Biến động đất đai giai đoạn 2005 – 2010

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh (Trang 53 - 61)

Đơn vị: ha TT Mục đích sử dụng đất Diện tích năm 2005 Diện tích năm 2010 Tăng, giảm diện tích Tổng diện tích tự nhiên 39.719,82 39.721,55 1,73

1 Đất nông, lâm nghiệp NNP 26.103,83 27.877,42 1.773,59

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 10.026,87 9.496,38 -530,49

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 6.324,34 5.915,68 -408,66

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 6.153,03 5.745,79 -407,24

1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 5,00 5,00 -

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 166,31 164,89 -1,42

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 3.702,53 3.580,70 -121,83

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 15.296,91 17.423,86 +2.126,95 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 5.369,33 6.042,24 +672,91 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 9.413,18 10.870,22 +1.457,04 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 514,40 511,40 -3,00 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 779,05 955,88 +176,83 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 1,00 1,30 +0,30

2 Đất phi nông nghiệp PNN 8.660,68 8.973,01 +312,33

3 Đất chưa sử dụng CSD 4.955,31 2.871,12 -2.084,19

Biểu đồ 3.1: Biến động đất đai giai đoạn 2005 – 2010

Huyện Đơng Triều có khá nhiều thuận lợi cho phát triển tổng hợp các ngành kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và khai thác khoáng sản (than atraxit) hình thành nhiều cụm cơng nghiệp tập trung như cụm công nghiệp Kim Sen, cụm vùng nghề Mạo Khê - Đông Triều, cụm bến bãi thuỷ nội địa với diện tích trên 250ha gồm các xã: Bình Dương, Thuỷ An, Hồng Phong, Đức Chính, Xuân Sơn, Mạo Khê, n Thọ, Hồng Quế; các khu đơ thị mới như: Khu đô thị Kim Sơn, khu đô thị mới Mạo Khê. Công tác quản lý khai thác than, quản lý và bảo vệ rừng đất rừng. Vì vậy mà công tác quản lý và sử dụng đất của huyện cũng gặp nhiều khó khăn, trở ngại đang cần được khắc phục.

Về quy hoạch sử dụng đất: Huyện Đông Triều được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001-2010. Triển khai quy hoạch chung của huyện, đã tiến hành quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 chuyển đổi diện tích đất nơng nghiệp kém hiệu quả sang phát triển công nghiệp - dịch vụ; quy hoạch mở rộng cum công nghiệp Kim Sen; quy hoạch phát triển cơng nghiệp tại Bình Khê Tràng An; quy hoạch hai bên đường tránh thị trấn Đông Triều; quy hoạch xây dựng khu liên cơ quan, trung tâm bồi dưỡng chính trị; quy hoạch chung tâm cum xã và phát triển khu dân cư; Quy hoạch nâng cấp đường các tuyến đường trọng điểm như: Đường Nguyễn Huệ, đường Mạo Khê - Bình Khê, đường An Sinh đi Lục Nam, đường vào khu Lăng mộ các vua Trần, đường từ Ngọ Vân đi n Tử qua Tràng

Lương, đường Đức Chính đi Bình Khê; quy hoạch khu đơ thị Kim Sơn, khu đô thị mới Mạo Khê. Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/1.000 chuyển đổi đất nông nghiệp sử dụng kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản, quy hoạch các vùng chuyên canh nuôi trồng thuỷ sản, quy hoạch chuyển đổi 1.800ha cây ăn quả kem hiệu quả chuyển sang trồng cây lâm nghiệp.

Công tác xác định địa giới hành chính: Huyện đã xác định cụ thể mốc địa giới hành chính trên thực địa và xây dựng bản đồ địa giới hành chính cho 21 xã, thị trấn, tạo điều kiện cho các xã, thị trấn quản lý chặt chẽ ranh giới, diện tích.

