Vấn ñề cân bằng Axitamin trong khẩu phần ăn cho gia cầm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung methionine và vitamin c đến năng suất và chất lượng trứng của gà mái đẻ ra trong điều kiện nắng nóng (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Vai trò của protein, axitamin trong dinh dưỡng gia cầm

1.1.2.5. Vấn ñề cân bằng Axitamin trong khẩu phần ăn cho gia cầm

Cơ thể con vật chỉ có thể tổng hợp nên protein của nó theo một “mẫu” cân đối về axit amin, những axit amin nằm ngồi “mẫu” cân đối sẽ bị oxy hoá cho năng lượng. Do vậy, khi sử dụng các khẩu phần ñược cân ñối phù hợp với nhu cầu axit amin của gia cầm thì sự sinh trưởng và sức sản xuất cao hơn, hiệu quả lợi dụng protein tốt, do đó tiết kiệm được protein thức ăn. Hơn nữa trạng thái sinh lý của gia cầm cũng tốt hơn, các q trình đồng hố và dị hố trong cơ thể diễn ra tích cực hơn. Nhiều kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hiệu quả sử dụng protein sẽ ñạt mức tối ña nếu tỷ lệ các axit amin của các

protein đó gần với tỷ lệ giữa các axit amin mà nhu cầu của con vật địi hỏi. Hiệu quả này còn phụ thuộc vào các axit amin thay thế và không thay thế của protein (Hillman, 1985)[64]. Khái niệm cân bằng axit amin có ý nghĩa ñặc

biệt quan trọng trong cân bằng các chất dinh dưỡng bởi vì:

- Ngoại trừ một lượng nhỏ axit amin dùng cho mục đích đặc biệt, cịn

lại tất cả các axit amin ñược dùng chủ yếu ñể tổng hợp protein của cơ thể. - ðiều quan trọng nhất là khơng có sự dự trữ các axit amin trong cơ thể. Sự vắng mặt của một axit amin không thay thế trong khẩu phần sẽ ngăn cản việc sử dụng các axit amin khác ñể tổng hợp protein. Khi đó, các axit amin được sử dụng như một nguồn cung cấp năng lượng. ðiều đó làm giảm tính

ngon miệng, giảm sinh trưởng, cân bằng nitơ âm nghiêm trọng tức là mất protein cơ thể (Rose, 1997)[97]. Cân bằng axit amin bị phá vì sẽ làm giảm lượng thức ăn thu nhận và khả năng tăng trọng

Về phương diện tế bào thì tất cả các axit amin ñều ñược coi là quan

trọng, bởi vì tổng hợp protein bao gồm cả việc sử dụng các axit amin thay thế và không thay thế khi sao chép ARN (Shimada,1984)[99]. Ngay trong tế bào, cũng có sự tồn tại nồng độ tối ưu các axit amin thay thế. Nếu cung cấp các

axit amin thay thế với hàm lượng tối ưu trong khẩu phần ăn sẽ làm giảm sự dị hoá các axit amin không thay thế cho tổng hợp các axit amin thay thế. Thêm vào đó, nếu tất cả các axit amin ñược cung cấp với cùng tỷ lệ theo nhu cầu thì cơ hội của sự mất cân bằng axit amin sẽ ñược hạn chế tối ña. Trong ñiều kiện như vậy, protein sẽ ñược sử dụng với hiệu quả tốt nhất. Chính vì vậy, nếu cân bằng axit amin trong khẩu phần càng tốt thì nhu cầu protein của gia cầm càng thấp (Bornstein và Lipstein, 1975)[42]. Hàm lượng các axit amin khơng thay thế và sự cân đối giữa chúng cịn có ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận và do đó có ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng và thành phần thân thịt.

Axit amin giới hạn

Sự tổng hợp protein là quá trình “Tất cả hoặc khơng có gì”. Nếu bất kỳ một axit amin không thay thế nào cần thiết cho sự tổng hợp protein của cơ thể bị thiếu trong khẩu phần thì protein sẽ khơng được tổng hợp .

