Trung Sơn, Tiên Sơn. Độ cao trung bình từ 15 – 25 m so với mực nƣớc biển.

Độ nghiêng của địa hình theo hƣớng từ Bắc xuống Nam và từ Tây Bắc sang hƣớng Đông Nam.

Địa hình nhƣ trên tạo điều kiện thuận lợi trong việc đa dạng hóa cây trống, vật nuôi, phát triển một nền nông nghiệp phong phú. Tuy nhiên, địa hình không đồng đều cũng gây kho khắn cho việc phân vùng sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh cây trồng trên diện rộng.

* Khí hậu

Huyện Việt Yên chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió múa, với nhiệt

độ bình quân qua các năm từ 23-240

C, nhiệt độ lạnh dân từ mùa thu sang mua đông đến mùa xuân (từ tháng 10 đến tháng 3), sau đó nóng vào mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 8). Các năm ít có sự thay đổi lớn về nhiệt độ.

Lƣợng mƣa bình quân vào khoảng 1.400 - 1.500 mm nhƣng phân bố không đều, thƣờng tập trung vào các tháng 6, 7, 8. Lƣợng mƣa trong thời gian này thƣờng chiếm tới 85% lƣợng mƣa cả năm. Những trận mƣa to có thể gây úng lụt một số diện tích đất nông nghiệp ở vùng trũng và gây hiện tƣợng xói mòn, rửa trôi ở những vùng đất cao nên ảnh hửơng không nhỏ tới sản xuất và chất lƣợng đất nông nghiệp. Về mùa khô, lƣợng mƣa thấp, bình quân 22 mm/tháng, chủ yếu là mƣa phùn tập trung vào các tháng 12, 1 và tháng 2. Vì vậy, tƣới tiêu chủ động cho nông nghiệp trên địa bàn huyện là vấn đề cần đƣợc quan tâm.

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu chế độ nhiệt trong năm

Đơn vị tính: độ C

Chỉ tiêu Trung bình cả

năm

Mùa nóng Mùa lạnh

Nhiệt độ bình quân 23,4 24,5-27,3 15,9-23,6

Trung bình tối cao 26,9 28,7-31,1 19,5-26,6

Trung bình tối thấp 20,5 21,0-24,3 13,1-21,2

Biên độ nhiệt ngày đêm

6,4 6,8-7,3 5,0-7,8

(Nguồn: Báo cáo điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 m, định hướng đến năm 2020)

Lƣợng bốc hơi trên địa bàn huyện là 1.012 mm/năm. Trong các tháng mùa khô hanh (tháng 11, 12, 1, 2, 3), lƣợng bốc hơi lớn hơn lƣợng mƣa từ 2,3 - 4,8 lần gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp vụ đông xuân.

Hƣớng gió chủ đạo trên địa bàn huyện là gió Đông Bắc. Tốc độ gió trung bình trong năm là 1,9 m/s, tháng có tốc độ gió trung bình cao nhất là tháng 8 (2,7 m/s).

Nhìn chung, khí hậu của huyện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, nhất là trồng lúa nƣớc, các loại cây rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày nhƣ lạc, đậu tƣơng. Tuy nhiên, chế độ khí hậu của huyện cũng có một số hạn chế nhƣ úng lụt hay hạn hán nên ảnh hƣởng phần nào tới sản xuất của ngƣời nông dân. Vì vây, công tác thủy lợi cần đƣợc quan tâm thƣờng xuyên.

* Đất đai, thổ nhưỡng

Huyện Việt Yên có tổng diện tích đất tự nhiên 17.144,70 ha với 9 loại đất chính (theo phân hạng đất phục vụ sản xuất nông nghiệp).

Trong các loại đất, nhóm đất phù sa chiếm khoảng 32,8 % tổng diện tích đất tự nhiên, đƣợc phân bố ở hầu hết các xã trong huyện. Đặc tính đất giàu chất dinh dƣỡng, chất đạm phù hợp với cây lúa và với các loại cây hoa màu.