Công tác giao đất, thu hồi đất được huyện quan tâm, trú trọng. Trong những năm qua, huyện Đông Triều đã tiến hành giao đất dự án cho các đơn vị triển khai thực hiện như: Dự án khu đô thị mới Mạo Khê, khu đô thị Kim Sơn, Cụm công nghiệp Kim Sơn, Dự án nhà máy nhiệt điện Đông Triêu... ; giao đất giao rừng cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng. Ngoài ra huyện thu hồi đất trong các trường hợp sử dụng đất khơng đúng mục đích, lấn chiếm, đất thuộc khu xây dựng các dự án…

Hàng năm Phòng Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận và giải quyết các trường hợp tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo, các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất, đặc biệt trong việc GPMB.

Công tác thống kê được tiến hành hàng năm, công tác kiểm kê được tiến hành 5 năm một lần theo đúng quy định của Luật đất đai 2003. Về chất lượng số liệu, chất lượng hồ sơ và thời gian thực hiện luôn đạt u cầu.

Nhìn chung, cơng tác quản lý đất đai trên các lĩnh vực liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất như quy hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất…đều được đảm bảo thực hiện theo quy định. Việc khai thác sử dụng đất đạt hiệu quả, công tác phát triển rừng được quan tâm đầu tư.

3.2. Tình hình quản lý đất đai của Đông Triều

3.2.1. Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó

Cơng tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất đai đã được Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện quan tâm. Hệ thống

văn bản này đã tạo ra hành lang pháp lý vững chắc cho công tác điều hành quản lý Nhà nước nói chung và công tác quản lý sử dụng đất đai nói riêng trên địa bàn huyện Đông Triều.

Trên cơ sở nội dung quy định chung của Luật đất đai, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành; các Chương trình, Nghị quyết và các văn bản pháp quy của UBND tỉnh Quảng Ninh, Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện đã tham mưu cho UBND huyện ban hành các văn bản nhằm thể chế hoá, đưa pháp Luật đất đai vào cuộc sống.

Để đảm bảo việc sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm, UBND huyện giao cho Phòng tài ngun và Mơi trường huyện là cơ quan chủ trì phối hợp với UBND các xã, thị trấn trong việc rà soát các dự án, thửa đất chưa sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả để có kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho năng xuất, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Đánh giá chung:

UBND huyện đã thực hiện tốt tốt công tác ban hành văn bản quy phạm. Các văn bản đã đảm bảo tính pháp lý, kịp thời đáp ứng yêu cầu về chỉ đạo trong công tác quản lý ở địa phương. Cấp huyện, xã, thị trấn đã tổ chức thực hiện văn bản ban hành đúng yêu cầu về nội dung, thời gian và chất lượng. Cơ bản khơng có hiện tượng văn bản đã ban hành nhưng không thực hiện.

Tuy nhiên việc thực hiện các văn bản này đơi khi cịn chậm, thời gian u cầu thường gấp trong khi công tác ban hành lại chiếm nhiều thời gian dẫn tới kết quả thực hiện đôi khi chưa được như yêu cầu.

3.2.2. Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Huyện Đơng Triều có tổng diện tích tự nhiên 397.21 Km2, là một huyện trung du của tỉnh Quảng Ninh, địa hình khá đa dạng gồm núi cao, trung du gò đồi xen lẫn đồng bằng, một số xã, thị trấn tương đối bằng phẳng, tuy nhiên có một số xã như An Sinh, Bình Khê, Tràng Lương là những xã vùng sâu cịn rất nhiều khó khăn về địa hình, dân cư sống thưa thớt, nhiều thành phần dân tộc dân trí cịn thấp. Cịn lại đa số là những xã có địa hình tương đối bằng phẳng, hệ thống giao thơng, thuỷ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lợi phát triển, có Quốc lộ 18 chạy qua ,dân trí phát triển hơn.

