Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ phức

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp của người tày ở tỉnh bắc giang (Trang 55 - 60)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.4.2.Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ phức

2.4. Đặc điểm ngữ nghĩa các từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp của người Tày ở tỉnh Bắc

2.4.2.Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ phức

Các nhà từ vựng ngữ nghĩa căn cứ vào mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các yếu tố và có khả năng tạo nghĩa từ ghép của chúng, chia từ ghép thành hai loại: từ ghép đẳng lập (hay còn gọi là từ ghép hợp nghĩa, từ ghép hội nghĩa, từ ghép phối nghĩa) và từ ghép chính phụ (hay còn gọi là từ ghép phân nghĩa, từ ghép bổ nghĩa). Từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp trong tiếng Tày khơng có dạng từ láy và từ ngẫu hợp mà chủ yếu là từ ghép chính phụ (phân nghĩa) và một một số từ ghép đẳng lập (hợp nghĩa). Xét về mặt ý nghĩa, các tiểu loại của từ phức chỉ cơng cụ sản xuất trong tiếng Tày có một số điểm nối bật sau:

2.4.2.1 Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ ghép đẳng lập( từ ghép hợp nghĩa, phối nghĩa)

Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, từ ghép đẳng lập (từ ghép hợp nghĩa) chỉ công cụ sản xuất trong tiếng Tày có số lượng q ít là 1 từ như:

Sở dĩ chúng ta gọi là “đẳng” là do xuất phát từ quan niệm cho rằng, trong các từ ghép kiểu như quần áo, nhà cửa, sơng núi, giần sàng…thì các yếu tố “bình đẳng, ngang bằng nhau” về quan hệ (ngữ pháp hay ngữ nghĩa). Điều kiện để hai yếu tố có thể hợp với nhau để tạo từ ghép là chúng phải là những đơn vị vốn có ý nghĩa biểu thị khái niệm thuộc cùng một phạm trù (có quan hệ gần nghĩa, đồng nghĩa hoặc trái nghĩa). Qúa trình hội nghĩa của từ ghép hội nghĩa là quá trình tổ chức lại các thành tố ngữ nghĩa theo đúng những quy tắc nhất định để tạo thành nghĩa có cơ cấu hồn chỉnh của một đơn vị cao hơn.

Xét từ việc xác định đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt, để từ đó chúng tôi xác định đặc điểm cấu tạo và kiểu nghĩa của từ ghép đẳng lập trong tiếng Tày (kí hiệu các hình vị là AB) có tính hợp nghĩa. Từ ghép đẳng lập có mơ hình nghĩa sau đây:

AB≥ A + B (AB là từ ghép hợp nghĩa tổng loại)

AB có kiểu nghĩa: là S nói chung (S là phạm trù mà cả A và B đều thuộc vào). Ví dụ:

- Giần: loại dụng cụ bằng tre / có nhiều lỗ thống trên mặt giần nhỏ dùng làm sạch trấu, cám, gạo nói chung.

- Sàng: loại dụng cụ bằng tre / có nhiều lỗ thống trên măt sàng lớn dùng làm sạch gạo, sạch thóc, trấu, cám nói chung.

 Giần sàng: dụng cụ nói chung dùng để làm sạch nông sản.

Như vậy, để xác định cấu tạo cho một đơn vị ngơn ngữ nào đó khơng nên chỉ dựa thuần túy vào hình thức mà cần xuất phát từ đặc điểm ngữ nghĩa của chúng. Do vậy, chúng thuộc về các kiểu nghĩa khác nhau nên chúng thuộc về các kiểu cấu tạo khác nhau.

2.4.2.2 Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ ghép chính phụ:

Truyền thống Việt ngữ học gọi loại từ ghép này là từ ghép phụ nghĩa (từ bình diện ngữ nghĩa học). Nghĩa của từ ghép chính phụ (ký hiệu các hình

vị là AB – A là hình vị chính, B là hinh vị phụ). Ngay tên gọi cũng nói lên sự “bất bình đẳng” giữa hai thành tố khi tham gia tạo loại từ ghép này. Khi tham gia vào tạo từ ghép phụ nghĩa, chức năng của mỗi thành tố không giống nhau. Cụ thể:

Thành tố thứ nhất bao giờ cũng biểu thị ý nghĩa phạm trù và giữ vai trị chính, vai trị trung tâm, cịn thành tố thứ hai biểu thị thuộc tính khu biệt của sự vật, q trình hay tính chất do thành tố thứ nhất biểu thị.

