Phản ánh phương thức kiếm sống

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp của người tày ở tỉnh bắc giang (Trang 72 - 76)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

3.3. Đặc điểm văn hóa của từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp của người Tày ở tỉnh Bắc

3.3.2. Phản ánh phương thức kiếm sống

Nền kinh tế của người Tày, về căn bản là một nền kinh tế nông nghiệp, phụ thuộc và dựa dẫm vào thiên nhiên. Nguồn sống chính là trồng trọt nhờ vào nương rẫy. Hầu hết làm ăn phân tán, manh mún trên những mảnh ruộng bậc thang, cây lương thực chính là lúa tẻ và lúa nếp. Ngồi ra cịn trồng sắn, ngô, khoai và các loại hoa màu khác. Với đặc điểm cư trú ở vùng trung du và thượng du, nơi có những thung lũng nằm giữa vùng núi đồi như vậy thì việc sử dụng các loại công cụ lao động cũng được người Tày đặc biệt quan tâm đến công dụng chức năng của từng loại công cụ để phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, địa hình và mang lại hiệu quả lao động, không tốn nhiều thời gian, sức lực của con người.

Mỗi loại công cụ lao động sẽ được chọn lựa để sử dụng cho thích hợp với từng kiểu loại hình nương rẫy. Đối với địa hình bằng phẳng của thung lũng, dễ giữ nước với hệ thống mương phai, cọn nước để phục vụ cho việc trồng lúa dưới nước thì các cơng cụ sản xuất được sử dụng thường xun nhất như: phư nịn (bừa nằm), cc pản (cuốc bàn), chuống nhả (cào cỏ),

mạc bay (cái bay), cọn xoong (gầu dai) v.v…trong đó, người Tày sử dụng

loại cơng cụ phư nịn (bừa nằm) là một loại bừa có hai mạ bằng, đính răng phía trước, khi cày thì tư thế của chiếc cày cần phải ngả gần sát mặt đất, giúp cho đường cày được sâu và chính xác hơn. Cịn cc pản (cuốc bàn) được sử dụng để vạc bờ làm sạch cỏ, đây là loại cuốc có mặt lưỡi to gần bằng lưỡi mai gắn vào bàn gỗ. Ngồi ra, cịn có một số cơng cụ với tên gọi giống nhau, nhưng bằng kinh nghiệm lao động thì người Tày đã biết cải tiến hình dáng của cơng cụ đi đơi chút để làm việc được nhanh hơn, như: mạc bay (cái bay), họ đã rút ngắn chiều dài của cái cán gỗ được gắn liền với mặt

lưỡi bay, và thu nhỏ kích thước của mặt lưỡi bay, để khi làm những cơng việc như, xới cỏ, bón phân cho cây trồng không cần phải làm việc mãi ở tư thế đứng và cúi, mà có thể làm việc với tư thế ngồi, như vậy tránh được việc xới mạnh tay, ảnh hưởng đến rễ cây trồng và hiệu quả lao động cao hơn, tiết kiệm được thời gian.

Bên cạnh loại địa hình ruộng nước, thì địa hình thung lũng khơng đủ đất canh tác ruộng trồng lúa nước, người Tày đã biết kết hợp sử dụng các khu đất trên đồi núi thoai thoải, không quá dốc để tạo nên những mảnh "ruộng cạn" trồng lúa, tăng khả năng cung cấp lương thực cho cuộc sống. Ở địa hình ruộng cạn, thì các cơng cụ sản xuất được sử dụng lại tập trung chủ yếu ở một số kiểu loại như: cuôc chim (cuốc chim), cuôc khểu (cuốc răng), càn slâu (đòn bẩy), pja nháo (liềm vạt) v.v…những cơng cụ này có đặc điểm về hình dáng, nguyên liệu và công dụng rất riêng biệt, phù hợp với địa hình ruộng

cạn. Cc chim (cuốc chim) là một loại cơng cụ bằng sắt, có lưỡi dài thon và nhọn được sử dụng để cuốc đất ở những vùng có đất đai khơ cằn và nhiều sỏi đá. Cịn cc khểu (cuốc răng) là một loại cơng cụ bằng sắt, có cán gỗ dài, nhiều răng, chuyên được dùng để cào cỏ, xới đất trên các thửa ruộng khô cằn.

Đây là những công cụ đã xuất hiện từ xa xưa trong cuộc sống lao động của người Tày và về mặt từ ngữ là những công cụ có tên gọi rất thuần Việt (cày, cuốc. liềm…), bởi Việt Nam là một nước có nền văn minh nơng nghiệp lúa nước, nên nguồn gốc của từ ngữ nông nghiệp phần lớn là từ thuần Việt.