Xưa huyện Đông Triều rất rộng, bao gồm cả một phần huyện Kinh Mơn và tổng Bí Giàng, năm 1896 tổng Bí Giàng cắt về huyện Yên Hưng. Do vậy, trong sử sách vùng danh sơn Yên Tử thuộc Đông Triều. Sau Cách mạng, đến 9-7-1947, Đông Triều mới về tỉnh Quảng Hồng, 28-1-1959 Đông Triều trở về Hải Dương. Từ 27-10-1961 Đông Triều nhập lại vào khu Hồng Quảng (từ 30-10-1963, Hồng Quảng hợp nhất với Hải Ninh thành tỉnh Quảng Ninh). Thành lập 21 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn bao gồm: 02 thị trấn và 19 xã.

Căn cứ hồ sơ địa giới hành chính, UBND hun Đơng Triều đã tổ chức đo đạc, lập bản đồ hành chính cho 21 xã, thị trấn và 01 bản đồ hành chính huyện tỷ lệ 1/25.000.

Đánh giá chung:

Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính của huyện Đơng Triều đã được thực hiện theo đúng quy định của Luật đất đai năm 2003. Ranh giới hành chính của huyện được xác định rõ ràng, mốc giới ngoài thực địa được định vị cụ thể theo đúng tiêu chuẩn.

Là một huyện trung du địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi và các con sơng, do đó khó khăn cho cơng tác xác định địa giới hành chính giáp ranh giữa các huyện, thị xã, thành phố, tỉnh. Bên cạnh đó hiện tượng xâm canh, xâm cư, phụ canh, phụ cư vẫn xảy ra ở một số xã với nhau, giữa các huyện, tỉnh lân cận dẫn đến việc quản lý về địa giới hành chính gặp một số khó khăn nhất định.

3.2.3. Cơng tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Cơng tác đo đạc, thành lập bản đồ địa chính: Việc đo đạc lập bản đồ giải

thửa cho các xã, thị trấn được thực hiện vào năm 1985 theo Chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ và được sử dụng từ đó đến này. Năm 2010, thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh đã ký hợp đồng với 8 đơn vị tư vấn có tư cách pháp nhân được phép hành nghề đo đạc bản đồ đã tiến hành đo đạc bản đồ và lập hồ sơ địa chính cho 21 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Đến ngày 30/12/2011, các đơn vị tư vấn đã bàn giao cho Phòng Tài

nguyên và Môi trường bản đồ của 14/21 xã, thị trấn, gồm có các xã: Nguyễn Huệ, Bình Dương, Thuỷ An, Việt Dân, Hồng Phong, Tràng An, Tân Việt, Hưng Đạo, Xuân Sơn, An Sinh, Bình Khê, Yên Thọ, thị trấn Đông Triều và thị trấn Mạo Khê. Riêng tài liệu Bản đồ của thị trấn Đông Triều đã được bàn giao từ năm 2010.

Trong quá trình quản lý đất đai của từng xã, cũng như địa bàn huyện gặp rất khó khăn cho cơng tác quản lý đất đai. Việc chỉnh lý và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều thực hiện đo vẽ bằng thủ cơng, nên độ chính xác về diện tích khơng cao và khó khăn cho cơng tác quản lý đất đai, nhất là trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất đai.

Lập bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch sử dụng đất: Thực hiện kiểm kê đất đai năm 2000, 2005, 2010 huyện Đông Triều đã xây dựng được hệ thống Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/5.000 và 1/10.000 của các xã, thị trấn thuộc huyện và lập Bản đồ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 - 2010 và đang thực hiện lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2015. Đối với bản đồ địa chính chính quy, hun Đơng Triều bất đầu triển khai đo đạc bản đồ địa chính chính quy từ năm 2009, đến nay đã thực hiện đo đạc bản đồ địa chính chính quy xong 14/21 xã, thị trấn.