Dựa trên các sơ đồ về đặc điểm cấu tạo, chúng tôi thấy các từ ngữ chỉ công cụ sản xuất trong tiếng Tày chủ yếu có cấu tạo là từ ghép chính phụ hay cịn gọi là từ ghép phụ nghĩa, trong đó có một yếu tố chính và một hoặc một số yếu tố phụ bổ sung nghĩa cho yếu tố chính. Do số lượng các thành tố khá nhiều (2 đến 3 âm tiết / hình vị) nên mối quan hệ ngữ nghĩa cũng tương đối và khá đa dạng. Tương ứng với hai kiểu quan hệ về cấu tạo, chúng tơi thấy từ ghép chính phụ chỉ cơng cụ sản xuất trong tiếng Tày cũng có hai mơ hình quan hệ nghĩa chính như sau:

* Nhóm 1: Các từ ghép chính phụ gồm hai yếu tố (âm tiết/hình vị)

tạo thành.

- Mơ hình ngữ nghĩa cho nhóm 1: CP là từ ghép chính phụ (phụ nghĩa) chỉ loại.

Trong đó, CP có kiểu nghĩa:

Là một loại C + P (một số đặc điểm cụ thể nào đó).

Ví dụ: càn tặm (địn bẩy), càn ham (địn khiêng), máy thay (máy cày), xe

vài (xe bò) v.v…

Nếu như chúng ta chỉ xét về mặt cấu tạo, thành tố sau giữ “vai trị phụ” trong cấu tạo. Ví dụ, trong các từ ghép xe bị, xe lơi,….thì xe biểu thị ý nghĩa phạm trù “phương tiện thô sơ chuyên chở”, còn các thành tố bị, lơi biểu thị thuộc tính khu biệt (bị “dùng sức vật ni để kéo”, cịn lôi “dùng sức người

kéo”). Nhưng khi xem xét từ góc độ ngữ nghĩa thì hệ quả ngữ nghĩa quan trọng nhất của quá trình kết hợp giữa các yếu tố của loại từ ghép này, là sự chuyên biệt hóa về nghĩa cho cả từ ghép phụ nghĩa. Tính chun biệt hóa này thể hiện sự hạ cấp phạm trù khái niệm của cả từ ghép phân nghĩa. Nhờ mối

quan hệ chủng và loại giữa thành tố thứ nhất và thứ hai (so sánh: xe với xe

bị, xe rùa, xe lơi, xe ba gác…). Đến đây, có thể thấy vai trị nghĩa của yếu tố

phụ là “khơng hề phụ”, mà chính là nhờ có chúng (yếu tố phụ) mà nghĩa của tồn từ ghép phụ nghĩa được hình thành. Ví dụ:

Xe bị( xe vài):

1) Một loại phương tiện giao thơng (là “xe”).

2) Có đặc trưng riêng là dùng bò kéo để tạo ra sức chuyển động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở ghép phụ nghĩa trong tiếng tày, chúng tôi nhận thấy, yếu tố thứ nhất biểu thị khái niệm chung, thuộc cấp độ phạm trù chung. Ví dụ:

Càn (địn) biểu thị phạm trù chung cho các loại đòn như càn tặm (đòn bẩy), càm ham (đòn khiêng) hay xe biểu thị phạm trù chung cho các loại xe như xe bị, xe lơi, xe thồ v.v… hay nói cách khác, biểu thị thuộc tính cho thành tố thứ nhất.

Cụ thể trong các từ ngữ chỉ cơng cụ sản xuất nơng, lâm nghiệp có kiểu quan hệ phụ nghĩa mà yếu tố thứ nhất chỉ “máy móc, cơng cụ” thì các từ ghép phụ nghĩa thuộc yếu tố thứ hai mang nét nghĩa tính năng (như đòn khiêng, đòn gánh, đòn bẩy, máy cày, máy ủi, máy tiện, máy kéo v.v…).

