Giá trị biểu đạt của phương thức định danh trong từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm của

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp của người tày ở tỉnh bắc giang (Trang 65 - 70)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

3.2. Giá trị biểu đạt của phương thức định danh trong từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm của

công cụ sản xuất nông, lâm của người Tày ở tỉnh Bắc Giang

Giá trị biểu đạt của phương thức định danh được hiểu không chỉ là giá trị của yếu tố ngơn ngữ về mặt hình thức nữa, mà quan trọng hơn là cách nhìn nhận, hiểu biết về một sự vật, hiện tượng khách quan để từ đó con người có những “tri nhận” theo cách riêng trong mỗi cộng đồng người. Ở đây, phương thức định danh của từ ngữ chỉ công cụ sản xuất, không chỉ được xem xét về mặt hình thức (cấu tạo) mà cả về mặt ngữ nghĩa và đặt chúng trong tồn bộ nền văn hóa để từ đó hiểu sâu sắc hơn về văn hóa tộc người qua cách tri nhận của họ.

Từ cơ sở lý thuyết về dịnh danh đã nêu ở chương 1, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu, phân tích về phương thức định danh của 100 từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp trong tiếng Tày. Qua đó, Chúng tơi rút ra một số kiểu định danh nhóm từ chỉ cơng cụ sản xuất nông, lâm nghiệp trong tiếng Tày chủ yếu như:

- Định danh dựa vào hình dáng cơng cụ - Định danh dựa vào công dụng công cụ

Dựa trên ba phương thức định danh nêu trên, chúng tôi đã thống kê và thấy rằng các từ ngữ định danh được thống kê, phân loại theo ba phương thức này chủ yếu là các từ ghép chính phụ (tổng số từ ghép chính phụ là 66 từ), đây là phương thức được sử dụng nhiều hơn trong quá trình định danh các sự vật, hiện tượng mới. Vì các từ ghép chính phụ là các từ mang nghĩa có chức năng khu biệt với những sự vật, hiện tượng khác cùng loại, nên đa dạng, phong phú về chủng loại từ chỉ công cụ sản xuất.

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát thống kê một số phương thức định danh các từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp của người Tày ở tỉnh Bắc Giang

Stt Phương thức định danh Số lượng Tỉ lệ %

1 Định danh dựa vào hình dáng

cơng cụ 10 15,15

2 Định danh dựa vào công dụng

công cụ 40 60,60

3 Định danh dựa vào nguyên liệu

chế tạo công cụ 16 18,18

Tổng số 66 100

Qua bảng thống kê tư liệu về các phương thức định danh của từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp trong tiếng Tày trên đây, chúng tôi thấy rằng: từ định danh cơng cụ sản xuất dựa vào hình dáng cơng cụ có số lượng từ ít nhất (10 từ), chiếm 15,15 % trong tổng số 66 từ ghép chính phụ.

Đứng thứ hai, là từ định danh công cụ sản xuất dựa vào nguyên liệu chế tạo (10 từ), chiếm 18,18 %. Và chiếm nhiều nhất về số lượng là từ định danh công cụ sản xuất dựa vào chức năng (công dụng) của từ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp.

Đặc điểm của từng phương thức định danh nhóm từ chỉ cơng cụ sản xuất nông, lâm nghiệp trong tiếng Tày như sau:

3.2.1. Định danh công cụ sản xuất dựa vào hình dáng

Các cơng cụ tham gia sản xuất phục vụ cho cuộc sống lao động của người nơng dân có rất nhiều các loại cơng cụ khác nhau, tạo nên sự đa dạng và phong phú về chủng loại. Xuất phát từ thực tế đó, con người nói chung, người Tày nói riêng cịn định danh từ ngữ chỉ cơng cụ sản xuất theo hình thức/ hình dáng bề ngồi. Số lượng từ chỉ cơng cụ sản xuất nông, lâm nghiệp trong tiếng Tày được định danh theo phương thức này là 10 từ (chiếm 15,15

