Đặc điểm ngữ nghĩa của các ngữ (cụm từ/từ tổ)

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp của người tày ở tỉnh bắc giang (Trang 60 - 64)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.4. Đặc điểm ngữ nghĩa các từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp của người Tày ở tỉnh Bắc

2.4.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của các ngữ (cụm từ/từ tổ)

Do các từ ngữ chỉ công cụ sản xuất mà chúng tôi thống kê được là những từ ngữ chỉ tên các công cụ sản xuất trong nông và lâm nghiệp của người Tày nên các cụm từ nói trên đều là các ngữ danh từ, trong đó có một danh từ trung tâm và thành tố phụ trước cho danh từ trung tâm đó tiêu biểu trong tư liệu thống kê được là các đơn vị từ loại. Danh từ trung tâm có khả năng làm thành

tố chính, trung tâm ngữ pháp, ngữ nghĩa. Xét về đặc điểm cấu tạo, thành tố trung tâm và các thành tố phụ kết hợp với nhau dựa trên quan hệ chính phụ.

Chúng tôi đã thống kê được dạng quan hệ nghĩa cơ bản của thành tố trung tâm – danh từ với các thành tố phụ như sau:

Danh từ đơn vị (p) + C (danh từ khối)

Ví dụ: Mạc sliểm (cái liềm), mạc bay (cái bay), ăn xệt (cái bồ) …

Từ mơ hình xác định kiểu nghĩa trên đây, về quan hệ ngữ nghĩa và ngữ pháp, chúng tơi thấy rằng:

- Về mặt ý nghĩa thì loại từ cái, ăn dùng để diễn đạt ý nghĩa cá thể. - Về mặt khả năng kết hợp, loại từ cái, ăn được dùng trước một số từ chỉ

công cụ hay đồ đạc.

Như vậy, qua phân tích mơ hình kiểu nghĩa của ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp trong tiếng Tày ở trên, chúng tôi nhận thấy các ngữ danh từ trên phương diện ý nghĩa thì danh từ đơn vị (từ loại) thường đứng ở trước các danh từ khối, là thành phần phụ trước các danh từ khối. Đó là các đơn vị từ chỉ loại (cái, con, chiếc, mảnh...). Còn thành tố trung tâm của ngữ danh từ là các danh từ khối (mang ý nghĩa từ vựng) mang ý nghĩa khái quát, thường chỉ tên chủng loại các công cụ (bào, cưa, cuốc, xẻng...). Trong ngữ danh từ chỉ công cụ sản xuất trong tiếng Tày không xuất hiện thành tố phụ sau mà chỉ có các thành tố phụ trước. Việc xác định thành phần trung tâm của ngữ danh từ về cơ bản thường được xác định theo mô hình quan hệ ngữ nghĩa như trên.

Nhưng hiện nay, có rất nhiều quan niệm về việc xác định thành tố trung tâm của danh ngữ. Các nhà nghiên cứu tiếng Việt thường sử dụng tiêu chuẩn phân bố. Theo tiêu chuẩn này, trung tâm của danh ngữ là danh từ, có thể tự mình thay thế cho cả danh ngữ, và do đó cũng là từ duy nhất khơng thể lược bỏ, chẳng hạn khi phân tích danh ngữ của câu, ở một góc độ nào đó, khi phân

tích ngữ danh từ của câu trong các ngữ cảnh rộng và phong phú hơn, có thể tình hình về việc thay đổi vị trí thành tố trung tâm của cả danh ngữ sẽ khác.

Ví dụ, trong ngữ cảnh của câu: “Lấy cái cuốc cho chị”, người ta thấy

cuốc là trung tâm của danh ngữ, vì câu trên chỉ cịn đúng ngữ pháp khi lược

bỏ cái, chứ nếu lược bỏ cuốc thì câu khơng cịn chấp nhận được nữa. Ít người để ý thấy rằng tình hình trên đây chỉ có trong một số kiểu ngữ danh từ ít khai triển, khơng có hoặc có rất ít định ngữ. Cịn trong câu: “Lấy cho chị cái cuốc kia”, thì chỉ có cuốc là có thể lược bỏ, chứ cái thì bắt buộc phải giữ.