Nhóm đất bạc màu là loại đất có diện tích lớn nhất, khoảng 7.637 ha đƣợc phân bố hầu hết ở các xã giữa huyện và các xã phía Bắc. Đất này đƣợc hình thành trên mẫu chất phù sa cổ ở địa hình cao, thoát nƣớc. Đặc điểm của loại đất này là có phản ứng chua, đặc tính tơi xốp, giàu Kali và thoát nƣớc tốt, chủ yếu nằm ở trên chân đất nên phù hợp với các loại cây khoai lang, khoai tây, khoai sọ… Những chân đất chủ động tƣới đã đƣợc nhân dân khai thác trồng lúa màu…

Bảng 2.2. Diện tích và cơ cấu các loại đất Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) TT Tổng diện tích tự nhiên 17.144,70 100,00 1 Đất phù sa bồi hàng năm 202 2,66 2 Đất phù sa không bồi 456 4,49

3 Đất phù sa không bồi có tầng loang lổ 769 24,47

4 Đất phù sa úng nƣớc 4.194,5 44,55

5 Đất xám bạc màu 7.637,82 4,16

6 Đất vàng nhạt trên đá cát 713 1,23

7 Đất nâu/vàng biến đổi do trồng lúa 211 0,13

8 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa 22 5,97

9 Đất xói mòn 1.023 11,17

10 Đất không điều tra 1.916,48

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Việt Yên giai đoạn 2000 – 2010)

Đất vàng trên cát đƣợc phân bố ở các xã có nhiều đồi núi. Loại đất này nằm ở độ dốc cấp III và IV, tầng dầy mỏng, hàm lƣợng mùn, đạm nghèo. Diện tích này chủ yếu trồng sắn, bạch đàn và một số cây ăn quả.

Nhóm đất phù sa úng nƣớc chủ yếu là các ao hồ nằm rải rác trên địa bàn huyện. Một số diện tích đƣợc tận dụng dể cấy lúa nƣớc, phần diện tích còn lại để nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là thả cá, baba, ếch…

Đất xói mòn trơ sỏi đá nằm trên vùng đồi núi thấp có độ dốc lớn, thảm che phủ ít nên bị xói mòn, rửa trôi trong mùa mƣa. Hiện nay, trên loại đất này, một

số xã đã đƣa vào sử dụng trồng rừng để tái tạo lại thảm thực vật, phần diện tích còn lại để trống, không sử dụng đƣợc.

Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nƣớc chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng diện tích toàn huyện, đƣợc phân bố rải rác ở các xã vùng đồi. Loại đất này có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, mùn nghèo, đạm tổng số nghèo đến trung bình, kali trung bình. Hiện nay, ngƣời dân trong huyện thƣờng trồng 2 vụ lúa và 1 vụ màu trên loại đất này.

Xét về độ dốc, đất huyện Việt Yên đƣợc chia làm 5 cấp với độ dốc tƣơng ứng nhƣ sau:

Độ dốc cấp I (0 – 30

): có diện tích là 13.868,30 ha, chiếm phần lớn với 80,93 % tổng diện tích tự nhiên, gồm 3 nhóm đất đỏ vàng, ám bạc màu, phù sa nhƣng chủ yếu là nhóm đất xám bạc màu và phù sa.

Độ dốc cấp II (3 – 80

): có diện tích 228 ha, chiếm 1,33 % tổng diện tích tự nhiên, thuộc nhóm đất đỏ vàng.

Độ dốc cấp III (8 – 150

): có diện tích 261,36 ha, chiếm 1,53 % diện tích đất tự nhiên, gồm 2 nhóm đất đỏ vàng và đất xói mòn trơ xỏi đá.

Độ dốc cấp IV (15 – 200

): có diện tích 748,3 ha, chiếm 4,36 %, gồm đất đỏ vàng và đất trơ sỏi đá.

Độ dốc cấp V (trên 200

): có diện tích 705,5 ha, chiếm 4,12 % chủ yếu thuộc nhóm đất xói mòn trơ xỏi đá.

