Kiến nghị với NHNN và các cơ quan chức năng

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đống đa (Trang 72 - 75)

- Quản lý và thực hiện cơng tác hạch tốn kế tốn chi tiết, kế toán tổng hợp.

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ QUÁ HẠN TẠI VIETINBANK ĐỐNG ĐA

3.3.2 Kiến nghị với NHNN và các cơ quan chức năng

- NHNN nên có cơ chế cho NHTM có quyền chủ động trong việc xử lý phát mại tài sản thu hồi nợ. Với nhiều trường hợp, khách hàng vay vốn thế chấp bằng chính nhà đang ở, khi khách hàng mất khả năng trả nợ, ngân hàng tiến hành xử lý tài sản đảm bảo thì vấp phải khó khăn. Một trong những khó khăn đó là theo Luật dân sự thì mọi cơng dân đều có quyền về nhà ở, điều đó có nghĩa là ngân hàng chỉ có thể phát mại tài sản là nhà ở của người đi vay khi họ tìm được nơi cư trú khác. Nhiều khách hàng lợi dụng điều đó gây cản trở, cố tình chây ỳ cho ngân hàng.

- NHNN cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của các NHTM. Hoạt động này đúng một vai trò quan trọng trong việc phát hiện các dấu hiệu nợ quá hạn để ngăn chặn và xử lý rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng. Vì sự hoạt động bất ổn của một ngân hàng cũng sẽ dẫn tới ảnh hưởng đến cả hệ thống ngân hàng. NHNN cần bám sát thực tế hoạt động của từng NHTM để sớm phát hiện và ngăn chặn các sai phạm.

- NHNN cho phép các NHTM được đầu tư hoàn chỉnh thêm vào các tài sản đã được gán nợ còn xây dựng dở dang hoặc bị hư hỏng, xuống cấp; thực hiện các chi phí bảo hiểm bắt buộc để góp phần bảo quản tốt tài sản, hạn chế thiệt hại và có khả năng xử lý được. Nguồn vốn lấy từ vốn kinh doanh để đầu tư, sau đó hạch tốn tăng giá trị tài sản nhận gán nợ. Ngân hàng Nhà nước cần hướng dẫn việc hạch toán tài sản đã nhận gắn nợ phù hợp nguyên tắc trả nợ bằng tài sản.

- NHNN cần tiếp tục nghiên cứu kinh nghiệm thực tế, theo dõi và đánh giá hiệu quả các giải pháp cụ thể ở các nước trong khu vực và thế giới để rút kinh nghiệm chủ động ban hành hoặc đề xuất với Chính phủ các cơ chế, quy định nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý thơng thống và an tồn trong việc giải tỏa, phát mại tài sản thế chấp.

- Chính phủ và NHNN cần tạo hành lang pháp lý để các NHTM có quyền tự chủ đứng ra tổ chức bán tài sản cầm cố, thế chấp để thu hồi vốn đối với các khoản nợ quá hạn, đặc biệt có thể có các chính sách ưu tiên đối với những khoản nợ khó thu hồi phát sinh như miễn thuế, doanh thu, thuế chuyển quyền sử dụng đất, chi thu phí dịch vụ bán đấu giá một lần khi bán được tài sản cầm cố, thế chấp trong trường hợp phát mại tài sản qua các trung tâm bán đầu giá.

- Các cơ quan chức năng cần phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp ra đời của một doanh nghiệp ngoài quốc doanh bằng “vốn ảo”. Mạnh dạn cho giải thể, phá sản doanh nghiệp làm ăn thua lỗ khơng có khả năng trả nợ ngân hàng quá lâu.

- Các cơ quan hữu quan nhất là các cơ quan pháp luật cần giúp đỡ ngân hàng trong việc quản lý nợ quá hạn thu hồi vốn cho Nhà nước, xử lý cán bộ ngân hàng nghiêm minh, đúng người đúng tội khi có vi phạm liên quan.

- Đối với các cơ quan thực thi pháp luật như Tòa án, Viện Kiểm sát, Cơng an, Chính quyền địa phương các cấp cần phối hợp với ngân hàng trong việc xử lý và giải quyết các khoản nợ.

- Chính quyền các cấp cùng các cơ quan chủ quan các doanh nghiệp cần nâng cao trách nhiệm của mình trong việc đơn đốc con nợ thực hiện nghĩa vụ thanh toán với ngân hàng.

KẾT LUẬN

Việt Nam mới gia nhập WTO chưa tròn 5 năm, nền kinh tế đã có nhiều thay đổi tích cực. Sự thay đổi này vừa tạo ra cơ hội cho Việt Nam mở rộng thị trường, đẩy mạnh tiến bộ khoa học kỹ thuật… vừa tạo ra những thách thức như tuân theo các luật pháp quốc tế về bản quyền, cạnh tranh… tới các doanh nghiệp Việt Nam và các NHTM cũng không ngoại lệ.

Trong những năm gần đây, hệ thống NHTM Việt Nam đã có những bước chuyển mình đáng kể. Tuy nhiên nợ quá hạn luôn là vấn đề đáng lo ngại vì ảnh hưởng của nợ quá hạn gây ra rất nhiều khó khăn tới NHTM cũng như gây bất ổn đến nền kinh tế. Mặc dù nợ quá hạn phát sinh do một số yếu tố chủ quan của Ngân hàng, song không thể phủ nhận được là một phần không nhỏ xuất phát từ các yếu tố khách quan đặc biệt sự bất ổn kinh tế, chính trị, mơi trường… như thời gian qua. Dù cho nợ quá hạn phát sinh từ nguyên nhân nào thì cũng gấy những thiệt hại nặng nề đến nền kinh tế nói chung và hệ thống NHTM nói riêng. Do đó, một trong những nội dung xuyên suốt mà các NHTM quan tâm đó là làm sao để quản lý nợ quá hạn một cách tối ưu, giảm thiệt hại đến mức thấp nhất.

Sau q trình nghiên cứu tại Ngân hàng Cơng thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa, trải qua việc phân tích nợ quá hạn, nguyên nhân cũng như giải pháp quản lý nợ quá hạn tại chi nhánh, xin đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng. Nhận thấy đây là một đề tài lớn, được nhiều ngân hàng, nhà chuyên môn nghiên cứu và phát triển đáp ứng yêu cầu hội nhập. Trong khuôn khổ bài chun đề khơng thể khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự nhận xét và đóng góp ý kiến của các thày cô giáo.

Em xin chân thành cám ơn thày giáo hướng dẫn THS. Trần Đức Thắng và các anh chị, cơ, chú tại Vietinbank – Đống Đa đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập và hồn thành đề tài này.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đống đa (Trang 72 - 75)