Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh (Trang 47 - 51)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Đông Triều

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Dân số và nguồn lao động

- Dân số: Hun Đơng Triều có tổng số dân là 163.984 người, mật độ dân số bình quân 412người/km2, cao hơn rất nhiều so với bình qn chung của tồn tỉnh Quảng Ninh, riêng thị trấn Mạo Khê là thị trấn có số dân đơng nhất Viêt Nam, trên 40.000 người. Có 6 dân tộc sinh sống ở Đơng Triều, trong đó dân tộc Việt (Kinh) chiếm khoảng 98% dân số toàn huyện, 2% còn lại là dân số của các dân tộc Hoa, Tày, Sán Dìu, Dao.

Đơng Triều là huyện trung du miền múi nên số hộ nông - lâm - ngư nghiệp 15,4%; công nghiệp chiếm 59,4%; dịch vụ chiếm 25,2%.Thu nhập bình quân đầu người trên 1.700.000 đồng/người/tháng.

Theo số liệu thống kê của phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Đông Triều quy mơ nguồn lao động tồn huyện là trên 9839 lao động. Đây là lao động trực tiếp, là động lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Trong tổng số lao động của huyện, một bộ phận lớn là lao động phổ thông, chiếm tỷ lệ 68%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm là 32%. Đáp ứng nhu cầu lao động cho các khu công nghiệp, các làng nghề.

3.1.2.2 Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng

- Về hệ thống giao thông: Để đáp ứng được những yêu cầu phát triển của các ngành, các lĩnh vực, đặc biệt cho sự phát triển của các khu công nghiệp, khu thương mại, dịch vụ, hạ tâng nông thôn. Trên địa bàn huyện có đường 18A, đường 18B, đường sắt đi qua đây là những tuyến đường huyết mạch đi qua các tỉnh phía Bắc và nối liền tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Hệ thống giao thông cơ bản hoàn thành đầu tư các tuyến đường trọng điểm: Đường Nguyễn Huệ, đường Mạo Khê - Bình Dương, đường An Sinh đi Lục Nam, đường vào khu Lăng mộ Vua Trần, đường Ngọ Vân đi Yên Tử qua Tràng Lương, đường Đức Chính đi Bình Khê. Đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhất là hạ tầng giao thông, điện sinh hoạt, trường học, trạm y tế, chợ và các thiết chế văn hố, 100% số xã có điện lưới; 100% đường liên xã, 87% đường liên thơn, 55,7% đường thơn, Xóm được bê tơng hố và nhựa hố; 85% dân số nơng thơn sử dụng nước hợp vệ sinh. Hệ thống điện chiếu sáng trên tuyến đường 18A chạy qua huyện được đầu tư.

- Về giáo dục: Công tác giáo dục được huyện quan tâm đầu cư về cơ sở vật chất trường học, 100% các trường được kiến cố hoá, xây dựng cao tầng; 7/21 trường mầm non đã được đầu tư xây dựng cơ sở chính. Trên địa bàn huyện có 01 trường đại học, có 6 trường trung học phổ thơng, trung tâm giáo dục thường xuyên; 23 trường phổ thông cơ sở; 27 trường tiểu học; 30 trường mầm non.

- Về y tế: Huyện có 1 trung tâm y tế, 1 bệnh viện được đầu tư nâng cấp lên 135 giường bệnh, 21 trạm y tế. Là huyện đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh được công nhận 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế xã vào năm 2008, 100% xã, thị trấn có bác sĩ.

- Văn hố, văn nghệ, thể dục thể thao: Công tác quản lý, trùng tu, tôn tạo, phục hồi các di tích lịch sử, văn hố được quan tâm, các hoạt động lễ hội được tổ chức theo đúng quy định, ngày càng mở rộng về quy mô và nội dung hoạt động, trên địa bàn huyện có 08 di tích lịch sử cấp Quốc gia, 20 di tích lịch sử cấp tỉnh, 01 khu vui chơi giải trí, 01 cơng viên, 98% các xã, thị trấn có nhà văn hố. Phong trào văn hố, thể duc thể thao phát triển mạnh, các xã, thị trấn đều xây dựng được câu lạc bộ văn nghệ, thể thao, trên địa huyện có 01 sân bóng đá huyện, 100% xã, thị trấn có sân bóng đá trung tâm và nhà thi đấu thể thao.

- Hoạt động thông tin, truyền thanh - truyền hình, bưu chính - viễn thông: Huyện đã quan tâm đầu tư nâng cấp hệ thống truyền thanh các xã, thị trên đáp ứng nhu cầu thông tin kịp thời đến người dân; đầu tư đài truyền hình huyện đưa vào hoạt động, tỷ lệ phủ sóng phát thanh đạt 100%, tỷ lệ phủ sóng truyền hình đạt 95%; 100% xã, thị trấn được xây dựng điểm văn hoá, trang bị máy Fax và kết nối Internet phụ vụ nhu cầu của nhân dân, tỷ lệ điện thoại cố định đạt 17 máy/100 dân.

