Tình hình nợ quá hạn tại Vietinbank –Đống Đa

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đống đa (Trang 50 - 54)

- Quản lý và thực hiện cơng tác hạch tốn kế tốn chi tiết, kế toán tổng hợp.

2.2.1Tình hình nợ quá hạn tại Vietinbank –Đống Đa

Nợ quá hạn là một điều không thể tránh khỏi ở các NHTM nhưng các NHTM đang nỗ lực cải thiện nhằm hạn chế nợ quá hạn phát sinh. Trong những năm qua, với nhiều cố gắng, Vietinbank Đống Đa đã có nhiều thành tích nổi bật.

Bảng 3: Tình hình nợ quá hạn Vietinbank Đống Đa qua các năm

Đơn vị: Tỷ VND

STT Chỉ tiêu Năm2008 Năm2009

Chênh lệch 2009-2008 Năm2010 Chênh lệch 2010-2009 1 Dư nợ đến ngày 31/12/2010 1250 1700 36% 2000 17.65% 2 Nợ quá hạn 54.5 64.2 17.80% 70 9.03% 3 Tỷ lệ nợ quá hạn 4.36% 3.78% 3.5% 4 Nợ xấu 39.5 41.1 4.05% 32.6 -15.82% 5 Tỷ lệ nợ xấu 3.16% 2.42% 1.73%

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm Vietinbank - Đống Đa

Sơ đồ 4: Tình hình nợ quá hạn trong tổng dư nợ

Đơn vị: Tỷ VND

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tổng dư nợ tăng liên tục qua các năm từ năm 2008-2010. Tổng dư nợ năm 2009 đạt 1700 tỷ tăng 36% so với năm 2008 ở mức 1250 tỷ, tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu giảm mạnh với tỷ lệ nợ quá hạn giảm từ 4.36% ( năm 2008) xuống 3.78% năm 2009 và tỷ lệ nợ xấu giảm từ 3.16% xuống 2.42% năm 2009. Bước sang năm 2010 dưới áp lực kiềm chế lạm phát, tổng dư nợ có tăng 17.65% so với năm 2009, giá trị nợ xấu lại giảm 15.82%, tỷ lệ nợ quá hạn vẫn ở mức khá cao 3.5% nhưng tỷ lệ nợ xấu lại giảm xuống mức 1.73%. Điều này cho thấy công tác quản lý nợ quá hạn, nợ xấu của ngân hàng cải thiện đáng kể.

Các khoản nợ xấu tuy có tăng (2008-2009) nhưng tốc độ còn chậm hơn rất nhiều so với nợ quá hạn đặc biệt là tỷ lệ nợ xấu ln ở mức dưới 3% thậm chí năm 2010 ở mức 1.73%. Đây là một thành tích đang biểu dương của các cán bộ tín dụng trong thời kỳ hậu khủng hoảng vừa qua, trong khi các ngân hàng luôn đối mặt với nguy cơ nợ quá hạn, nợ xấu cao trong kinh doanh.

Sơ đồ 5:Cơ cấu nợ quá hạn theo thời hạn gốc

Đơn vị: %

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Qua các biểu đồ trên cho thấy nợ quá hạn của ngân hàng phần lớn nằm ở nợ quá hạn trong các khoản cho vay ngắn hạn. Giá trị nợ quá hạn ngắn hạn tăng 17.87% ( từ 70.09% năm 2008 tới 89.77% năm 2009). Nguyên nhân của việc này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực dẫn tới việc các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, hàng hóa ứ đọng khơng bán được để kịp thu hồi vốn trả nợ cho ngân hàng. Bước sang năm 2010 với nền kinh tế đã kịp khởi sắc, giá trị nợ quá hạn ngắn hạn có xu hướng giảm chút ít (1.81% so với năm 2009) nhưng giá trị nợ trung và dài hạn lại có xu hướng tăng. Nguyên nhân của việc thay đổi cơ cấu này là việc ngân hàng có một số dự án tài trợ cho tổng cơng ty cổ phần xây dựng cơng trình giao thơng 8 nhưng do giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh vượt qua dự tốn cơng trình cũng như phân tích của cán bộ thẩm định nên vẫn chưa thu hồi hết nợ. Bên cạnh đó, biến động tỷ giá cũng là một trong những yếu tố gây nợ quá hạn trung dài hạn. Năm 2010 là năm mà biến động tỷ giá USD/VND rất mạnh cùng với giá vàng liên tục lên đỉnh mới, điều này gây khó khăn với các doanh nghiệp cung ứng vật tư khi phải nhập khẩu với giá cao, đồng nghĩa với việc này là nguồn trả nợ của các cơng trình này bị hạn chế. Tuy nhiên, Vietinbank- Đống Đa đã có những biện pháp như cơ cấu lại thời gian trả nợ, ân hạn, gia hạn vì đây là những lý do khách quan khơng phải của doanh nghiệp do vậy mức độ ảnh hưởng của các khoản cho vay này không lớn và hạn chế phần nào phát sinh nợ xấu.

