Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đống đa (Trang 59 - 62)

- Quản lý và thực hiện cơng tác hạch tốn kế tốn chi tiết, kế toán tổng hợp.

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1 Hạn chế

Mặc dù Ngân hàng đã có những biện pháp quyết liệt trong cơng tác quản lý nợ quá hạn, xong bên cạnh đó vẫn cịn những hạn chế riêng như:

- Số nợ khó địi thu hồi được vẫn chưa cao: Theo báo cáo thì hiện Ngân hàng mới thu được 120 tỷ so với 210 tỷ nợ quá hạn đạt 57.14%. Tỷ lệ này vẫn còn ở mức thấp, chưa phát huy hết được thế mạnh của Ngân hàng.

- Tỷ lệ nợ xấu: Mặc dù tỉ lệ nợ xấu có giảm qua từng năm nhưng vẫn ở mức độ khá cao 1.73%, cao hơn mức trung bình ngành ngân hàng là 1.2% (báo cáo NHNN năm 2010).

- Sử dụng các biện pháp thu hồi nợ: Ngân hàng đã sử dụng các biện pháp tương đối mạnh mẽ song vẫn chưa triệt để. Cơng tác thẩm định, phân tích, dự báo thị trường cũng như những phản ứng với biến động thị trường còn chưa nhanh nhạy. Chủ yếu biện pháp mà chi nhánh dựng vẫn là kiện ra tòa, việc này rất tốn chi phí và khơng đạt kết quả cao.

2.4.2.2 Nguyên nhân

Bên cạnh những mặt đã đạt được Vietinbank – Đống Đa cũng có những tồn tại nhất định cần khắc phục để đảm bảo cho các khoản vay được an toàn:

Nguyên nhân khách quan

- Bản thân khách nợ: Do khách hàng cố tình chây ì khơng trả nợ hoặc do bạn hàng trả tiền chậm dẫn tới chưa trả nợ ngân hàng kịp hoặc do thiên tai, bão lụt gây nợ xấu vượt ra ngồi tầm kiểm sốt.

- Tính pháp lý: Cho đến năm 2005 NHNN mới đưa QĐ 493 cho phép các NHTM phân loại và xác định chính xác tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ sát với thơng lệ quốc tế. Ngồi ra, việc thay đổi bằng nhiều thông tư, nghị định dẫn tới khó khăn cho cả ngân hàng và khách hàng như Thông tư 13(sửa đổi QĐ 493), Thông tư 07(Quy định về cho vay bằng ngoại tệ) của NHNN thời gian qua. Bên cạnh đó khung pháp lý cịn chưa đồng bộ trong việc xử lý nợ cho ngân hàng: Luật Doanh Nghiệp, Luật Đất đai…

- Chất lượng tài sản đảm bảo: một số món vay có TSĐB là hàng tồn kho, khoản phải thu… mà việc quản lý đòi hỏi cao. Bên cạnh đó, tùy vào một số mặt hàng mà công tác lưu kho một cách đặc biệt tránh hỏng hóc chưa cao dẫn tới hàng nhanh giảm chất lượng.

Nguyên nhân chủ quan

- Nhận thức của ban lãnh đạo: Mặc dù ngân hàng cũng tập trung cố gắng xử lý, ngăn ngừa nợ quá hạn phát sinh, xong vẫn còn chưa quyết liệt và chưa triệt để.

- Chính sách quản lý: Mặc dự ngân hàng đã có kế hoạch quản lý nhưng chưa có lộ trình rõ ràng và chi tiết. Đặc biệt việc phản ứng nhanh nhạy với thị trường cịn chưa cao dẫn tới thất thốt khơng đáng có. Quy trình tín dụng cịn nhiểu điểm chưa chặt chẽ, chưa phân rõ trách nhiệm của cán bộ liên quan. Bên cạnh đó việc khơng phân tách chun mơn khiến cán bộ tín dụng quản lý các khâu từ tiếp nhận hồ sở khách hàng đến thẩm định hồ sơ khiến công việc mang tính chủ quan dễ dẫn đến sai phạm đạo đức nghề nghiệp. Cơng tác phân tích, thẩm định dự án cịn chưa sâu. Thực tế trong một số dự án lớn của Vietinbank- Đống Đa tài trợ cho Tổng 8 đã phát sinh một số khoản nợ quá hạn. Nguyên nhân do biến động tỷ giá, dự tốn cơng trình khơng sát. Để Tổng 8 được thầu cơng trình thì thường hạ bớt giá thành, chi phí thực hiện dự án, nhưng sau đó đến giai đoạn thi cơng thì chi phí đội giá tăng cao, tổng công ty không đủ tiền lực thực hiện được. Do đó, cơng tác nghiên cứu thị trường, đặc biệt là tỷ giá là vô cùng quan trọng ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và Ngân hàng.

- Chất lượng cán bộ tín dụng: đạo đức cũng như trình độ CBTD là yếu tố quan trọng trong việc quản lý nợ quá hạn vì đây là một trong những ngun nhân chủ yếu. Đạo đức CBTD có tốt thì khoản tín dụng mới “sạch” và khơng có những rủi ro phát sinh. Nhu cầu vay vốn cũng như lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng tới xin cấp tín dụng tại ngân hàng ngày càng phong phú. Tuy nhiên, hiểu biết của cán bộ tín dụng cịn hạn chế về nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, giao thông vận tải, sản xuất máy móc… Do vậy việc tư vấn cho khách hàng cịn ít nhiều gặp khó khăn đặc biệt là q trình kiểm tra trước và sau khi cho vay.

- Hệ thống kiểm tra, kiểm sốt: Cơng tác kiểm tốn nội bộ giữ một vai trị khá quan trọng trong quản lý kinh doanh ngân hàng nhưng lại chưa được coi trọng. Việc kiểm tốn nội bộ có tác dụng kiểm tra lại các hoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng của Ngân hàng nói riêng (kiểm tra q trình ghi chép sổ, lập các biểu, báo cáo…). Qua đó giúp kịp thời phát hiện những sai phạm của bản thân Ngân hàng, của cán bộ tín dụng hay bộ phận có liên quan để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.

- Hệ thống thơng tin khách hàng chưa hồn thiện, các thông tin không được cập nhật thường xuyên vừa chậm vừa thiếu không đáp ứng được nhu cầu. Các kênh thông tin khác nhau như phương tiện thông tin đại chúng chỉ dừng lại ở mức chung khơng thể phản ánh được thực trạng nội bộ. Ngồi ra, quan hệ trao đổi thơng tin với các Ngân hàng khác cịn chưa rộng.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ QUÁ HẠN TẠI VIETINBANK - ĐỐNG ĐA

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đống đa (Trang 59 - 62)