Xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý đất đai trên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh (Trang 82 - 87)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý đất đai trên

địa bàn huyện Đông Triều

3.3.1. Quan điểm về việc quản lý đất đai

3.3.1.1. Quan điểm kết hợp giữa quyền sở hữu với quyền sử dụng và đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, quan điểm này đã được khẳng định trong các văn kiện đại hội Đảng và được ghi nhận trong hiến pháp 1992.

Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quan trọng và quý giá của mỗi dân tộc. Chỉ có Nhà nước, người đại diện hợp pháp của mọi tầng lớp nhân dân mới có quyền tối cao để quản lý đất đai. Và cũng chỉ có Nhà nước mới có khả năng biến mọi đường lối chủ trương của Đảng thành kế hoạch để có thể quản lý đất đai. Nhà nước phải nắm giữ quyền thống nhất quản lý những vấn đề cơ bản trong tay mà đại diện là các cơ quan như Chính phủ, các Bộ, đồng thời Nhà nước giao quyền cho các địa phương, các ngành tức là thực hiện phân cấp quản lý, điều hành để thực hiện luật và các văn bản pháp quy của trung ương cho các cấp, các ngành. Quyền quản lý tập trung thống

nhất của Nhà nước được quy định là cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng trung ương, thực hiện chế độ một thủ trưởng ở tất cả các đơn vị, các cấp, đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa các hoạt động trong quá trình quản lý và sử dụng đất. Nhà nước phải dùng quyền lực của mình để hồn chỉnh hệ thống pháp luật đất đai, làm cho pháp luật đất đai được thực hiện nghiêm minh. Quyền quản lý tập trung thống nhất được thực hiện ở việc Nhà nước thông qua công tác quy hoạch kế hoạch để điều chỉnh các hoạt động sử dụng đất và cũng dựa vào đó Nhà nước giao đất cho thuê đất cho các đối tượng sử dụng đất. Thông qua hệ thống văn bản pháp lý về quyền quản lý mà văn bản có tính chất pháp lý cao nhất là Luật Đất đai để thực hiện quyền thống nhất quản lý. Để đảm bảo quyền này, Nhà nước phải sử dụng các công cụ quản lý và phương pháp quản lý thích hợp. Nếu sử dụng tốt các cơng cụ quản lý và phương pháp quản lý theo quyền quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước sẽ được duy trì và vai trị quản lý Nhà nước về đất đai sẽ được phát huy đầy đủ.

3.3.1.2. Quan điểm kết hợp quản lý đất đai với vấn đề bảo vệ môi trường và các vấn đề xã hội

Vấn đề rất lớn đặt ra trong quản lý đất đai khi đẩy mạnh cơng ngiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thôn là sử dụng đất đai, các tài nguyên thiên nhiên từ đất có hiệu quả và phải bảo vệ môi trường. Đây là vấn đề thách thức đối với các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai. Mỗi hoạt động của con người đều làm biến đổi môi truờng một cách mạnh mẽ. Vấn đề ô nhiễm đất, lạm dụng các chất hoá học, xác sinh vật, động vật, các chất thải công nghiệp… sẽ làm giảm năng suất chất lượng cây trồng, huỷ diệt sự sống của một số sinh vật khác và đe doạ dến sức khoẻ con người. Sự ơ nhiễm khơng khí do sử dụng các phương tiện vận tải, của các nhà máy cơng nghiệp cùng q trình đơ thị hố làm cho mơi trường sinh thái bị mất cân bằng. Nguồn nước sạch đang ngày càng khan hiếm, các tài nguyên thiên nhiên cũng đang trong quá trình cạn kiệt dần. Đặc biệt là tài nguyên đất bị khai thác tuỳ tiện. Sự mất cân bằng sinh thái làm biến đổi khí hậu và làm tăng các thiên tai dồn dập gây hậu quả to lớn. Tất cả những thách thức về mơi trường đó địi hỏi chúng ta phải khai thác giữ gìn đất đai, phát huy tiềm năng của rừng, mặt khác phải chăm sóc bảo vệ

rừng, bảo vệ nguồn nước, phủ xanh đất trống, đồi trọc, bảo vệ các di tích lịch sử, các cơng trình văn hố… Vì vậy phải có kế hoạch sử dụng đất một cách hợp lý, khoa học và trong quá trình sử dụng phải kết hợp với các vấn đề xã hội, bảo vệ mơi trường. Đó là sự đảm bảo hạnh phúc lâu dài cho các thế hệ. Do đó phải thực hiện quan điểm này trong quá trình quản lý đất đai.