Bảng 4: Cơ cấu nợ quá hạn theo nguyên nhân phát sinh

Đơn vị: Tỷ đồng

2008 2009 2010

Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Nguyên nhân từ phía ngân hàng 0 0 0 0 0 0

Nguyên nhân từ phía khách hàng 37.2 68.26% 51.78 80.65% 57.43 82.04% Nguyên nhân khách quan 17.3 31.74% 12.42 19.35% 12.57 17.96%

Tổng nợ quá hạn 54.5 64.2 70

Bảng số liệu trên cho thấy rằng nợ quá hạn phát sinh từ phía khách hàng là chủ yếu từ 68.26% năm 2008 và 82.04% năm 2010, cùng với đó là ngun nhân từ phía khách quan có xu hướng giảm mạnh từ 31.74% năm 2008 xuống 17.96% năm 2010. Nguyên nhân là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 2008 đầu năm 2009 đã làm cho các doanh nghiệp hoạt động khó khăn khơng chỉ nguồn nguyên vật liệu đầu vào khan hiếm và nhu cầu của khách hàng tiêu dùng cũng giảm mạnh dẫn tới hàng ứ đọng, vốn khơng quay vịng được, từ đó ảnh hưởng đến việc trả nợ ngân hàng. Từ giữa đến cuối năm 2009 nền kinh tế thế giới và Việt Nam đã dần phục hồi, các doanh nghiệp đã dần khôi phục lại hoạt động kinh doanh sản xuất. Bước sang năm 2010 với nền kinh tế theo đà khởi sắc hơn, các doanh nghiệp làm ăn có lãi, đạt hiệu quả. Tuy nhiên, biến động về tỷ giá USD/VND cùng với giá vàng, giá dầu… liên tục tăng đạt những đỉnh mới gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Mặc dù vậy, nguyên nhân từ phía khách hàng vẫn ở mức cao (82.04% năm 2010). Điều này phản ánh thực trạng việc sử dụng vốn của các doanh nghiệp chưa cao cũng như việc sử dụng sai mục đích, chây ì khơng trả nợ là một vấn đề phải bàn. Trong 3 năm tình hình nợ q hạn tuy ở mức khơng cao lắm song khơng vì thế mà ngân hàng chủ quan bỏ qua các bước trong khâu cho vay, ngân hàng luôn luôn cố gắng thực hiện tốt từ khâu thẩm định cũng như việc thực hiện các nguyên tắc cho vay và kiểm sốt sau khi vay, qua đó đã có những bước chuyển biến đáng kể. Do vậy trong 3 năm qua tất cả đều khơng phải do ngun nhân từ phía ngân hàng.

Thơng thường, khách hàng khơng trả nợ do 3 ngun nhân chính: kinh doanh thua lỗ, do sử dụng vốn sai mục đích và do cố ý lừa đảo. Trong 2 năm 2008 và 2009 tỷ lệ nợ quá hạn do khách hàng làm ăn thua lỗ tăng cao phần nào phản ánh tình hình khó khăn trong kinh doanh trong thời kỳ đầu và hậu khủng hoảng. Vì vậy, ngân hàng nên tư vấn cho khách hàng trong lĩnh vực am hiểu, cũng vì lý do kinh doanh gặp nhiều khó khăn mà có nhiều khách hàng đã sử dụng vốn sai mục đích đã ký kết trong hợp đồng tín dụng. Ngồi ra nguyên nhân do sự chủ quan của chính khách hàng. Khách hàng vay vốn chỉ muốn trả lãi, cịn gốc để xoay vịng vì ngại trả gốc phải làm lại thủ tục vừa mất thời gian vừa tốn kém chi phí, nhất là hiện nay việc thế

chấp, bảo lãnh vay vốn phải đăng ký thực hiện giao dịch đảm bảo. Cũng có thể do khoảng cách, bận rộn kinh doanh khách hàng không trả nợ đúng hẹn hoặc cũng có thể đến kỳ trả nợ mà khách hàng quân và cũng khơng được cán bộ ngân hàng nhắc nhở.

Ngồi ra, nợ quá hạn còn phát sinh do các nguyên nhân khách quan trong đó có sự thay đổi của cơ chế chính sách. Nước ta đang trong tiến đổi mới, hội nhập kinh tế thế giới nên hệ thống pháp luật còn chưa đồng bộ còn nhiều mâu thuẫn nên thường xuyên có sự thay đổi cơ chế chính sách để thích ứng với nền kinh tế thị trường. Trong những trường hợp đó ngân hàng đã có chính sách đúng khi có các biện pháp “cứu cánh” cho doanh nghiệp nên đã giúp cho nhiều doanh nghiệp là khách hàng của mình thốt khỏi tình trạng nguy cấp, giảm đáng kể nợ quá hạn. Cùng với đó là sự giúp đỡ của Chính phủ trong thời kỳ khó khăn đặc biệt cuộc khủng hoảng tài chính cuối năm 2008 đầu năm 2009, Chính phủ đã có những gói kích cầu nhằm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ lãi suất ở mức thấp (4%/năm) để giúp các doanh nghiệp vượt qua thời kỳ khủng hoảng. Do vậy, tỷ lệ nợ quá hạn trong những năm tiếp theo có xu hướng giảm mạnh.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đống đa (Trang 50 - 54)