Vấn đề định danh

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp của người tày ở tỉnh bắc giang (Trang 29 - 30)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.2. Vấn đề định danh

1.2.1. Khái niệm định danh

“Định danh” là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Latinh với nghĩa là “tên gọi”. Thuật ngữ này biểu thị kết quả của quá trình gọi tên của các đơn vị ngôn ngữ.

Theo từ điển của Nguyễn Như Ý [35, tr. 89]: “Định danh là sự cấu tạo các đơn vị ngơn ngữ có chức năng dùng để gọi tên, chia tách các đoạn của hiện thực khách quan trên cơ sở đó hình thành những khái niệm tương ứng về chúng dưới dạng các từ, cụm từ, ngữ cú và câu”.

Lí thuyết định danh phải nghiên cứu và miêu tả cấu trúc của đơn vị định danh, từ đó xác định những tiêu chí hoặc những đặc trưng cần và đủ để phân biệt đơn vị định danh này với đơn vị định danh khác. Hiện thực khách quan được hình dung như là cái biểu vật của tên gọi, nghĩa là như toàn bộ các thuộc tính được chia tách ra trong các hành vi định danh ở tất cả các lớp sự vật do tên gọi đó biểu thị khái niệm, khi lựa chọn những thuộc tính có tính chất phạm trù tham gia như là cái biểu nghĩa của tên gọi. Còn tên gọi được nhận thức như là một dãy âm thanh được phân đoạn trong nhận thức ứng với một cấu trúc cụ thể của ngơn ngữ đó. Chính mối tương quan giữa cái biểu nghĩa và biểu vật và xu hướng của mối quan hệ này trong những hành vi định danh cụ thể sẽ tạo nên cấu trúc cơ sở của sự định danh.

1.2.2 Đơn vị định danh và đơn vị miêu tả

Tìm hiểu từ ngữ chỉ văn hóa các cơng cụ sản xuất nơng, lâm nghiệp trong tiếng Tày dưới góc độ định danh chúng tôi quan niệm rằng: Các đơn vị từ, ngữ đặc biệt là các danh từ chỉ công cụ sản xuất nơng, lâm nghiệp trong tiếng Tày chính là các đơn vị định danh. Chúng tôi sẽ xem xét, nghiên cứu nhóm từ ngữ này trên các phương diện cấu trúc, ngữ nghĩa và văn hóa trong mối quan hệ với các đơn vị định danh khác.

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp của người tày ở tỉnh bắc giang (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w