CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.3. Công tác quản lý sử dụng đất đai ở Việt Nam
1.3.12. Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các
vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai
Đất đai là tài ngun vơ cùng q giá, nó gắn liền với quyền lợi và lợi ích kinh tế của người sử dụng đất. Đặc biệt cùng với cơ chế thị trường và sự phát triển của nền kinh tế, đất đai trở nên có giá trị hơn. Do vậy, vấn đề tranh chấp đất đai xảy ra thường xuyên, phức tạp và quyết liệt; không giải quyết được sẽ gây ra sự mất ổn định trong xã hội.
Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai: là biện pháp nhằm điều chỉnh các quan hệ đất đai theo đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ sử dụng đất đem lại sự cơng bằng xã hội, góp phần nâng cao tinh thần đồn kết trong nhân dân, nâng cao lòng tin của nhân dân đối với các cấp chính quyền và giữ vững được an ninh chính trị trong xã hội.
Để tạo cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp đất đai, Luật đất đai năm 1993 đã quy định rõ về trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của các cấp đối với từng trường hợp cụ thể. Luật đất đai năm 2003 đã dành toàn bộ chương VI với 13 Điều (từ Điều 132 đến 144) về thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Để phù hợp với điều kiên phát triển kinh tế xã hội Chính phủ ban hành Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (thay thế Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004)
Theo số liệu báo cáo Từ năm 2008 đến năm 2011, các cơ quan hành chính nhà nước đó tiếp 1.571.505 lượt người đến khiếu nại, tố cáo và tiếp nhận, xử lý 672.990 đơn thư. Số lượng công dân khiếu nại, tố cáo ngày càng tăng cả về số đồn đơng người, số vụ việc (từ 187.037 vụ việc năm 2008 tăng lên 236.466 vụ việc năm 2011, tỷ lệ tăng 26,4%; từ 2.466 lượt đoàn năm 2008 tăng lên 4.056 lượt đoàn năm 2011 tỷ
lệ tăng 64,5%). Sự gia tăng ở các khu vực khơng đồng đều: khu vực phía Bắc tuy số vụ việc giảm 6,3%, nhưng số đồn đơng người tăng cao nhất (99%); khu vực Miền Trung - Tây Nguyên tăng 64,2% số vụ việc, 66,4% số đoàn đơng người; khu vực phía Nam tăng 17,5% số vụ, 31,9% số đồn đơng người (Thanh tra Chính phủ,2012)[15]
Nội dung khiếu nại của công dân tập trung chủ yếu liên quan đến đất đai (chiếm trên 70%), trong đó: Tập trung nhiều nhất là khiếu nại việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội; Khiếu nại đòi lại đất cũ, tranh chấp đất đai trong nhân dân qua các thời kỳ nhưng chưa được giải quyết dứt điểm; Khiếu nại về nhà ở (đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, đòi nhà thuộc diện thực hiện các chính sách của Nhà nước về quản lý nhà).
Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ thường xuyên quan tâm, chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện, thành lập nhiều Tổ công tác trực tiếp kiểm tra, phối hợp với UBND, Thanh tra các tỉnh, thành phố kiểm tra, rà soát, tổng hợp, đề xuất, kiến nghị giải quyết nhiều vụ việc khiếu kiện phức tạp, kéo dài ở các địa phương; tăng cường thanh tra trách nhiệm thực hiện Luật Khiếu nại, tố cáo nhất là vào các thời điểm diễn ra Đại hội Đảng các cấp, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII.
1.3.13. Cơng tác quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai thể hiện chủ trương mới của Đảng và Nhà nước ta trong việc quản lý và sử dụng đất ở thời kỳ mới, đồng thời cũng nhằm hoàn thiện và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản một cách công khai, minh bạch.
