CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
3.3. Đặc điểm văn hóa của từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp của người Tày ở tỉnh Bắc
3.3.4. Phản ánh tâm linh
Văn hóa tinh thần của người Tày thể hiện phong phú, đa dạng ở tất cả các phương diện: tín ngưỡng, phong tục tập quán (cưới xin, ma chay, làm nhà...); về văn học dân gian, lễ hội dân gian (đặc sắc nhất là lễ hội Lồng tồng và hội cầu mùa); nghệ thuật hát then... Ở đây, chúng tôi chỉ tập trung đi sâu vào văn hóa tâm linh của một số vật dụng, cơng cụ sản xuất gắn bó với đời sống của người Tày.
Đồng bào người Tày tin ở thuyết “vạn vật hữu linh”, vì vậy bên cạnh các công cụ giúp con người sản xuất ra của cải vật chất không phải chỉ để hưởng thụ mà họ cịn có những nhu cầu khác về văn hóa tinh thần từ chính những cơng cụ sản xuất đó. Nhu cầu về văn hóa tâm linh, có thể chỉ là những cầu mong, ước muốn, nhằm phục vụ bảo vệ lợi ích của con người, nhất là khi họ phải đối mặt với tự nhiên, nhưng cũng có khi là sự mong muốn cho con người biết ứng xử với xã hội. Các loại công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp của người Tày thể hiện rất rõ những mong muốn mang tính tâm linh của họ. Dưới đây là một số loại cơng cụ gắn liền với văn hóa tâm linh của người Tày trong đời sống thường nhật.
Người Tày có rất nhiều loại cơng cụ sản xuất khác nhau. Có những loại cơng cụ ngồi việc được sử dụng trong đời sống hàng ngày, chúng cịn được sử dụng gắn với quan niệm mang tính tâm linh để xua đuổi tà ma, để buôn may bán đắt, hay cũng như mang lại mùa màng bội thu khi các công cụ sản xuất được dán giấy đỏ trong ngày đầu xuân năm mới, như: pjạ xỉm (con dao
găm), mạc kẻo (cái kéo), mạc cuôc (cái cuốc), càn nặm (đòn gánh) v.v…
Pjạ xỉm là một loại dao găm có mũi nhọn, sắc và có vỏ bọc bằng nhựa
hay gỗ. Trong lao động sản xuất, nó thường được dùng để cắt, tỉa, gọt, thái cho cây trồng. Nhưng bên cạnh việc sử dụng nó trong lao động thì loại dao này cịn mang tính tâm linh. Người Tày quan niệm, việc đặt con dao găm (pjạ xỉm) ngay trên đầu giường trong phòng ngủ của mỗi thành viên trong gia đình sẽ xua đuổi được tà mà, bóng đè và mang lại giấc ngủ ngon cho mọi người. Quan niệm tâm linh này đã có từ rất xa xưa và được thế hệ sau tiếp nhận như một nét văn hóa khơng thể thiếu trong sắc tộc Tày.
Dưới đây là hình ảnh con dao găm của người Tày:
Ngồi cơng cụ mang quan niệm tâm linh, như: pạ xỉm đã được trình bày ở trên, thì cịn có một cơng cụ sản xuất cũng được người Tày quan niệm tâm linh thể hiện trong việc mua may bán đắt, đó là cây địn gánh (càn nặm). Đây
Người Tày quan niệm, khi dùng cây đòn gánh này, gánh các sản vật mang ra chợ bán, thì sẽ khơng được đặt cây địn gánh với tư thế nằm ngang dưới đất, mà bắt buộc phải dựng nó với tư thế đứng thẳng. Có như vậy, mới đem lại sự may mắn, và ngày buôn bán của hơm đó sẽ trở nên sn sẻ hơn.
Dưới đây sẽ là hình ảnh cây địn gánh (càn nặm):
Có thể nói, các cơng cụ sản xuất là thứ thiết yếu và quan trọng giúp con người nâng cao năng suất lao động. Cộng đồng sắc tộc Tày coi các cơng cụ sản xuất như một gia tài có giá trị và khơng thể thiếu chúng. Hàng năm, cứ vào mỗi dịp Tết đến xuân về, tất cả các cơng cụ sản xuất của mọi gia đình người Tày đều được dán giấy đỏ. Giấy đỏ là một loại giấy có khổ rộng, hình vng hay chữ nhật, được nhuộm màu đỏ, với ý nghĩa màu đỏ là màu may mắn và hạnh phúc. Chính vì vậy, mỗi cơng cụ sản xuất của người Tày sẽ được dán một mảnh giấy màu đỏ, từ một tờ giấy khổ lớn sẽ được cắt chia nhỏ thành nhiều mảnh vuông khác nhau và tuy vào vị trí của từng cơng cụ sản xuất mà dán giấy đỏ cho phù hợp và đẹp mắt. Quan niệm tâm linh của người Tày trong việc dán giấy đỏ như vậy, là thể hiện ước muốn cho một năm mới làm ăn phát lộc, phát tài và thinh vượng, năm mới tài lộc được hơn năm cũ.
