Những nghiên cứu về động thái đồng cỏ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI GIA SÚC Ở XÃ MINH ĐỨC HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG VÀ TRỒNG THỬ NGHIỆM HAI LOÀI CỎ: CỎ VOI (PENISETUM PURPUREUM) VÀ CỎ LAU (SACCHARUM ARUNDINACEUM) (Trang 31 - 33)

Những nghiên cứu về động thái của các quần xã tự nhiên đã đƣợc tiến hành tƣ lâu nhƣ các tác giả vuxotski G.N (1908, 1909, 1915) và Pachoxki I.K (1917, 1921) khi nghiên cứu ảnh hƣởng của sự chăn thả đến thảm thực vật đã đi đên kết luận, chăn thả gia súc là một trong những yếu tố quan trọng làm thay đổi thảm thực vật trên diện tích lớn. Những thí nhiệm của Lyupcaya A.F (1935), trên đồng cỏ Nga cho thấy chăn thả có ảnh hƣởng trực tiếp tới đất, qua đất đến thảm thực vật [19].

Lavrenco F.M (1938, 1940) khi nghiên cứu về sự biến đổi của thảm cỏ trong quá trình chăn thả đã đề nghị chia những biến đổi của thực vật trong đồng cỏ thành những thay đổi hàng năm và những thay đổi lâu năm. Đối với những đồng cỏ chăn thả, những thay đổi ngắn hạn là quan trọng nhất [19].

Xennhicop A.P (1941) đã phát hiện những động thái mùa của thảm thực vật và chia thành 7 giai đoạn phát triển nối liên với các thời kỳ ra hoa kết quả của một số cây cố định. Khi nghiên cứu sự thay đổi của các trạng thái vật hậu học của các cấu tử trong đồng cỏ và sự biến đổi cấu trúc của thảm cỏ, ông đã chia ra thành 8 giai đoạn biến động mua trong chu kỳ 1 năm của đồng cỏ.

Nghiên cứu ảnh hƣởng của việc cắt cỏ đến thành phần loài thực vật Dmitriep (1948) cho thấy nếu nhiều năm cắt cỏ vào đúng thời gian ra hoa của cỏ sẽ làm thay đổi lớn loài thực vật trong đồng cỏ [19].

Trong quá trình nghiên cứu nhiều tác giả hoặc chỉ đề cập tới khối lƣợng phần trên mặt đất nhƣ Kalinnina (1954), Xemennova-Chian-Xanskia (1960); Xemennova – Chian –Xanskia và Nhiconskaia (1960)… Hoặc là nghiên cứu quá trình mọc của rễ Barannopskaja (1954); Krƣm (1964), Kharitonop (1967); Garwood (1968); Ponhiatopskaia (1968) [8].

Larin I.V (1965) khi nghiên cứu động thái thảm thực vật đồng cỏ ở miền tây Cazacstan đã đƣa ra 2 nhóm yếu tố làm thảm thực vật thay đổi là: động thái ngoài và động thái trong [19].

Hoàng Chung (1974), Uchenkhin (1977) đã nghiên cứu về biến động mùa của từng loài riêng biệt trong quần xã cho cả 2 phần trên và dƣới đất và đã nhóm lại thành các kiểu hình theo phân bố không gian và thời gian. Một tính chất quan trọng của quần xã thực vật có liên quan mật thiết với cấu trúc không gian và thời gian là năng suất. Đồng thời nó là vấn đề tích lũy và động thái của

các phần sống và phần chết của thực vật thuộc thảo, đặc biệt là trong thảo nguyên đồng cỏ, nó có ý nghĩa rất lớn trong nghiên cứu không chỉ thảm thực vật mà cả quá trình mùn hóa, quá trình tích lũy và phân hủy các chất hữu cơ [8].

Hoàng Chung (2000) đã nghiên cứu biến động mùa quần xã cỏ miền Bắc Việt Nam. Công trình này của ông đã bắt đầu nghiên cứu từ năm 1975 đã đề cập khá đầy đủ về nhƣng chỉ tiêu khí hậu, đất đai phần trên mặt đất và phần dƣới đất và đã đi đến kết luận thực vật đồng cỏ miền Bắc Việt Nam là xanh quanh năm, biến động khối lƣợng quan hệ mật thiết với khí hậu, đặc biệt là độ ẩm của đất. Cuối cùng đã nêu nên đƣợc quy luật động thái của đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam [8].

1.4 Những nghiên cứu về thoái hóa đồng cỏ do chăn thả và vấn đề sử dụng hợp lý đồng cỏ Bắc Việt Nam.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI GIA SÚC Ở XÃ MINH ĐỨC HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG VÀ TRỒNG THỬ NGHIỆM HAI LOÀI CỎ: CỎ VOI (PENISETUM PURPUREUM) VÀ CỎ LAU (SACCHARUM ARUNDINACEUM) (Trang 31 - 33)