Phản ánh cách ứng xử của con người với môi trường sống (rừng, rẫy, ruộng )

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp của người tày ở tỉnh bắc giang (Trang 76 - 78)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

3.3. Đặc điểm văn hóa của từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp của người Tày ở tỉnh Bắc

3.3.3. Phản ánh cách ứng xử của con người với môi trường sống (rừng, rẫy, ruộng )

(rừng, rẫy, ruộng...)

Khi nói tới văn hóa ứng xử, người ta nói về văn hóa ứng xử của con người với cộng đồng xã hội và xung quanh. Và với người Tày, chúng ta hãy xem thử họ ứng xử với môi trường và xã hội như thế nào thông qua lớp từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông và lâm nghiệp.

Như đã nói ở mục 3.3.2., do điều kiện định cư ở vùng thung lũng nên cư dân Tày đã phải ứng xử với môi trường theo cách của mình để có thể tồn tại và phát triển. Theo cách nói của cố GS Từ Chi, nhà nhân học Việt Nam nổi tiếng, thì khu vực cư trú của người Tày thuộc cảnh quan thung lũng: ruộng - rẫy. Do điều kiện đất bằng không đủ trồng lúa nước để phục vụ cho nhu cầu lương thực, người Tày đã biết sử dụng nhiều công cụ sản xuất để khai thác những khu đất cao có độ dốc khơng q lớn để có thể trồng lúa trên cạn. Với mỗi loại cơng cụ sẽ phản ánh phương thức kiếm sống của người Tày bằng nhiều cách khác nhau và đó chính là thể hiện sự ứng xử của họ đối với thiên nhiên.

Bên cạnh việc trồng trọt, chăn ni ở gia đình, như ni trâu, bị, ngựa, dê, lợn, gà, chó...Thủ cơng nghiệp là nghề phụ trong các gia đình. Nhiều nghề thủ cơng lâu đời đã đạt đến một trình độ kỹ sảo cao. Nghề nhuộm chàm của người Tày rất cơng phu. Vải nhuộm bền màu, sắc bóng và kín mặt. Để có được những sản phẩm có giá trị và mang dấu ấn văn hóa dân tộc, người Tày đã sử dụng một số nguyên liệu thiên nhiên để làm chất nhuộm màu vải được tự nhiên như: củ nâu, lá cẳm, đây là loại cây trồng sinh sống ở vùng núi cao, mọc tự nhiên, muốn khai thác được loại nơng sản này cần phải có một số cơng cụ lao động chủ yếu như: pjạ nháo (liềm vạt), mạc xim (cái thuổng), ăn

việc khai thác nông sản này được nhanh và dễ dàng hơn, trong đó việc dùng các cơng cụ để khai thác như: mạc xim, đây là loại công cụ được làm bằng sắt hoặc gỗ tre, có hai đầu nhọn dùng để đào, bẩy đá. Hay ăn teo là loại công cụ

được đan bằng tre, dùng để đựng nông sản. Những công cụ trên giúp việc khai thác nông sản được thuận lợi, đồng thời vẫn bảo tồn được nguồn giống cây trồng, không khai thác một cách triệt để.

Một số công cụ đã xuất hiện từ rất lâu đời trong cuộc sống lao động của người Tày như: pạ kho (dao quắm), mạc cứ (cái cưa), mạc bủa (cái búa)... được người Tày sử dụng trong việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và từ sản phẩm được khai thác đó, bằng đơi bàn tay khéo léo mà người Tày đã sáng tạo ra rất nhiều cơng cụ làm bằng ngun liệu vốn có từ thiên nhiên, cụ thể các sản phẩm, như: chiếu trúc, các loại rổ, rá, nong, nia v.v...với nhiều sản phẩm như vậy đã tạo ra sự phát triển của nghề đan lát phổ biến trong mọi gia đình người Tày. Bất cứ nhà nào cũng có thể tự đan được những đồ dùng cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày. Chính các cơng cụ lao động đã góp phần quan trọng trong việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên. Pjạ kho là loại dao có kích thước to, dùng để chặt cây, củi, nó là một cơng cụ đắc lực giúp con người có thể chặt, đốn cây để tạo ra các vật dụng sinh hoạt hàng ngày và cũng lại tham gia vào hoạt động sản xuất của con người. Bên cạnh đó, cơng cụ này giúp cho việc chặt, tỉa những cây hoang dại, làm quang rừng giúp những cây trồng chính yếu được phát triển tốt hơn.

Với những sản phẩm làm từ thiên nhiên: các vật dụng đan lát, hay các phương tiện chuyên chở thô sơ (xe bị, xe lơi) cũng in đậm dấu vết về văn hóa ứng xử của người Tày với môi trường. Các vật dụng, phương tiện chuyên chở hầu hết đều được người Tày khai thác từ lâm sản, chủ yếu là các loại gỗ. Chẳng hạn, để có được phương tiện chuyên chở như chiếc xe vài (xe bị) thì người Tày đã sử dụng những công cụ như: mạc cứ (cái cưa), máy kè (máy

cắt)... để có thể chặt và cắt những cây gỗ cao, to. Đây là việc làm đã một phần gây ảnh hưởng đến hệ thống sinh thái của rừng, vì với một nền kinh tế nơng, lâm nghiệp lạc hậu vào những năm trước Cách mạng Tháng Tám 1945 thì việc chặt phá những cây gỗ cổ thụ, to để làm thành các phương tiện chuyên chở trở nên tràn lan, phổ biến. Ngày nay, với rất nhiều công cụ lao động hiên đại, như: máy kè (máy cắt), máy lạc khảu (máy kéo), máy cắp (máy tiện) v.v...đã du nhập vào nước ta, và được con người ưa chuộng sử dụng, vì các loại máy móc này làm tăng hiệu quả kinh tế, năng suất lao động của con người thì việc chặt phá rất nhiều loại gỗ để tạo ra công cụ như: xe bị, xe lơi hay cày bừa đã giảm thiểu đáng kể, giúp cân bằng hệ thống sinh thái rừng.

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp của người tày ở tỉnh bắc giang (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w