Trong quản lý và sử dụng đất, các hoạt động dịch vụ công về đất đai bao gồm các hoạt động như: tư vấn về giá đất; tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; dịch vụ về đo đạc thành lập bản đồ địa chính; dịch vụ về thông tin đất đai… Các dịch vụ này được các tổ chức, cá nhân thuộc Nhà nước hoặc khơng thuộc Nhà nước thực hiện có thu tiền dưới sự quản lý, cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Hiện nay, hầu hết các địa phương trên toàn quốc đã thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất vừa thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, vừa cung
cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực quản lý sử dụng đất đai.
1.4. Công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là một tỉnh miền núi, biên giới và hải đảo nằm ở phía Đơng Bắc của Tổ quốc, có đường biên giới dài 132,8 km, có bờ biển dài 250 km, diện tích tự nhiên 609.897,94 ha. Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất, địa mạo, là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Quảng Ninh có nhiều Khu kinh tế, Trung tâm thương mại Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực. Những năm qua, công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Tỉnh nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Tỉnh do đó cơng tác này đã đạt được nhiều kết quả đáng kể.
1.4.1. Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó
Cơng tác ban hành các văn bản pháp quy trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đã được Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Tỉnh đặc biệt quan tâm, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong điều kiện thực tiễn của Tỉnh. Căn cứ pháp luật đất đai, các chương trình, Nghị quyết của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND Tỉnh đã ban hành nhiều văn bản pháp quy, quy định về trình tự thủ tục trong lĩnh vực quản lý tài nguyên đất đai và môi trường, đồng thời Tỉnh cũng đã chỉ đạo rà soát và huỷ bỏ những văn bản khơng cịn hiệu lực.
- Ngày 04/11/2004, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 4005/2004/QĐ-UB về việc ban hành bộ đơn giá bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Ngày 20/4/2005, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 1122/2005/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
4466/2005/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy trình "về việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, ban hành kèm theo Quyết định số 1122/2005/QĐ-UB ngày 20/4/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh".
- Ngày 05/12/2007, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 4505/2007/QĐ-UBND về việc quy định hạn mức giao đất ở, hạn mức cơng nhận đất ở cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Ngày 17/12/2007, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 4668/2007/QĐ - UBND về việc ban hành Quy định về quy trình cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu cơng trình xây dựng cho các tổ chức trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Ngày 09/01/2008, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 80/2008/QĐ-UBND về việc sửa đổi mục 36, 37, 38 quy định kèm theo Quyết định số 446/QĐ-UBND ngày 01/12/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh.
- Ngày 11/01/2008, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 99/2008/QĐ-UBND về việc ban hành quy định về trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thu hồi đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Ngày 19/6/2008, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 1970/QĐ-UBND về việc điều chỉnh hệ số đơn giá bồi thường, di chuyển cơng trình xây dựng và máy móc thiết bị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Ngày 17/02/2009, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 363/QĐ- UBND về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối năm 2007 đến năm 2010.
- Ngày 06/03/2009, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 547/QĐ-UBND về việc quy định điều chỉnh, bổ sung đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, khi Nhà Nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Ngày 3/6/2009, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 574/QĐ- UBND về việc quy định điều chỉnh, bổ sung đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
499/2010/QĐ-UBND Về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- Ngày 05/5/2010, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Chỉ thị số 10/CT- UBND về việc tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Ngày 11/6/2010, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 1748/2010/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 17 Quy định kèm theo Quyết định số 499/2010/QĐ-UBND ngày 11/02/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Ngày 23/9/2010, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 2878/Đ- UBND về việc phê duyệt chính sách hỗ trợ đối với một số loại đất nằm trong hành lang bảo vệ an tồn cơng trình lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh.
Nhìn chung cơng tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai đã và đang được triển khai thực hiện nghiêm túc trên toàn địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
1.4.2. Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính; lập bản đồ hành chính, khảo sát đo đạc, lập bản đồ địa chính
Thực hiện Chỉ thị 364/CP ngày 6 tháng 11 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nay là Thủ tướng Chính phủ về giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính các cấp tỉnh, huyện, xã; UBND Tỉnh đã chỉ đạo các ngành chuyên môn và địa phương xác định cắm mốc địa giới hành chính đến từng xã, phường, thị trấn theo đúng quy định.