Dưới đây là hình ảnh các cơng cụ được dán giấy đỏ trong ngày đầu xuân năm mới của người Tày:
Qua các công cụ sản xuất mang tính tâm linh của người Tày đã trình bày ở trên đây, chúng tơi nhận thấy rằng, văn hóa tinh thần, văn hóa tâm linh được thể hiện trong đời sống của dân tộc Tày rất phong phú. Sẽ còn rất nhiều nét đẹp tâm linh khác đã trở thành tục lệ, nghi thức trong cộng đồng người Tày mà chúng tơi khơng trình bày hết được, do phạm vi và giới hạn của đề tài luận văn.
3.4. Tiểu kết
Qua tìm hiểu về từ ngữ chỉ cơng cụ sản xuất nông, lâm nghiệp của người Tày, chúng tôi đã phần nào làm rõ được các phương thức định danh của công cụ sản xuất, dựa vào ba phương thức định danh tiêu biểu: Định danh dựa vào hình dáng của cơng cụ; định danh dựa vào chức năng (công dụng) của công cụ; định danh dựa vào nguyên liệu chế tạo cơng cụ. Để từ đó thấy được nét văn hóa của tộc người khi định danh các sự vật, cụ thể là: phản ánh địa điểm cư trú, phản ánh phương thức kiếm sống, phản ánh cách ứng xử với môi trường tự nhiên và quan niệm tâm linh của người Tày.
Từ đó, để thấy và hiểu được những nét đặc điểm văn hóa đặc trưng của họ trong quan hệ với tự nhiên, cộng đồng làng xóm. Đời sống văn hóa của người Tày Bắc Giang khá phong phú, thể hiện qua các phương diện tinh thần, vật chất. Cũng như nhiều cộng đồng trên dải đất Việt Nam, ở từng thời điểm trong năm, trong các từng sự kiện của gia đình. Gắn với mỗi cơng cụ sản xuất,
từng tên gọi hay công dụng là một triết lý, một quan niệm sống đậm tính nhân sinh sâu sắc. Tất cả những gì mà họ đã có và giữ gìn trong cuộc sống lao động đã thể hiện đời sống tinh thần phong phú, lạc quan, yêu thiên nhiên và tính cộng đồng cao, phản ánh mối quan hệ giữa con người với cong người, giữa con người với tự nhiên một cách vô cùng rõ nét.
KẾT LUẬN
1. Khi nói tới các đơn vị cơ bản của ngữ pháp, người ta nói tới đơn vị
được gọi hình vị. Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngơn ngữ có kích thước vật chất nhất định, có ý nghĩa nhất định, có cấu trúc nội tại tương đối ổn định, vững chắc, không thể phân tách thành các đơn vị nhỏ hơn về nghĩa. Đơn vị này có chức năng cấu tạo nên các đơn vị lớn hơn nó, chủ yếu là dùng để cấu tạo nên từ... và có khả năng giải thích được cấu trúc ngữ pháp của đơn vị đó. Cịn từ là đơn vị ngơn ngữ có tính hồn chỉnh cả về ngữ âm và về ngữ nghĩa, là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngơn ngữ, được vận dụng độc lập, có khả năng tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu. Chính nhờ vào đặc điểm này mà ta có thể phân biệt từ với các đơn vị khác ở bậc cao hơn và thấp hơn trong hệ thống các đơn vị ngôn ngữ
Tiếng Tày là ngơn ngữ thuộc loại hình đơn lập, mang đầy đủ các đặc điểm của các ngôn ngữ thuộc tiểu loại hình trung như: ngơn ngữ có thanh điệu, từ khơng có hình thái, có hiện tượng đơn vị cấu tạo từ - hình vị trùng với âm tiết. Các ý nghĩa ngữ pháp và quan hệ ngữ pháp nằm ở ngoài từ và được biểu thị bằng phương thức trật tự từ và hư từ.