%) đứng thứ cuối cùng về số lượng trong bảng thống kê đã được trình bày ở

trên. Ví dụ:

Bảng 3.2. Bảng ví dụ về một số từ ngữ chỉ cơng cụ sản xuất nông, lâm nghiệp định danh dựa vào hình dáng

Stt Từ ngữ chỉ cơng cụ sản xuất

nơng, lâm nghiệp Hình dáng/hình thức

1 Phư dên [bừa – đứng] Dên [đứng]

2 Cuôc khểu [cuốc – răng] Khểu [răng]

3 Xe rọ mư [xe – rùa] Rọ mư [rùa]

4 Phư chàn [bừa – đĩa] Chàn [đĩa]

Đây là một số từ ngữ chỉ cơng cụ sản xuất dựa vào hình dáng, hình dáng của mỗi cơng cụ được biểu hiện ngay bên ngồi hình thức của ngơn từ, điều này, khiến chúng ta dễ dàng nhận ra đâu là công cụ sản xuất dựa vào hình dáng khi thống kê, khảo sát. Nhưng có một điều, khơng thể khơng bàn tới ở đây, đó là người Tày khi định danh cơng cụ dựa vào hình dáng, thì cái hình dáng của cơng cụ ấy khơng chỉ thể hiện ngay trên bề mặt ngôn ngữ, mà ý nghĩa về hình dáng của cơng cụ sản xuất ấy, là toàn bộ nội dung tinh thần xuất hiện trong suy nghĩ của người bản ngữ, khi người đó tạo lập hoặc lĩnh hội với một hình thức âm thanh ngơn ngữ nhất đinh.

Ví dụ: trong tiếng Tày có một số từ có phương thức định danh về hình dáng như, cuôc sliểm (cuốc chim), pjạ xỉm (dao găm), càn sliểm (địn xóc),

mạc xim (cái thuổng) v.v…

Đây là các từ chỉ cơng cụ được đinh danh về hình dáng, nhưng ý nghĩa về hình dáng khơng thể hiện trực tiếp ngay trên mặt ngồi của ngơn ngữ, mà nó là nội dung tinh thần của người Tày. Nội dung tinh thần như đã nói khá đa dạng và bao gồm nhiều thành phần khác nhau. Trong nội dung này có những thành phần chung cho cả cộng đồng cũng có những thành phần mang tính cá nhân, phụ thuộc vào kinh nghiệm sống, địa hình cư trú, kinh nghiệm tiếp xúc với các sự vật, hoạt động, tính chất, liên quan đến vỏ âm thanh của từ.

Cụ thể, các yếu tố đứng sau của một số từ nêu trên là “sliểm, xỉm, xim” khi chuyển dịch sang tiếng Việt, chúng không phải là các từ tương ứng “

chim, găm, thuổng, xóc” mà nghĩa của các từ tiếng Tày như trên có nghĩa chỉ

một vật sắc nhọn. Và cứ như vậy, cái nội dung tinh thần ấy được thể hiện trên bề mặt trong ngơn ngữ của người Tày, hình ảnh một cơng cụ có một đầu sắc, nhọn là hình ảnh chung cho tất cả cộng đồng, còn trong hoạt động, mỗi một người bản ngữ ở một số vùng khác nhau, mỗi khi họ phát ra từ hoặc lĩnh hội từ trong lời nói của người khác, thì chỉ có ý nghĩa về hình ảnh các cơng cụ đó mang nghĩa cố định, còn cách đọc chệch của từng cá nhân, từng vùng là khơng có tính cố định, điều này liên quan đến phần nghĩa liên hội của từ.

