Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đống đa (Trang 35 - 38)

1.4.3.1 Nhân tố khách quan

- Từ bản thân khách nợ

Việc xử lý nợ quá hạn phụ thuộc vào tiềm lực và nỗ lực trả nợ của khách nợ. Khi nợ quá hạn đã phát sinh, việc xử lý để thu hồi nợ từ khách hàng phụ thuộc rất

lớn vào tiềm lực và nỗ lực trả nợ của bản thân họ. Sự hỗ trợ của ngân hàng để khách hàng khôi phục một phần hay toàn bộ hoạt động phụ thuộc vào việc khách hàng có tiềm lực hoạt động, có phương án khơi phục khả thi và có người lãnh đạo có trình độ quản lý kinh doanh hay không. Khi khách nợ khôi phục được hoạt động thì việc thu hồi nợ của ngân hàng cũng tùy thuộc vào thiện chí của khách nợ trong việc trả nợ. Trong trường hợp khách nợ không sẵn sàng trả nợ, ngân hàng sẽ mất nhiều thời gian và chi phí hơn để thu hồi vốn.

- Tính pháp lý

Việc xử lý nợ quá hạn của NHTM tuân theo các quy định pháp lý của Nhà nước nên nếu hệ thống pháp luật đồng bộ, cơ chế chính sách liên quan đến việc xử lý nợ rõ ràng, minh bạch sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ quá hạn.

Các biện pháp xử lý nợ quá hạn đã phát sinh có đề cập đến việc phát mại tài sản đảm bảo và bán các khoản nợ. Hai biện pháp này sẽ phát huy được hiệu quả của nó trong trường hợp có sự phát triển của các cơng ty mua bán nợ. Điều này đòi hỏi sự phát triển của thị trường mua bán nợ, đi cùng với nó là sự phát triển của thị trường bất động sản và thị trường hàng hóa mà thị trường bất động sản muốn phát triển địi hỏi phải có đủ các cơ sở pháp lý. Do vậy, một hệ thống các văn bản pháp luật đầy đủ, đồng bộ là cơ sở để tăng cường xử lý nợ quá hạn đã phát sinh.

- Chất lượng tài sản đảm bảo

Các khoản nợ của khách hàng thường được đảm bảo bằng tài sản nên khi nợ quá hạn phát sinh thì việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi phụ thuộc vào chất lượng của chúng. Tài sản đảm bảo có tính thanh khoản cao, dễ dàng chuyển nhượng trên thị trường tài chính sẽ giúp ngân hàng nhanh chóng xử lý để thu hồi nợ mà khơng bị thiệt hại nhiều về giá trị và thời gian thanh lý. Tuy nhiên, do những biến động giá cả thị trường cùng nền kinh tế dẫn đến giá trị tài sản đảm bảo thường xuyên thay đổi.

1.4.3.2 Nhân tố chủ quan

Bản thân NHTM là chủ thể mong muốn các khoản nợ quá hạn được xử lý nhanh chóng và hiệu quả nhưng không phải điều này lúc nào cũng đạt được. Đơi khi chính những nhân tố xuất phát từ bản thân ngân hàng lại là rào cản quá trình quản lý nợ quá hạn của ngân hàng. Các nhân tố chủ yếu tác động đến việc quản lý nợ quá hạn như sau:

chủ động, kiên quyết trong điều hành và chỉ đạo xử lý nợ. Lãnh đạo ngân hàng nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý nợ quá hạn đồng thời có sự quyết tâm và sự chủ động đưa ra các giải pháp sẽ tác động tích cực đến q trình xử lý nợ. Qua đó giúp cho việc xử lý nợ được đặt đúng vị trí để xử lý dứt điểm.

Thứ hai, tổ chức bộ máy quản lý nợ q hạn có phù hợp hay khơng. Quản lý

nợ q hạn là một công việc không hềnđơn giản địi hỏi nhiều thời gian và cơng sức. Việc xử lý nợ quá hạn không chỉ bao gồm việc xử lý các khoản nợ quá hạn đã phát sinh mà còn bao gồm các biện pháp nhằm hạn chế sự phát sinh của các khoản vay. Do đó, bộ máy quản lý nợ quá hạn cần bố trí đủ người, đủ quyền hành trong một cơ cấu hợp lý với các bộ phận khác trong ngân hàng để có sự phối hợp hiệu quả.

Thứ ba, chính sách quản lý nợ q hạn có khoa học hay khơng. Chính sách

quản lý nợ quá hạn ở đây bao gồm cả kế hoạch quản lý nợ rõ ràng, sự hiểu biết về tình hình khách nợ trong hiện tại và phương pháp lựa chọn để quản lý nợ quá hạn. Nếu ngân hàng khơng có một kế hoạch quản lý nợ q hạn rõ ràng để làm định hướng thì việc xử lý nợ q hạn sẽ khơng được duy trì đều qua các năm. Một chính sách quản lý nợ khoa học sẽ đảm bảo lợi ích cho ngân hàng trong q trình quản lý nợ.

Thứ tư, chất lượng cán bộ tín dụng có ảnh hưởng rất lớn tới q trình quản lý

nợ q hạn. Một mặt, cán bộ tín dụng có đạo đức, có kinh nghiệm, am hiểu khách hàng giúp hạn chế sự phát sinh các khoản nợ quá hạn. Mặt khác nó giúp cho q trình quản lý có hiệu quả bởi cán bộ tín dụng có đầy đủ hiểu biết và năng lực để lựa chọn cách thức quản lý nợ hiệu quả.

Thứ năm, hệ thống thanh tra kiểm sốt ảnh hưởng đến q trình quản lý nợ

quá hạn. Quá trình kiểm tra, theo dõi các khoản cho vay sẽ giúp ngân hàng hạn chế phát sinh các khoản nợ quá hạn. Hơn nữa, khi nợ quá hạn đã phát sinh và được xử lý bằng phương pháp cho vay thêm thì càng phải chú trọng kiểm tra hiệu quả của việc sử dụng vốn bảo đảm có thể thu hồi các khoản nợ quá hạn.

Thứ sáu, hệ thống thông tin, cơ sở vật chất kỹ thuật của ngân hàng ảnh hưởng

tới việc quản lý nợ quá hạn. Hệ thống thông tin và cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủ, hiện đại không những giúp hạn chế phát sinh nợ quá hạn mà còn giúp khai thác và quản lý hiệu quả các khoản nợ quá hạn đã phát sinh.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đống đa (Trang 35 - 38)