Trong cơ chế ghép và việc tạo từ ghép của từ ngữ chỉ công cụ sản xuất trong tiếng Tày, chúng ta nhận thấy rằng có một quy tắc tuyển chọn các thành tố đồng nhất hoặc dị biệt về mặt ngữ nghĩa. Ở đây, để tạo các từ ghép về từ chỉ công cụ sản xuất nơng, lâm nghiệp trong tiếng Tày thì các thành tố được chọn tham gia một từ ghép phải là những cặp dị biệt, trong đó có một yếu tố biểu thị ý nghĩa phạm trù, còn ý nghĩa kia biểu thị đăc trưng khu biệt và mối quan hệ giữa chúng về mặt nghĩa là quan hệ chủng loại.

* Nhóm 2: Các từ ghép chính phụ do ba yếu tố (âm tiết/ hình vị) cấu

tạo nên.

- Mơ hình ngữ nghĩa của nhóm 2 như sau: CP1p2 là từ ghép phụ nghĩa chỉ loại.

Trong đó, CP1p2 có kiểu nghĩa:

Là một loại C + P1 (một số thuộc tính chuyên biệt) + p2 (bổ sung làm rõ nghia cho cả cụm CP1)

Cụ thể, có một yếu tố chính (C) vẫn biểu thị ý nghĩa phạm trù và giữ vai trị chính, vai trị trung tâm và một yếu tố phụ bậc 1 (P) và một yếu tố phụ bậc 2 (p). Ở nhóm này P trực tiếp là thành tố phụ của C biểu thị thuộc tính khu biệt của sự vật, q trình hay tính chất do thành tố thứ nhất biểu thị. Còn p là thành tố phụ có vai trị bổ sung ý nghĩa về cách thức hoạt động cho cả cụm C - P (chỉ loại cơng cụ) đứng trước nó. Đây cũng là các từ ghép phụ nghĩa.

Ví dụ: Máy kè khảu (máy tuốt lúa) ; Máy ván chả (máy gieo hạt) C P p C P p máy đăm – na C P P Máy dọ – đên C P P (máy cấy lúa) (máy ủi đất)

Như vậy, về mặt ngữ nghĩa, nhóm từ ghép chính phụ hầu hết là từ phụ nghĩa. Trong mỗi từ ghép chính phụ đều có một thành tố gốc (thành tố chính – C) và ít nhất là một thành tố phụ (P). Thành tố chính ln đứng trước thành tố phụ và biểu thị ý nghĩa phạm trù giữ vai trị chính, vai trị trung tâm, đều là các danh từ chỉ sự vật. Thành tố phụ lại có thể được cấu tạo là một thành tố chính và một thành tố phụ ở bậc thấp hơn biểu thị thuộc tính khu biệt của sự vật. Các thành tố phụ có thể là danh từ chỉ nguyên liệu, chủng loại, hình thức hoặc động từ chỉ phương thức hoạt động.

Ví dụ:

Máy đăm na= máy (danh từ) + đăm (động từ) + na (danh từ) = [máy

– cấy – lúa]

Máy dọ đên = máy (danh từ) + dọ (động từ) + đên (đất) = [máy - ủi –

đất]

Thắn la khảu = trang (danh từ) + la (động từ) + khảu (danh từ) =

[trang – cào - thóc]

Nghĩa của C là cơ sở ý nghĩa của từ ghép chính phụ. Vì thế thành tố C có vai trị chi phối các thành tố phụ đứng sau nó. Thành tố phụ (P) chỉ có vai trị khu biệt (phân biệt) nghĩa của từ ghép. Vì thế, các từ ghép chính phụ chỉ cơng cụ sản xuất trong tiếng Tày đều là các từ ghép phụ nghĩa.

Các từ ghép chính phụ chỉ cơng cụ sản xuất trong tiếng Tày có dạng cấu tạo gồm nhiều hình vị, trong một số trường hợp và ở một số địa phương (đặc biệt vùng được so sánh ở đây là tiếng Tày vùng Lạng Sơn, Cao Bằng), người ta có thể có nhiều cách phát âm gọi tên cơng cụ khác đi hoặc lược bớt/rút gọn đi một số thành tố mà ý nghĩa của từ vẫn khơng thay đổi.

Ví dụ: Phjao khảu  phjao (quạt thóc) Đoông ý  đoổng phjăt (mẹt tre)

2.4.2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngẫu hợp

Kết quả khảo sát của chúng tơi khơng xuất hiện nhóm từ này

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp của người tày ở tỉnh bắc giang (Trang 55 - 60)