Được coi là chiếc “hàn thử biểu của xã hội”, ngơn ngữ và đời sống ln có mối quan hệ tác động hai chiều. Ngơn ngữ luôn vận động, phát triển (từ vựng được coi là bộ phận phát triển nhanh nhất) để phản ánh những tri thức phong phú, những phát hiện mới mẻ của con người về thế giới xung quanh. Trong biển tri thức vô bờ đó có một phần rất quan trọng - tri thức về văn hóa nói chung và văn hóa từ chỉ cơng cụ sản xuất nơng, lâm nghiệp nói riêng của người Tày. Thực tế cho thấy, cùng với các cồng đồng anh em, dân tộc Tày cũng góp phần khơng nhỏ trong việc tạo nên bản sắc văn hóa “đa dạng, thống nhất” trên dải đất Việt Nam. Vì thế, việc tìm hiểu, nghiên cứu
văn hóa Từ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp của người Tày ở tỉnh Bắc Giang nói riêng sẽ phần nào cho chúng ta cách nhìn tồn diện, đầy đủ hơn về từng tộc người và sự phát triển chung của tồn nhân loại. Đồng thời, nó cũng giúp cho ta hiểu thêm về thế giới xung quanh để từ đó có cách nhìn nhận đúng đắn hơn về cuộc sống, có cách ứng xử hài hịa hơn với mơi trường tự nhiên và xã hội.
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về vấn đề này, chúng tôi chọn hướng nghiên cứu hiện đại mang tính liên ngành – ngơn ngữ liên văn hóa qua khảo sát, phân tích nhóm từ ngữ chỉ cơng cụ sản xuất nông, lâm nghiệp trong tiếng Tày (chủ yếu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang). Với kết quả đạt được, chúng tôi mong muốn góp thêm một vài phát hiện mới mẻ, thú vị không chỉ về mặt ngơn ngữ mà cịn về phương diện văn hóa (đặc biệt là văn hóa vùng miền).
2. Luận văn đã khảo sát, phân tích một cách có hệ thống lớp từ ngữ chỉ
công cụ sản xuất (danh từ chỉ công cụ sản xuất trong nông nghiệp và lâm
nghiệp) trong tiếng Tày trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trên các phương diện: đặc
điểm cấu tạo, ngữ nghĩa và phương thức định danh. Khi tìm hiểu về các từ ngữ chỉ công cụ sản xuất trong tiếng Tày chúng ta phải chú ý đồng thời cả 3 phương diện này vì chúng có quan hệ chặt chẽ và quy định lẫn nhau. Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
Khảo sát qua các ngữ liệu, kết hợp với tư liệu từ chuyến đi điền dã tại một số huyện của tỉnh Bắc Giang, chúng tôi đã thu thập được 100 từ ngữ chỉ công cụ sản xuất (bao gồm các từ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp của người Tày) trong tiếng Tày Bắc Giang. Trong đó, nhóm từ ngữ chỉ cơng cụ sản xuất nơng nghiệp rất phong phú, đa dạng và chiếm số lượng nhiều nhất, sau đó đến nhóm từ ngữ chỉ cơng cụ sản xuất lâm nghiệp. Vốn từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp rất phong phú nên trong giới hạn của luận văn, chúng tôi chỉ thống kê những từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm
nghiệp thường thức có ghi trong từ điển Việt – Tày – Nùng và những từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp đặc sắc được dùng trong đời sống lao động của người Tày ở Bắc Giang.
Qua phân tích, chúng tơi thấy các từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp trong tiếng Tày có cấu tạo khá phong phú. Nhóm từ ngữ chỉ cơng cụ sản xuất này có thể được cấu tạo dưới dạng từ phức (gồm từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập) và ngữ. Trong đó, từ chỉ cơng cụ sản xuất nông, lâm nghiệp
trong tiếng Tày khơng có dạng cấu tạo là từ đơn, từ láy nhưng ở dạng từ phức, kiểu cấu tạo từ ghép chính phụ lại chiếm tỉ lệ nhiều nhất và đa dạng nhất. Về đặc điểm ý nghĩa, trừ từ ghép đẳng lập và ngữ, phần lớn các từ ghép chính phụ được tạo thành trên quan hệ phân nghĩa.
3. Luận văn cũng làm rõ các từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm
nghiệp trong tiếng Tày được định danh theo rất nhiều phương thức với những tiêu chí khác nhau. Chúng tơi đã thống kê được ba phương thức định danh cơ bản các từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp trong tiếng Tày. Trong đó, phương thức định danh theo hình dáng và định danh theo chức năng, công dụng là phổ biến và chiếm tỉ lệ cao nhất.