Cùng với những công cụ phản ánh phương thức kiếm sống trên loại địa hình ruộng nước và ruộng cạn, thì một số loại công cụ như: pjạ (dao), mạc

kẻo (cái kéo), mạc cứ (cái cưa)… là những dụng cụ chặt, phát rẫy, tỉa cây, xẻ

gỗ... phản ánh phương thức kiếm sống của người Tày trong điều kiện môi trường sống ở miền núi.

Từng rất phổ biến ở các dân tộc miền núi, những cọn nước chỉ cịn sót lại ở rất ít vùng trung du miền núi. Tuy vậy, đây là công cụ sản xuất rất hữu dụng và quen thuộc của sắc tộc Tày.

Lợi dụng sức nước để tiện cho đời sống, người Tày từ lâu đã làm, như guồng nước, cối giã gạo nước, máng tre dẫn nước. Chắc chắn còn vài khu vực khác mà chúng ta chưa biết đến, nhưng những công cụ cổ xưa này thường gắn với những nơi xa, điều kiện phát triển chưa cao và người dân yêu thích những gì gần gũi với tự nhiên, chứ họ đều đã biết đến máy bơm hay máy xay xát. Ở đây cần nhìn thấy mặt trái của phát triển, khơng phải cứ phát triển là hay, nếu điều kiện còn cho phép sử dụng guồng dẫn nước tưới tiêu và sinh hoạt thì vẫn tốt hơn là dùng máy bơm tốn điện và dầu, trong khi guồng nước khơng tốn gì cả, ngồi ít tre làm guồng quay và tu sửa, cũng không hề phải trông nom. Và tất nhiên là giữa cánh đồng xung quanh núi non điệp trùng, những guồng nước quay là cảnh rất thơ mộng.

Cối giã gạo bằng sức nước được sắc tộc Tày, ngoài ra cịn có Thái, Mường thiết kế tương đối giống nhau, chỉ là một cần cối vừa phải, chỗ chân đạp khoét rỗng như một lòng máng để nước đổ đầy vào đó. Khi nước đầy sẽ nâng cần cối lên, nước chảy ra hết cần cối hạ xuống và giáng chày vào cối gỗ để gạo phía trước, rồi lại nâng lên bởi nước đầy, cứ thế cả ngày cả đêm giã liên tục, với nhịp điệu thưa tiếng nhẹ, mỗi ngày chỉ có thể đem lại một cối gạo bằng một rá nhỏ, đủ cho gia đình ăn. Những cối đó thường được đặt ngồi đồng, gần suối, nơi có dịng nước chảy từ cao xuống thấp. Để nắng mưa không ảnh hưởng đến gạo người ta thường làm thêm căn lều nhỏ che cối ngồi trời. Cơng cụ cổ xưa này chính là một thứ năng lượng xanh mà nhân loại bây giờ đang hướng tới.

Ngày nay, với nền kinh tế cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng nhiều chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước ta đến các vùng dân tộc thiểu số nhằm cân bằng và phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, chính sách phát triền vùng nơng thơn mới đã lan rộng và được triển khai rộng rãi trên khắp các tỉnh thành của cả nước, theo đó là sự hội nhập văn hóa, sự giao lưu học hỏi cải tiến các phương thức lao động giữa các dân tộc ngày càng được nâng cao để tiến tới mục tiêu dân giàu nước mạnh. Chính vì vậy, trong nền nơng, lâm nghiệp các cơng cụ lao động cũng được cải tiến, nâng cao để giúp tăng năng suất lao động, một số các công cụ sản xuất, xuất hiện như: máy cày (máy đên), máy gieo hạt (máy ván

khảu), máy tuốt lúa (máy kè khảu), máy ủi (máy dọ đên), v.v…

Đây là những công cụ sản xuất hiện đại, nhưng được đưa vào sử dụng phù hợp hơn cả vẫn là địa hình các vùng thung lũng bằng phẳng, ít sử dụng trên các vùng đất đai có địa hình dốc, vì các cơng cụ này có kích cỡ to lớn, khó di chuyển trên địa hình sườn núi thoai thoải dốc. Và về mặt từ ngữ, cách gọi tên các công cụ sản xuất kể như trên trong tiếng Tày, yếu tố “máy” của các loại công cụ chỉ máy móc thì vẫn giữ ngun cách gọi tên được vay mượn

của tiếng Việt. Đây là cách thức vay mượn trực tiếp giữa tiếng Tày và các ngôn ngữ tiếp xúc phản ánh sự tiếp xúc văn hóa, trong đó có ngơn ngữ.

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp của người tày ở tỉnh bắc giang (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w