Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank Đống Đa những năm gần đây

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đống đa (Trang 44 - 50)

- Quản lý và thực hiện cơng tác hạch tốn kế tốn chi tiết, kế toán tổng hợp.

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank Đống Đa những năm gần đây

Chi nhánh Vietinbank Đống Đa là đơn vị trực thuộc của NH TMCP Công Thương, hạch tốn kế tốn phụ thuộc, có con dấu và cân đối kế tốn riêng. Chi nhánh được thực hiện tất cả các nghiệp vụ của một ngân hàng thương mại, và giao dịch với tất cả các khách hàng trong và ngoài nước, thuộc mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư theo luật các tổ chức tín dụng và phân cấp Vietinbank. Sau đây là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietinbank Đống Đa trong 3 năm vừa qua:

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh Vietinbank Đống Đa

Đơn vị: tỷ VND

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

I Vốn huy động 3900 4000 4350 Việt Nam đồng 3400 3480 3650 Ngoại tệ 500 520 700 1 Doanh nghiệp 2000 1880 1500 2 Dân cư 1900 1740 2650 3 Các định chế tài chính 0 380 200 II Tín dụng 4 Dư nợ cuối kỳ 1250 1700 2000

Dư nợ cuối kỳ các doanh nghiệp 1210 1600 1850

Dư nợ cuối kỳ hộ gia đình và cá thể 40 100 150

III Lợi nhuận 40 55 100

5 Tổng thu nhập 380 430 550

6 Tổng chi phí 340 375 450

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm Vietinbank - Đống Đa

2.1.3.1 Huy động vốn

Tình hình huy động vốn của chi nhánh tương đối ổn định trong 3 năm 2008- 2010 với cả tiền VND và ngoại tệ. Tuy nhiên, trong năm 2010 lượng huy động ngoại tệ giảm chút ít so với năm 2009. Có thể nhận thấy qua bảng số liệu sau:

Bảng 2: Tình hình huy động vốn của chi nhánh NHCT Đống Đa

Đơn vị: tỷ VND

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng vốn huy động 3900 4000 4350

1.Doanh nghiệp 2000 1880 1500

2.Dân cư 1900 1740 2650

2.1 Tiền gửi tiết kiệm 1850 1640 2540

2.2 Tiền gửi kỳ phiếu 50 30 50

2.3 Giấy tờ có giá khác 0 70 60

3. Tiền gửi các định chế tài chính 0 380 200

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm Vietinbank - Đống Đa

Năm 2008 và 2009 là hai năm mà nền kinh tế có nhiều biến động mạnh, đó chính là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới và Việt Nam khơng ngoại lệ.

Điều này gây khó khăn trong việc huy động vốn nói chung của hệ thống ngân hàng Việt Nam và chi nhánh Đống Đa nói riêng mặc dù ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp huy động khác nhau mà hình thức chủ yếu vẫn là nhận tiền gửi của các tổ chức, doanh nghiệp, dân cư và phần nhỏ từ các định chế tài chính khác. Mặc dù có sự giảm sút năm 2009 nhưng sang tới năm 2010 thì huy động vốn của dân cư lại tăng mạnh bằng 52.3% so với năm 2009 đánh dấu sự phục hồi nền kinh tế cũng như hệ thống ngân hàng tuy nhiên lượng vốn huy động từ doanh nghiệp vẫn giảm khá nhiều bằng 25.33% so với năm 2009.

2.1.3.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động

Sơ đồ 2: Cơ cấu nguồn vốn huy động

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm Vietinbank - Đống Đa

Nguồn tiền huy động chủ yếu vẫn là từ doanh nghiệp và dân cư và một phần nhỏ từ các định chế tài chính khác. Tuy nhiên, có sự thay đổi dần qua các năm với

sự giảm dần tiền gửi từ doanh nghiệp từ mức 51.28% tổng vốn huy động năm 2008 và 34.48% năm 2010 (tức giảm 48.72%), thay vào đó là sự tăng nhanh chóng từ tiền gửi dân cư từ mức 48.72% tổng vốn huy động năm 2008 lên đến 60.92% năm 2010 (tức tăng 25.05%). Ngồi ra nguồn huy động cịn từ kỳ phiếu tuy rằng có sự giảm sút năm 2009 do hệ quả của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu nhưng sang năm 2010 ngồn huy động từ kỳ phiếu lại tăng và bằng với năm 2008 với mức 50 tỷ VND. Mặc dù trong năm 2009 nguồn huy động từ doanh nghiệp và dân cư đều giảm sút thì nguồn huy động từ các định chế tài chính lại tăng đáng kể 380 tỷ VND, đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng, là giải pháp mới hữu hiệu cho chi nhánh trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay của các ngân hàng. Tuy tỷ trọng huy động từ định chế tài chính cịn khá khiêm tốn trong tổng nguồn huy động (9.5% trong năm 2009 và 4.6% trong năm 2010) nhưng đó là tiền đề cho hướng đi quan trọng trong công tác huy động vốn của chi nhánh.