Những đặc điểm văn hóa “ẩn chứa” qua các lớp từ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp trong tiếng Tày. Từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp không những thể hiện phương thức sinh tồn của người Tày trong quan hệ với tự nhiên, với cộng đồng làng xóm hay trong các hoạt động văn hóa tinh thần mà nó cịn thể hiện phương thức tư duy và triết lý sống sâu sắc của họ. Mặt khác, qua các từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp trong tiếng Tày, chúng tôi cũng đã phần nào làm sáng tỏ các ý niệm của cư dân Tày về các cơng cụ sản xuất nói riêng về đời sống, tự nhiên, xã hội nói chung.
4. Những kết quả thu nhận được và sự lý giải trên đây của chúng tơi đã
Tày Thái nói chung và sự vay mượn từ ngữ trong tiếng Tày với các ngôn ngữ khác (đặc biệt là tiếng Việt) riêng trong tiến trình lịch sử. Đồng thời, luận văn cũng cung cấp thêm một số tư liệu giá trị trong việc tìm hiểu, biện giải những nét văn hóa (đặc biệt là văn hóa từ ngữ chỉ cơng cụ sản xuất nơng, lâm nghiệp) của cư dân Tày nói chung và cộng đồng người Tày trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng. Từ đó, góp phần vào việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Tày cũng như các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. Hoàng Triều Ân (1996), Từ điển Văn hóa Cổ truyền của người Tày, Nxb
VHDT, H.
2. Triều Ân, Hoàng Quyết (1996), Từ điển thành ngữ, tục ngữ Tày Nùng, Nxb VHDT, H.
3. Lại Nguyên Ân (2004), Thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia HN, H. 4. Hà Thị Bạch (2009), Phương thức láy trong tiếng Tày, Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ, Trường ĐHSP Thái Nguyên
5. Lương Đức Bèn (chủ biên), Ma Ngọc Dung (2009), Giáo trình giảng dạy
tiếng Tày, Nxb Đại hoc Thái Nguyên, TN.
6. Ngơn Thị Bích (2010), Từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo
trong tiếng Tày, Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ, Trường ĐHSP Thái
Nguyên
7. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (2006), Đại cương ngôn ngữ học, tập I, II, Nxb Giáo dục, H.
8. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt, tiếng – từ ghép – đoản ngữ, Nxb ĐH và THCN, Hà Nội, tr.23.
9. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Tốn (2001), Đại cương ngơn ngữ học, tập 1, Nxb GD, Hà Nội, tr.8
10. Đỗ Hữu Châu (1999), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb ĐHQG Hà Nội, tr.122.
11. Tơ Phương Chi (2006), Tình hình sử dụng ngơn ngữ ở hai xã Hưng Đạo
và Hồng Trung (Huyện Hịa An - tỉnh Cao Bằng), Khóa luận tốt
12. Nguyễn Văn Chiến (2004), Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hóa Việt, Nxb KHXH., H.
13. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2009), Cơ sở ngôn
ngữ học và tiếng Việt, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, H.
14. Lạc Dương (1969), “Tính phong phú của tiếng Tày-Nùng”, Việt Nam Độc lập, H.
15. Nguyễn Hàm Dương (1969), “Xây dựng và phát triển hệ thống từ vựng
Tày Nùng”, Việt Nam Độc lập, (13, 16-20), tháng 11-1969.
16. Đinh Văn Đức (2004), Từ loại tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H.
17. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, Nxb ĐHQGHN, H.
18. Nguyễn Thiện Giáp (2009), Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, Nxb Giáo dục, H.
19. Hoàng Văn Hành (1998), Từ tiếng Việt hình thái - cấu trúc - từ ghép - từ
láy - chuyển loại, Nxb KHXH, Hà Nội, tr.40.
20. Cao Xuân Hạo (1998), Tiếng Việt: Mấy vấn đề về ngữ âm, từ vựng, ngữ
pháp, Nxb Giáo dục, H.
21. Nguyễn Văn Hiệp (2008), Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, Nxb Giáo dục, H.
22. Nguyễn Thị Thanh Huyền, Bình Thành (2010), Một số đặc điểm của cảnh
huống ngôn ngữ ở Hà Giang, Ngôn ngữ (256, tr. 63- 67)
23. Dương Thị Thanh Hoa (2010), Mấy nét về cảnh huống ngôn ngữ ở Thái