Đánh giá chung:

Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất đã được UBND huyện và các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đơng Triều triển khai một cách nghiêm túc, có hiệu quả, từ năm 2009 UBND huyện Đông Triều đã triển khai công tác đo đạc bản đồ địa chính chính quy đến nay đã thực hiện đo đạc bản đồ địa chính chính quy xong 14/21 xã, thị trấn. Các xã còn lại đơn vị tư vấn đang đẩy nhanh tiến độ đo đạc. Mặc dù, 14 xã, thị trấn đã đo đạc xong bản đồ địa chính chính quy và nhận bàn giao, nhưng chưa đưa vào khai thác sử dụng, nên rất khó khăn cho công tác quản lý đất đai, nhất là trong việc chỉnh lý biến động đất đai và giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai.

3.2.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Từ năm 2001 đến năm 2010, huyện đã có quy hoạch sử dụng đất 10 năm và kế hoạch sử dụng đất 5 năm đến nay đã thực hiện xong. Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt, huyện Đông Triều đã tạo điều kiện thu hút 83 dự án đầu tư với tổng diện tích 379,5 ha. Huyện Đông Triều là đơn vị đầu tiên trong toàn tỉnh hoàn thành việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến tất cả 21 xã, thị trấn. Các dự án, cơng trình được xây dựng theo quy hoạch tạo nên một diện mạo theo đúng định hướng của huyện phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là yếu tố quan trọng trong q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, xây dựng huyện trở thành thị xã công nghiệp vào năm 2015, như: Dự án cum công nghiệp Kim Sơn, Mạo Khê; dự án phát triển cơng nghiệp tại Bình Khê Tràng An các dự án đi vào hoạt động tạo ra nhiều sản phẩm mới, góp phần tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn, dự kiến thu hút 4.077 lao động.

Dự án các tuyến đường trọng điểm như: Dự án đường tránh thị trấn Đông Triều, dự án nâng cấp đường Nguyễn Huệ, đường Mạo Khê - Bình Khê, đường An Sinh đi Lục Nam, đường vào khu Lăng mộ các vua Trần, đường từ Ngọ Vân đi Yên Tử qua Tràng Lương, đường Đức Chính đi Bình Khê, các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hố được nhanh chóng, giao thương kinh tế với các huyện lân cân, đặc biệt mở rông và phát triển du lịch sinh thái găn với du lịch tâm linh trên địa bàn huyện.

Dự án khu đô thị mới Mạo Khê có quy mơ thiết kế hiện đại với một môi trường trong sạch và nằm ở trung tâm thị trấn Mạo Khê, có một không gian xanh công viên kết hợp cạnh sông Đá Vách, khu công viên trong đô thị, nhà văn hoá cộng đồng, bể bơi, nhà liên hợp thể dục thể thao, sân vận động, nhà trẻ, trường tiểu học và trường phổ thông cơ sở đạt chuẩn quốc gia, trung tâm thương mại, văn phòng đại diện và cho thuê, chung cư cao tầng, khu nhà ở liền kề, khu nhà ở có sân vườn, trạm xử lý nước thải đảm bảo nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra sông. Dự án khu đô thị mới sẽ giải quyết một phần chỗ ở cho người dân nơi đây trên một hạ tầng hiện đại mà hiện Mạo Khê chưa có và tạo đà cho sự phát triển của vùng kinh tế phía Tây tỉnh Quảng Ninh nói chung, thị trấn Mạo Khê nói riêng.

22-10-2004, UBND tỉnh phê duyệt dự án "Đầu tư xây dựng - Kinh doanh hạ tầng khu đô thị mới Kim Sơn, xã Kim Sơn, huyện Đông Triều" của Công ty CP An Sinh - Quảng Ninh. Khu đô thị mới Kim Sơn là một dự án trọng điểm của tỉnh, sau khi hoàn thành sẽ tạo diện mạo cho thị xã Đơng Triều và phía Tây tỉnh Quảng Ninh.

Các dự án trên đang được triển khai thực hiện với tốc độ tương đối nhanh đảm bảo yêu cầu về chất lượng và tiến độ.

Nhiều dự án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật ni theo hướng sản xuất hàng hố, khai thác dịch vụ - sinh thái, chuyển đổi đất nông nghiệp sử dụng kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản, đã được triển khai một cách toàn

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh (Trang 53 - 61)