Trong việc xác định trung tâm của cụm danh ngữ, cái tiểu chuẩn phân bố kiểu “độc lập/ không độc lâp” không thể coi là tiêu chuẩn đáng tin cậy tuyệt đối, vì đó khơng phải là tiêu chuẩn ngơn ngữ học. Ngơn ngữ nào cũng có rất nhiều từ làm trung tâm của ngữ nhưng không thể đứng một mình vì bao giờ cũng cần có định ngữ hay bổ ngữ kèm theo.

Tuy nhiên, trong ví dụ trên đã dẫn, thì trong tiếng Tày các ngữ cảnh giao tiếp hằng ngày thực tế vẫn ln có một định kiến sẵn: các danh từ khối như

cuốc tất nhiên phải là trung tâm của cái cuốc, vì ai cũng cảm thấy cuốc quan

trọng hơn cái về mặt giá trị thông báo.

2.5. Tiểu kết

Trong chương 2 chúng tôi đã tiến hành khảo sát và làm rõ đặc điểm của các từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp trong tiếng Tày trên các phương diện như: đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa. Từ những kết quả đạt được chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

1. Về kết quả khảo sát: Chúng tôi đã thống kê được 95 từ ngữ chỉ ẩm thực trong tiếng Tày từ các nguồn tài liệu như Từ điển Việt – Tày – Nùng và qua các chuyến đi điền dã tại một số huyện của tỉnh Bắc Giang. Do giới hạn của luận văn nên chúng tôi chỉ đi sâu khảo sát các từ ngữ từ chỉ công cụ sản xuất trong nông, lâm nghiệp phổ biến và đặc sắc của người Tày. Trong 95 từ ngữ thống kê được, chúng tôi thấy tỉ lệ các từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông

nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất, từ ngữ chỉ công cụ sản xuất lâm nghiệp chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ.

2. Đặc điểm cấu tạo: Các từ ngữ chỉ cơng cụ sản xuất trong tiếng Tày có cấu tạo khá phong phú. Bao gồm từ đơn, từ phức và ngữ. Từ phức lại gồm từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập. Trong đó, từ chỉ cơng cụ sản xuất trong tiếng Tày có cấu tạo là từ ghép chính phụ chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Các từ ghép chính phụ lại có cấu tạo rất đa dạng do mỗi từ ghép chính phụ đều có một thành tố chính và một hoặc một số thành tố phụ. Từ chỉ cơng cụ sản xuất nơng, lâm nghiệp khơng có dạng cấu tạo là từ láy và từ ngẫu hợp. Cấu tạo của các ngữ chỉ công cụ sản xuất chủ yếu là ngữ danh từ (do các ngữ mà chúng tôi thống kê được đều là các ngữ chỉ tên chủng loại các công cụ sản xuất. Các từ ngữ chỉ cơng cụ sản xuất có cấu tạo là từ ghép chính phụ đều có một thành tố chính (thành tố trung tâm – C) thường đứng ở đầu các từ. Trong các ngữ danh từ này có thành tố phụ trước là các danh từ đơn vị (từ loại).

3. Đặc điểm ngữ nghĩa: Đặc điểm cấu tạo đã chi phối và quyết định đặc điểm ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp trong tiếng Tày. Do các từ ngữ chỉ cơng cụ sản xuất chủ yếu là từ ghép chính phụ và ngữ danh từ nên các thành tố chủ yếu có quan hệ phụ nghĩa. Hay nói cách khác, trong các từ ngữ có kiểu cấu tạo này có một thành tố trung tâm (C) và ít nhất một thành tố phụ nghĩa trực tiếp (P). Các thành tố trong thành tố phụ nghĩa trực tiếp lại có thể gồm các thành tố nhỏ hơn (c, p) được cấu tạo dựa trên quan hệ hợp nghĩa hoặc phụ nghĩa (chủ yếu là phụ nghĩa). Thành tố chính/gốc/trung tâm (C) đều là các danh từ chỉ loại công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp (loại lớn). Các thành tố phụ thường là các từ bổ sung ý nghĩa cho thành tố chính về nguyên liệu, chủng loại, cách thức, quá trình hoạt động của cơng cụ sản xuất (được nêu lên ở C). Bên cạnh đó, cũng có một số từ chỉ cơng

cụ sản xuất nơng, lâm nghiệp có quan hệ hợp nghĩa nhưng các từ này chiếm tỉ lệ rất hiếm gặp.

CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA CỦA TỪ NGỮ CHỈ CÔNG CỤ SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP CỦA NGƯỜI TÀY Ở TỈNH BẮC GIANG

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp của người tày ở tỉnh bắc giang (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w