3.1.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế

Huyện Đơng Triều có khá nhiều thuận lợi cho phát triển tổng hợp các ngành kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp và khai thác khống sản (than atraxit), Đơng Triều đã hình thành nhiều cụm cơng nghiệp tập trung, cụm vùng nghề, cụm bến bãi thuỷ nội địa. Trên địa bàn huyện đã thu hút 112 dự án đăng ký đầu tư, tổng diện tích thuê đất 573ha, tổng số vốn đăng ký đầu tư 15.224 tỷ đồng, dự kiến thu hút 14.614 lao động. Đã có 52 dự án đi vào hoạt động với số vốn đầu tư 1.819 tỷ đồng, thu hút 7.327 lao động. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân đạt 14,14% năm. Tổng giá trị sản xuất năm 2010 đạt 2.187 tỷ đồng, tăng gấp 2,62 lần so với năm 2005.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Tỷ trọng cơng nghiệp năm 2010 chiếm 59,4% tăng 10% so với năm 2005; dịch vụ chiếm 25,2%, tăng 4,4% so với năm 2005; nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 15,4%, giảm 14,4% so với năm 2005 (trích Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ huyện Đơng Triều tại Đại hội đại biểu lần thứ XXIII nhiệm kỳ 2010-2015).

phát triển, các ngành nghề truyền thống tiếp tục phát triển; diện mạo của các làng nghề sản xuất gốm, sứ thủ công mỹ nghệ đã thay đổi cơ bản về quy mô sản xuất, chất lượng, mỹ thuật và thị trường tiêu thụ sản phẩm; từng bước người thợ thủ công mỹ nghệ đã tự khẳng định được thương hiệu của gốm sứ Đông Triều trên thị trường. Giá trị sản xuất cơng nghiệp tăng bình qn 18,44%/năm, đạt 1.300 tỷ đồng. - Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển đa dạng và có mức tăng trưởng khá, ngày càng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và tiêu dùng của nhân dân. Hàng hoá phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân ngày càng phong phú, việc mua, bán tiêu thu nông, lâm sản cho nông dân được quan tâm, tạo điều kiện cho sản xuất hàng hoá phát triển. Trên địa bàn huyện có trên 300 doanh nghiệp và trên 3.000 hộ kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng bình quân 18,55%/năm. Năm 2010, tổng giá trị thương mại, dịch vụ đạt 550 tỷ đồng, tăng 320 tỷ đồng so với năm 2005.

- Hoạt động du lịch phát triển mạnh trong những năm qua huyện quan tâm đầu tư tôn tạo cụm di tích Khu lăng mộ Vua Trần, chùa Quỳnh Lâm, quy hoạch phát triển giao thơng kết nối với di tích n Tử qua xã Tràng Lương để từng bước phát huy, khai thác tiềm năng du lịch sinh thái gắn với du lịch tâm linh điểm dừng chân du lịch là các cơ sở sản xuất hàng gốm sứ thủ công mỹ nghệ.

- Ngành nông - lâm - ngư nghiệp của Đông Triều cũng đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Tuy đã phải dành khá nhiều diện tích đất canh tác để phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề, bến bãi... song việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ được thực hiện và hiệu quả, 90,5% diện tích lúa trên đồng chủ yếu được cấy bằng giống mới, giống thuần có năng suất cao, chất lượng tốt. Tổng diện tích gieo trồng bình quân đạt 13.085 ha/năm, hệ số sử dụng đất đạt 2,1 lần. Sản lượng lương thực năm 2010 đạt 54.500 tấn. Một số loại cây trồng có giá trị cao được đưa vào sản xuất như: Hoa, củ đậu, khoai tây… giá trị thu được bình quân năm 2010 đạt 60 triệu đồng/ha canh tác.

Chăn nuôi được giữ vững và phát triển. Chăn nuôi gia súc, gia cầm đã có nhiều mơ hình, trang trại có quy mơ vừa và lớn theo hướng công nghiệp và bán cơng nghiệp, đầu tư phát triển bị sữa, bị Lai Sind. Sản lượng thịt hơi các loại đạt

8.127 tấn, đàn bò sữa phát triển được 257 con, sản lượng sữa đạt trên 600 tấn/năm. Phát triển ni trồng thuỷ sản, chuyển diện tích đất nơng nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản tập trung. Năm 2010, diện tích ni trồng thuỷ sản toàn huyện 1.318 ha, sản lượng thuỷ sản đạt 3.100 tấn.

Đầu tư phát triển cây công nghiệp, chuyển đổi 1.800 ha cây ăn quả kém hiệu quả sang trồng cây công nghiệp và cây trồng khác. Mở rộng diện tích cây na, năm 2010 đã có trên 700 ha na với sản lượng trên 6.000 tấn/năm. Phát triển một số cây ăn quả mới như: Bưởi diễn, cam canh.

Nhìn chung sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp trên địa bàn huyền Đông Triều tiếp tục phát triển. Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp năm 2010 đạt 337 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)