Sự thiếu hụt axit amin trong thức ăn và trong khẩu phần ăn thường ñược phản ánh ngay ở sự sinh trưởng và sức sản xuất cũng như ở hiệu quả sử

xuất tỷ lệ với mức thiếu hụt của axit amin nào thiếu hụt nhiều nhất trong số các axit amin không thay thế của khẩu phần. Người ta gọi các axit amin thiếu trong khẩu phần là axit amin giới hạn hay là yếu tố hạn chế. Như vậy axit amin giới hạn là axit amin mà số lượng của nó thường thiếu so với nhu cầu, từ

đó làm giảm hiệu suất sử dụng protein trong khẩu phần (Shimada, 1984)[99].

Axit amin nào thiếu nhiều nhất và làm giảm hiệu suất lợi dụng protein lớn nhất thì gọi là axit amin giới hạn thứ nhất (yếu tố số 1), và theo cách lý giải như vậy những axit amin tiếp theo đó, ít thiếu hơn so với nhu cầu và với mức axit amin khác ñược gọi là axit amin giới hạn thứ hai.

ðể loại trừ sự thiếu hụt các axit amin trong khẩu phần, trước hết người

ta bổ sung vào nó các axit amin giới hạn thứ nhất đến mức nhu cầu của gia cầm, sau đó bổ sung các axit amin giới hạn thứ hai, thứ ba, ... Nếu bổ sung

không hợp lý như bổ sung các axit amin giới hạn thứ hai, thứ ba vào trước thì khơng những khơng tốt mà cịn có hại cho cơ thể gia cầm. Sở dĩ như vậy là vì

đối với mỗi loại protein khác nhau, cơ thể tổng hợp theo một “mẫu” cân ñối

nhất ñịnh. Những axit amin nào nằm ngồi “mẫu” đều bị đốt cháy gây lãng

phí protein và gây căng thẳng quá trình trao đổi chất. Nếu cung cấp axit amin cho con vật theo đúng “mẫu” cân đối của chúng thì hiệu quả sử dụng Protein sẽ cao. Mục đích của việc sử dụng axit amin giới hạn (hay axit amin hạn chế) là nhằm cung cấp cho con vật ñúng “mẫu” cân đối. Vì nếu khơng tn theo

ngun tắc bổ sung yếu tố giới hạn một rồi mới bổ sung yếu tố giới hạn thứ hai thì việc bổ sung axit amin khơng đảm bảo được “mẫu” cân đối, thậm chí

cịn gây nên tình trạng vẫn thiếu axit amin này mà lại thừa axit amin khác.

ðiều ñó càng làm giảm hiệu suất lợi dụng protein, gây lãng phí protein và axit

amin. Hơn nữa thừa axit amin còn gây hậu quả khơng tốt đối với con vật.

Trước hết sẽ làm giảm lượng thức ăn thu nhận và giảm sức sản xuất. Thứ hai khi thừa axit amin cịn làm thay đổi quan hệ cân bằng axit amin, tạo ra “yếu

tố giới hạn mới”, nếu thừa nhiều axit amin nào đó cịn gây ngộ độc cho con vật. Vì thế, khi bổ sung các axit amin giới hạn phải hết sức thận trọng và theo

ñúng nguyên tắc. Muốn như vậy phải xác ñịnh ñúng axit amin giới hạn 1, 2

thì việc bổ sung mới có hiệu quả.

Trên thực tế, việc xác định trình tự giới hạn các axit amin khá phức tạp bởi vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Hiện nay, người ta đó xác định ñược

trình tự của các axit amin trong thức ăn hoặc trong khẩu phần, dựa vào hiệu quả sinh học của việc bổ sung axit amin thiếu hụt khác nhau ñến khả năng

sinh trưởng cũng như hiệu quả sử dụng thức ăn. Ngoài ra cũng có thể xác định trình tự giới hạn của các axit amin trong thức ăn hoặc trong khẩu phần

theo hàm lượng các axit amin tự do có trong huyết tương (Shimada,

1984)[99].

Theo Larbier và Leclercq (1993)[73], nhu cầu về axit amin không thay thế cho gà broiler (Bảng 1.2).

Bảng 1.2: Nhu cầu về axitamin không thay thế cho gà broiler

Axit amin Cho duy trì

(mg/kg k.lượng sống/ngày) Cho tăng trọng (g/100g k. Lượng tăng) Lysin 82 1,49 Methionine 36 0,70 Cystine 24 0,46 Isoleucine 58 0,27 Tryptophan 10 0,27 Threonine 86 0,75

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung methionine và vitamin c đến năng suất và chất lượng trứng của gà mái đẻ ra trong điều kiện nắng nóng (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)