2.1.3.3 Hoạt động tín dụng

Tín dụng là hoạt động then chốt đem lại phần lớn lợi nhuận trong hoạt động Ngân hàng. Vì vậy, trong định hướng hoạt động của mình, Ngân hàng TMCP Cơng thương nói chung và chi nhánh Đống Đa nói riêng ln chú trọng đến cơng tác tín dụng. Tuy nhiên việc phát triển tín dụng địi hỏi phải phát triển cả lượng và chất. Trong điều kiện nền kinh tế vừa trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính 2008- 2009 thì những năm vừa qua là thời điểm đặc biệt khó khăn với ngành ngân hàng cũng như là Vietinbank Đống Đa. Nhờ có việc thực hiện hiệu quả chính sách sử dụng vốn, chính sách khách hàng mà Vietinbank Đống Đa vẫn đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tính đến 31/12/2010 thì dư nợ của chi nhánh đạt 2000 tỷ đồng.

Sơ đồ 3: Tình hình tín dụng của Vietinbank Đống Đa

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm Vietinbank - Đống Đa

Doanh số cho vay của Vietinbank Đống Đa trong năm 2009 có sự tăng tương đối mạnh từ mức 1810 tỷ năm 2008 lên tới 2160 tỷ năm 2009 tương đương với mức tăng 19.34%. Lý do của sự tăng mạnh này là do gói kích cầu của chính phủ trong thời gian khủng hoảng tài chính tiền tệ với chủ trương hạ lãi suất để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiều cơ hội tiếp cận được với nguồn vốn. Nhưng bước sang tới năm 2010 với gói hỗ trợ đã hết, các ngân hàng lại rơi vào cuộc cạnh tranh lãi suất mạnh mẽ nhằm huy động vốn do đó mà doanh số cho vay năm 2010 tụt giảm xuống tới còn 1250 tỷ đồng tức giảm 72.80% so với năm 2009 và 44.80% so với năm 2008.

Cùng với sự thay đổi của doanh số cho vay là sự thay đổi của doanh số thu nợ qua các năm với mức thay đổi tương đương. Tuy nhiên, từ cuối năm 2009 đến năm 2010, nền kinh tế thế giới cũng như tại Việt Nam đã dần phục hồi và phát triển vượt bậc, các doanh nghiệp đã bắt đầu làm ăn hiệu quả và thực hiện các nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng trong năm 2010 cũng như nợ quá hạn năm trước đó. Điều đó giải thích tại sao năm 2010 với doanh số cho vay khiêm tốn ở mức 1250 tỷ đồng nhưng doanh số thu nợ lại ở ngưỡng 1700 tỷ đồng với mức chênh lệch là 450 tỷ đồng.

Đầu năm 2008, đối mặt với lạm phát tăng cao, việc thắt chặt tiền tệ đã gây khơng ít khó khăn cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Các ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay khiến càng ít doanh nghiệp vay vốn, làm cản trở đến việc kinh doanh của ngân hàng. Cũng bởi vì lãi suất cao nên khả năng trả nợ của các con nợ bị giảm sút, việc thu hồi nợ càng trở nên khó khăn hơn, các khoản nợ xấu gia tăng nhanh chóng làm tăng rủi ro của các ngân hàng. Do đó ngân hàng dè dặt trong việc cho vay vốn.

Sang đến năm 2009, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện điều chỉnh linh hoạt, thận trọng chính sách tiền tệ, lãi suất và tỷ giá để đảm bảo góp phần thực hiện một cách hài hịa giữa các mục tiêu đó là: (i) Ngăn ngừa suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế hợp lý; (ii) Kiềm chế lạm phát; (iii) Ổn định tỷ giá. Có thể nói, năm 2009 là năm đầy thách thức với việc điều hành chính sách tiền tệ trong bối cảnh tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối tồn cầu, kinh tế trong nước có phần suy giảm. Song, NHNN đã điều chỉnh thành cơng chính sách tiền tệ và góp phần quan trọng trong mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2009 đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XII ngày 19/6/2009.

Bước sang năm 2010 với sự khởi sắc của nền kinh tế trong nước và khu vực. Tại Việt Nam, tăng trưởng kinh tế khả quan trong năm 2010, đáng lưu ý là sản xuất công nghiệp phục hồi ấn tượng, tăng trưởng gần 14% tuy nhiên với chất lượng tăng trưởng vẫn còn thấp. Áp lực lạm phát gia tăng gây bất ổn trong nền kinh tế mà nguyên nhân do cộng hưởng các yếu tố như thiên tai, giá cả hàng hóa thế giới tăng, tiền đồng bị mất giá và cung tiền tăng mạnh và theo tổng cục thống kê tính đến cuối năm 2010 tỷ lệ lạm phát nước ta đến mức 11.75%, một con số tăng khủng khiếp so với dự kiến nhiều chuyên gia. Nhằm nâng cao được chất lượng tín dụng, sang năm 2010 Vietinbank chi nhánh Đống Đa đã chú trọng vào chất lượng tín dụng hơn là tăng trưởng dư nợ tín dụng, ngồi ra cũng nhằm đảm bảo hoạt động an toàn và khả năng thanh toán cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đống đa (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w