Phản ánh địa điểm cư trú

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp của người tày ở tỉnh bắc giang (Trang 71 - 72)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

3.3.1.Phản ánh địa điểm cư trú

3.3. Đặc điểm văn hóa của từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp của người Tày ở tỉnh Bắc

3.3.1.Phản ánh địa điểm cư trú

Cư dân Tày là cư dân thường cư trú ở vùng thung lũng hay các sườn đồi núi gần nguồn nước, sống tập trung đông nhất ở các tỉnh Việt Bắc, một số vùng lãnh thổ thuộc Đông bắc và Tây Bắc nước ta. Đặc điểm cư trú ven các thung lũng, triền núi thấp, dọc thượng lưu của các dịng sơng. Với điều kiện cư trú như vậy đã quy định nền kinh tế chính của người Tày là nông nghiệp cấy lúa nước và làm nương rẫy, chăn nuôi gia súc, gia cầm, đào ao, thả cá và đồng thời tạo ra các công cụ phục vụ trong lao động sản xuất của con người nơi đây.

Các công cụ sản xuất nông và lâm nghiệp như: cày, cuốc, liềm, bừa v.v…là những công cụ trở nên rất đỗi quen thuộc trên khắp các vùng quê Việt Nam. Và nó có thể được sử dụng gần như hầu hết với các kiểu địa hình đất đai ở đồng bằng cũng như miền núi trung du. Tuy nhiên, đó chỉ là một trong

số ít các cơng cụ có chức năng thơng dụng như vậy. Với kiểu địa hình cư trú của người Tày là các vùng thung lũng, đồi, sườn núi có dốc thoai thoải, nhiều sỏi đá thì các cơng cụ thơng dụng kể trên là chưa đủ để tham gia vào sản xuất cùng con người và có phần cịn chưa phù hợp với địa hình đất đai ở vùng trung du miền núi. Chính vì vậy, một số các cơng cụ có tính chun biệt đã được tạo ra với sự tìm tịi, sáng tạo của người Tày như: cuôc chim (cuốc chim), cuôc mư (cuốc chét), cuôc khểu (cuốc răng), mạc xim (cái thuổng), pjạ nháo (liềm vạt) v.v… rất phù hợp với kiểu địa hình cư trú của người Tày.

Đây là một số cơng cụ có hình dáng rất riêng biệt và theo đó là phù hợp với nhu cầu sử dụng của con người nơi đây trong lao động sản xuất.

Như vậy, bằng một số ít các từ ngữ chỉ cơng cụ sản xuất nông, lâm nghiệp đã kể trên, chúng đã phản ánh địa bàn cư trú của người Tày, từ đó ta đã có thể biết được địa bàn cư trú của người Tày chủ yếu là vùng đồi núi, có địa hình ít bằng phẳng, và thấy được điều kiện, hoàn cảnh sản xuất dựa trên các cơng cụ tuy có phần thơ sơ, đơn giản nhưng đã tham gia vào lao động sản xuất cùng con người để tạo ra được rất nhiều sản phẩm nơng, lâm nghiệp có giá trị kinh tế.

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp của người tày ở tỉnh bắc giang (Trang 71 - 72)