Theo số liệu điều tra, tỉnh Quảng Ninh có 4 thành phố, 1 thị xã, và 9 huyện với 184 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thi trấn.
- Tính đến 31/12/2011, Tỉnh đã đo vẽ bản đồ địa chính chính quy tỷ lệ 1:500 đối với đất đô thị, tỷ lệ 1:1000 đối với đất ở nông thôn, tỷ lệ 1:2000 đối với đất nông nghiệp và tỷ lệ 1:5000, 1:10000 đối với đất lâm nghiệp, với diện tích đã đo vẽ là 664.911,07 ha. Hồn thành cơng tác đo đạc, lập bản đồ địa chính chính quy tỷ lệ 1:500 đối với đất đơ thị và tỷ lệ 1:2.000 đối với đất nông nghiệp cho 64 xã, phường
thuộc 4 thành phố, đó là: Thành phố Hạ Long, ng Bí, Móng Cái, Cẩm Phả. Đối với huyện Đông Triều, năm 2010 và 2011, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh đã ký hợp đồng với 8 đơn vị tư vấn có tư cách pháp nhân được phép hành nghề đo đạc bản đồ, tiến hành đo đạc bản đồ và lập hồ sơ địa chính cho 21 xã, thị trấn trên địa bàn huyện triển khai đo vẽ bản đồ địa chính chính quy. Đến nay, các đơn vị tư vấn đã bàn giao cho Phịng Tài ngun và Mơi trường và 14/21 xã, thị trấn. Riêng thị trấn Đông Triều đã được bàn giao từ năm 2010.
- Bước đầu ngành Tài nguyên & Môi trường của Tỉnh đã áp dụng công nghệ tin học vào nhiều lĩnh vực như công tác cập nhật bản đồ, bàn giao mốc giới, xây dựng hồ sơ địa chính và trích lục bản đồ, gắn việc quản lý đất đai với quản lý Nhà nước và đã tiến hành nhiều cơng trình thí điểm về đo đạc lập sổ địa chính theo các phương pháp quản lý mới ở một số phường.
- Thực hiện Chỉ thị số 618/CT-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010. Đến nay công tác kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất được thực hiện tại 3 cấp từ cấp phường, xã, thị trấn; huyện, thị, thành phố đến Tỉnh, giai đoạn 2011-2020, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015.[1]
1.4.3. Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được quan tâm. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Tỉnh đến năm 2010; kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 - 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và điều chỉnh hàng năm làm căn cứ để giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định. Tất cả các xã, phường, thị trấn đã hồn thành cơng tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và 2020 phục vụ trực tiếp cho công tác giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất ở, đất xây dựng hạ tầng khu dân cư nông thôn, quản lý quỹ đất cơng ích.... Tỉnh đang hồn thiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, thị xã, thành phố.
1.4.4. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
hàng năm UBND Tỉnh đã giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các dự án phát triển đô thị với diện tích trung bình khoảng 475 ha. Tình hình thực hiện kế hoạch nhìn chung đạt thấp, tính trung bình đạt 67,68% so với chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Phần lớn các dự án đầu tư có sử dụng đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê đã được triển khai và sử dụng có hiệu quả. Một số dự án chưa được triển khai do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó chủ yếu là do khó khăn trong cơng tác giải phóng mặt bằng.
Cơng tác giải phóng mặt bằng đã được quan tâm, đẩy mạnh và thực hiện ở quy mô ngày càng lớn hơn. Trong 5 năm đã thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng được 315/865 dự án và đã bàn giao diện tích đất ngồi thực địa cho các chủ đầu tư là 2.283 ha; đặc biệt nhiều cơng trình trọng điểm, các dự án mở rộng đường giao thông, các nút giao thông lớn, các dự án đấu giá quyền sử dụng đất, các dự án xây dựng khu đô thị mới,... Để phục vụ cho cơng tác giải phóng mặt bằng việc chuẩn bị trước quỹ nhà, quỹ đất tái định