3.3.1.2. Quan điểm quản lý đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ

Đất đai là tài nguyên quý giá của đất nước và vấn đề quản lý, sử dụng đất đai đã được Nhà nước ta phân cấp cụ thể cho các cơ quan quản lý từ Trung ương cho đến địa phương. Việc quản lý đất đai bao gồm 13 nội dung mà các nội dung quản lý đều có liên quan đến nhau, thực hiện quản lý theo 13 nội dung này phải đảm bảo tính hệ thống từ nội dung thứ 1 cho đến nội dung thứ 13, từ việc xác định ranh giới diện tích đất để xác định chủ sử dụng cụ thể của mảnh đất đó, đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho họ và đăng kí cập nhật biến động đất đai. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai cũng được quy định trong các văn bản nghị định, quy định, quyết định, chỉ thị, thông tư hướng dẫn… của Nhà nước và các cơ quan liên quan. Để thực hiện tốt công tác quản lý đất đai, bảo vệ chế độ sở hữu đất đai thì quản lý phải được triển khai một cách đồng bộ, đảm bảo tính hệ thống trong suốt quá trình thực hiện nội dung, trong việc ra quyết định của các cơ quan quản lý cấp trên cho đến các cơ quan cấp dưới, giữa các cơ quan liên ngành với nhau. Tính đồng bộ được thể hiện ở việc ban hành các văn bản, văn bản được ban hành phải đảm bảo cho việc áp dụng dễ dàng, không chồng chéo và mâu thuẫn với nhau. Nội dung quy định về quản lý hay hướng dẫn thực hiện các quy định, quyết định… do các cơ quan quản lý chuyên môn và quản lý hành chính phải nhất quán với nhau. Trong trường hợp một số các quy định do cơ quan quản lý ban hành không phù hợp với thực tế cần phải rà soát và bổ sung, sửa đổi để đảm bảo cho nội dung được ban hành không bị lạc hậu giúp cho công tác quản lý được thực hiện tốt.

3.3.2. Giải pháp

3.3.2.1. Nhóm giải pháp chung

- Công tác tuyên truyền: Cần coi trọng và phổ biến cho mọi người dân nắm

Đây là một biện pháp hữu hiệu nhằm làm cho người sử dụng đất thấy được ý nghĩa của việc sử dụng đất, hiểu luật và chấp hành theo luật.

- Công tác cán bộ: Cần nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản

lý đất đai; hàng năm tổ chức các lớp tập huấn ngắn và dài hạn nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công việc cả về chuyên mơn nghiệp vụ, cả về lý luận chính trị; đồng thời phải có cơ chế làm việc riêng nhằm khuyến khích động viên cán bộ quản lý đất đai yên tâm công tác nhất là đối với cán bộ quản lý đất đai tại các xã vùng sâu, vùng xa điều kiện kinh tế khó khăn, giao thơng đi lại khó khăn nhưng phải quản lý diện tích đất lớn. Trên cơ sở nhiệm vụ do UBND huyện giao, phân công rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng cán bộ; kiên quyết xử lý cán bộ quản lý đất đai từ huyện đến cấp xã, thị trấn thiếu trách nhiệm trong công việc, gây nhũng nhiều, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.

Tăng cường số lượng cán bộ địa chính làm việc tại các xã, thị trấn, đồng thời trang bị đầy đủ thiết bị để đáp ứng yêu cầu công việc.

- Công tác quản lý: Cần tăng cường các đợt thanh tra, kiểm tra tình hình

quản lý và sử dụng đất; đồng thời xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm trong quản lý sử dụng đất đai.

- Vấn đề sử dụng đất đai: Đối với diện tích đất nơng nghiệp cịn lại cần có kế

hoạch đầu tư, khai thác hiệu quả. Chuyển đối cơ cấu giống, mùa vụ, xác định cây trồng cho năng suất cao, ổn định, chất lượng, phù hợp với thổ nhưỡng môi trường để đưa vào sản xuất; quy hoạch các vùng sản xuất hàng hoá, chuyên canh phù hợp với tiềm năng của huyện; tuỳ theo điều kiên từng vùng, từng xã chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang đất nuôi trồng thuỷ sản, đất trồng cây lâu năm cho năng suất và giá trị kinh tế cao.

Các diện tích đất phi nơng nghiệp phải được kiểm tra, rà sốt thường xuyên; đảm bảo tận dụng tối đa diện tích đất tránh hiện tượng để đất hoang hố, khơng đưa vào sử dụng hoặc sử dụng sai muc đích.

3.3.2.2. Một số giải pháp cụ thể

- Xây dựng và chuẩn hố hệ thống cơ sở dữ liệu, thơng tin địa chính:

UBND huyện Đơng Triều cần đẩy nhanh tiến độ đo đạc bản đồ địa chính chính quy đối với 7 xã còn lại, đối với 14 xã, thị trấn đã đo đạc xong bản đồ địa chính chính quy cần nhanh chóng đưa bản đồ địa chính vào khai thác sử dụng cả dang bản đồ giấy và bản đồ số. Đầu tư công nghệ, cài đặt phần mềm chuyên ngành thống nhất trên tồn huyện Đơng Triều. Từ đó cập nhật dữ liệu là thơng tin địa chính theo một chuẩn chung; đồng thời cập nhật thường xuyên, liên tục mọi biến động về đất đai đảm bảo thơng tin phải đầy đủ, chính xác. (ví dụ: xây dựng hệ thống quản lý dự liệu bằng phần mềm ViLis; ở đó cán bộ chun mơn có thể cập nhật và xử lý thơng tin địa chính liên quan).

- Đối với công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

Trên địa bàn huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, giẩy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đạt tỷ lệ cao. Tuy nhiên, diện tích đất cịn lại cần cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, dơi vào trường hợp vướng mắc, và phải nộp tiền sử dụng đất nhiều, do vậy UBND huyện cần tăng cường công tác tuyên truyền tới mọi người dân để họ hiểu tầm quan trọng của việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong công tác quản lý và sử dụng đất đai. UBND huyện Đông Triều cần tập trung chỉ đạo sát sao, có kế hoạch cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng, thường xuyên đôn đốc các ban ngành liên quan và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành. Các xã, thị trấn phải đơn giản hoá thủ tục hành chính nhưng phải đúng theo quy định của Luật đất đai, tăng cường sự chỉ đạo của cấp Uỷ đối với bộ phận chun mơn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)