Tóm lại: Tài nguyên đất ở Việt Yên đa dạng, thích nghi nhiều loại cây trồng nhƣ lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, lâm nghiệp. Tuy nhiên, lƣợng kali, lân, khoáng ở một số diện tích còn nghèo, vì vậy cần phải có những biện pháp cải tạo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng cƣờng đầu tƣ theo chiều sâu đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

* Dân cư

Năm 2006, tổng dân số trên địa bàn huyện là 161.394 ngƣời, tăng 8.261 ngƣời so với năm 2000, 9.838 ngƣời so với năm 1996. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện năm 2006 là 1,17 %, thấp hơn so với mức chung toàn tỉnh (tỷ lệ tăng tự nhiên trên địa bàn tỉnh là 1,18 %). Đến năm 2006, dân số khu vực nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ lớn 91,06 % với 146.959 ngƣời, dân số khu vực thành thị chỉ có 8,94 % với 14.435 ngƣời. Nhìn chung, tỷ lệ dân thành thị có xu hƣớng tăng. Cụ thể, năm 2000, dân thành thị vẫn chiếm 3,87 %, đến năm 2006, tỷ lệ này là 8,94 %.

* Nghề nghiệp

Cơ cấu lao động trên địa bàn huyện trong giai đoạn 1996 – 2006 đã có sự chuyển biến.

Tỷ lệ lao động ở nhóm nhóm ngành nông nghiệp giảm mạnh, lao đông nông nghiệp chiếm 94,68 % năm 1996, 93,67 % năm 2000, 73 ,92 % năm 2006. Lao động công nghiệp và dịch vụ tăng từ 5,33 % năm 1996 lên 26,08 % năm 2006. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn.

Lao động nông nghiệp sản xuất theo phƣơng thức canh tác theo kinh nghiệm là chủ yếu không qua đào tạo. Công tác khuyến nông trong những năm vừa qua đã có nhiều cố gắng nhƣng cũng chỉ mới tập trung bổ sung đƣợc một số kiến thức cơ bản cho ngƣời nông dân thông qua việc hƣớng dẫn sử dụng các giống mới, cách chăm sóc cây trồng, phòng trừ bệnh dịch cây trồng và gia súc gia cầm, giới thiệu một số mô hình sản xuất điển hình trên địa bàn huyện…

Bảng 2.3. Số lƣợng và cơ cấu lao động

TT Chỉ tiêu

Năm 1996 Năm 2000 Năm 2006

Số lƣợng (ngƣời) Cơ cấu (%) Số lƣợng (ngƣời) Cơ cấu (%) Số lƣợng (ngƣời) Cơ cấu (%) 1 Nông nghiệp 68.375 94,68 64.046 93,67 59.178 73,92 2 Công nghiệp 2.728 3,78 3.008 4,40 5.477 6,84 3 Dịch vụ 1.116 1,55 1.320 1,93 15.405 19,24 Tổng 72.219 100,00 68.374 100,00 80,060 100,00

(nguồn: Phòng thống kê huyện)

2.2. Đặc điểm tự nhiên - xã hội xã Minh Đức2.2.1. Đặc điểm tự nhiên 2.2.1. Đặc điểm tự nhiên

* Vị trí địa lý

Minh Đức là xã miền núi nằm phía Bắc huyện Việt Yên, cánh trung tâm huyện khoảng 4 km, có diện tích tự nhiên là 2.013,74 ha, dân số 11.729 ngƣời; tiếp giáp theo địa giới hành chính của xã gồm

- Phía Bắc giáp huyện Tân Yên.

- Phía Nam giáp xã Bích Sơn và xã Tự Lạn. - Phía Đông giáp xã Nghĩa Trung.

- Phía Tây giáp xã Thƣợng Lan và huyện Tân Yên.

Xã Minh Đức có 3,4 km đƣờng tỉnh lộ 272 chay qua. Với vị trí nhƣ vậy tạo điều kiện thuận lợi cho viêc đi lại và lƣu thông hàng hóa.

Minh Đức có địa hình tƣơng đôi phức tạp có đồi núi xen kẽ với đồng bằng trong đó có núi Mỏ Thổ nằm ở nửa phía tây của xã cao 161 m, khu vực đồng ruộng có địa hình không đƣợc bằng phẳng có độ cao trung bình từ 4 – 7 m. Địa hình của xã thấp dần theo hƣớng Tây Bắc –Đông Nam.

* Khí hậu

Minh Đức nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa hè nóng ẩm, mƣa nhiều (từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa đông khô hanh, lạnh (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau).

-Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm 23,40 C, nhiệt độ cao tuyệt đối là

370 C, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 50 C. chế độ nhiệt phân hóa theo mùa rõ rệt,

trong năm có 4 tháng nhiệt độ bình quân nhỏ hơn 200 C. Đây là yếu tố rất thích

hợp cho việc bố trí cơ cây trồng ngắn ngày tƣơng đối đa dạng, đặc biệt đối với

một số rau thực phẩm ôn đới có giá trị kinh tế cao. Tổng tích ôn đạt trên 8.5000

C/năm cho phép phát triển nhiều vụ cây trồng ngắn ngày trong năm.

- Chế độ mƣa: Lƣợng mƣa trung bình hàng năm 1.851 mm, nhƣng phân bố không đồng đều giữa các tháng trong năm. Lƣợng mƣa tập trung chủ yếu vào mùa nóng chiếm 85,4 % tổng lƣợng mƣa cả năm gây ra úng lụt cục bộ tại một số khu vực.

- Độ ẩm không khí: độ ẩm không khí bình quân cả năm khoảng 81 %. Các tháng mùa khô ít mƣa, thƣờng có độ ẩm thấp làm cho cƣờng độ bốc hơi nƣớc khá cao gây ra hạn hán trong một số tháng gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân.

- Chế độ gió: Hƣớng gió chủ đạo là Đông Bắc. Tốc độ gió trung bình trong năm là 1,9 m/s, tháng có tốc độ gió lớn nhất là tháng 8 khoảng 2,7 m/s.

Mỗi năm thƣờng có 2 – 3 cơn bão đổ vào kèm theo mƣa lớn từ 200 – 300 mm gây ngập úng, thiệt hại cho mùa màng.

Nhìn chung, thời tiết xã Minh Đức khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng. Tuy nhiên, do sự phân hóa thời tiết theo mùa cùng những hiện tƣợng nhƣ bão, lũ lụt, hạn hán gây ảnh hƣởng không nhỏ tới sản xuất của ngƣời dân. Do đó, đòi hỏi phải có những biện pháp phòng chống cũng nhƣ kế hoạch sản xuất cho thích hợp.

* Thủy văn

Xã có ngòi cầu Sim, sông Máng và ngòi Me chảy qua là nơi cung cấp nƣớc chính cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã. Hƣớng chảy chủ yếu là Tây Bắc – Đông Nam. Trong đó:

- Ngòi cầu Sim chảy theo ranh giới phía Nam của xã, đoạn qua xã dài 7,6 km, rộng trung bình 20 – 50 m, độ dốc lớn, sinh thủy chủ yếu vào mùa mƣa.

- sông Máng chảy qua xã dài 3,8 km, rộng trung bình 6 m.

* Đất đai và thổ nhưỡng:

Xã Minh Đức có 3 loại đất chủ yếu sau:

- Đất bạc màu trên phù sa cổ (B): Đất này đƣợc hình thành trên mẫu chất phù sa cổ ở địa hình cao, thoát nƣớc. Đất có phản ứng chua (pH = 4,5 - 5). Lân tổng số và tiêu rất nghèo đến nghèo, Kali tổng số khá. Đất có thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ. Đất này hầu hết nằm trên chân. Tuy nghèo lân, mùn, đạm xong đất bạc màu có ƣu điểm là khá giàu kali, tơi xốp, thoát nƣớc tốt, thích hợp với các loại cây có củ nhƣ khoai lang, khoai tây, lạc…

- Đất phù xa úng nƣớc mùa hè (Pj): Loại đất này phân bố chủ yếu ở dọc ngòi Cầu Sim, ngòi Me. Do bị ngập nƣớc nhiều tháng trong năm nên bị gley rất mạnh ở tầng B. Đất có phản ứng chua, hàm lƣợng mùn giàu, lân tổng số và rễ

tiêu thấp 0,08 - 1,1 % và 7 - 8 mg/100g đất. Diện tích này phần lớn đã đƣợc đƣa vào trồng lúa.

- Đất xói mòn trơ sỏi đá (E): Đây là loại đất nằm trên các đồi, núi có độ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI GIA SÚC Ở XÃ MINH ĐỨC HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG VÀ TRỒNG THỬ NGHIỆM HAI LOÀI CỎ: CỎ VOI (PENISETUM PURPUREUM) VÀ CỎ LAU (SACCHARUM ARUNDINACEUM) (Trang 41 - 114)