3.2.2 Định danh công cụ sản xuất dựa vào chức năng (công dụng)

Các công cụ tham gia sản xuất thì cái được chú trọng và quan tâm hơn cả so với vẻ bề ngồi của nó là cơng dụng được con người sử dụng trong lao động sản xuất. Cơng cụ với vẻ bề ngồi xấu hay đẹp sẽ không quan trọng bằng việc nó sẽ giúp ích được gì cho cơng việc của con người. Chính vì vậy, trong các từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nơng, lâm nghiệp của người Tày, có một số lượng lớn 40 từ ngữ định danh dựa vào chức năng (công dụng), chiếm

60,60 % trong tổng số 66 từ ghép chính phụ. Điều này chứng tỏ rằng, chức

năng của các công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp trong tiếng Tày chiếm một vị trí rất quan trọng và hữu ích đối với con người, đặc biệt khi nó được thể hiện bằng lớp từ vựng rất phong phú.Ví dụ:

Bảng 3.3. Bảng ví dụ về một số từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp định danh dựa vào công dụng/ chức năng

Stt Từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp trong tiếng Tày

Định danh dựa vào công dụng, chức năng cơng cụ

1 Càn lâu [địn – bẩy] Lâu [bẩy] 2 Càn sliểm [đòn – nhọn] Sliểm [xóc] 3 Càn chảng [đòn – cân] Chảng [cân]

4 Máy ván chả [máy – gieo – hạt] Ván chả [gieo – hạt] 5 Tháng cao khảu [trang – cào – thóc] Cao khảu [cào – thóc]

6 Pjạ quang [dao – phát] Quang [phát]

Các từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp trong tiếng Tày được định danh dựa vào chức năng, công dụng của một số từ ngữ như bảng trên đây cho chúng ta thấy được cách thức định danh công cụ sản xuất của người Tày, cụ thể là xét về phương thức ghép. Đây là một phương thức tạo từ mới trên cơ sở ghép các hình vị với nhau như: địn bẩy, địn xóc, địn cân. Xét về q trình định danh, về mặt lơgíc, địn sẽ xuất hiện trước các từ đòn bẩy, đòn

khiêng, địn cân, địn xóc và địn bẩy xuất hiện trước địn bẩy đá chẳng hạn.

Như vậy, có thể đi đến kết luận, sự xuất hiện từ ghép trong tiếng Tày cũng như trong tiếng Việt (nhất là từ ghép chính phụ) tương ứng với q trình nhận thức của người Tày theo hướng cụ thể hóa một loại hình sự vật.

Ngồi ra, chúng ta cịn thấy rằng, các thành phần của từ định danh công cụ sản xuất dựa vào chức năng, công dụng của người Tày ở tỉnh Bắc Giang, xét về thành phần ý nghĩa ngữ pháp là có tính đồng loạt, chung cho nhiều từ. Nghĩa là trước một danh từ khối chỉ công cụ dựa vào cơng dụng, đi theo sau

nó bao giờ cũng là từ mang nghĩa động từ, chẳng hạn: trước danh từ khối địn

đi kèm sau nó là các động từ chỉ cách thức hoạt động: bẩy, xóc, khiêng v.v…

Như vậy, tuy phân biệt ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp nhưng chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

3.2.3 Định danh dựa vào ngun liệu chế tạo cơng cụ

Có thể nói đây là phương thức được sử dụng rất hạn chế trong việc định danh các từ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp trong tiếng Tày. Điều này được thể hiện qua số liệu khảo sát của chúng tơi. Có 16 /66 từ ngữ chỉ công cụ sản xuất trong tiếng Tày được định danh theo nguyên liệu chế tạo công cụ trong nơng, lâm nghiệp. Nhóm từ này chiếm tỉ lệ 18,18 % trong tổng số từ chỉ công cụ sản xuất mà chúng tơi thống kê được. Ví dụ:

Bảng 3.4. Bảng ví dụ về một số từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp định danh dựa vào nguyên liệu chế tạo công cụ

Stt Từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông,

lâm nghiệp trong tiếng Tày

Định danh dựa vào nguyên liệu chế tạo công cụ

1 Nháo lêch [cào – sắt] lêch [sắt]

2 Chộc hên [cối – đá] hên [đá]

3 Máng mạy [máng – tre] mạy [tre]

4 Éng toong [thau – đồng] tong [đồng]

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp của người tày ở tỉnh bắc giang (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w