1.4.2.1 Đối với nợ quá hạn đã phát sinh
Để quản lý các khoản nợ quá hạn đã phát sinh thì trước hết các ngân hàng thương mại cần phân loại nợ quá hạn rồi từ đó áp dụng biện pháp xử lý phù hợp.
Tùy theo các tiêu thức khác nhau mà nợ quá hạn được phân chia thành các nhóm khác nhau:
- Theo khả năng thu hồi: nợ quá hạn được chia thành 3 nhóm:
+ Nợ q hạn thơng thường: Là các khoản nợ đến hạn khách hàng chưa trả được cho ngân hàng nhưng ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi cao.
+ Nợ q hạn khó địi (nợ khó địi): Là nợ quá hạn nhwung khả năng thu hồi khó, nợ quá hạn một thời gian dài (một kỳ gia hạn nợ) mà con nợ khơng có khả năng thanh toán đầy đủ nợ gốc và lãi cho ngân hàng.
+ Nợ q hạn khơng có khả năng thu hồi (mất vốn): Ngân hàng sử dụng nhiều biện pháp để thu nợ nhưng vẫn khơng thu được tồn bộ hay một phần nợ gốc do khách hàng khơng có nguồn trả. Những khoản nợ quá hạn này khả năng thu hồi nợ gốc bằng không, ngân hàng xác định chúng như những khoản mất vốn và đưa ra theo dõi ngoại bảng.
- Theo thời gian quá hạn: Theo NHNN Việt Nam, nợ được phân thành 5 nhóm trong đó nợ quá hạn có 4 nhĩm (theo phương pháp định lượng – Chương 1) bao gồm: Nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5.
- Theo biện pháp bảo đảm tiền vay: nợ quá hạn có 2 nhóm
+ Nợ quá hạn có tài sản đảm bảo: là các khoản nợ quá hạn mà khi khách nợ vay ngân hàng, món vay được đảm bảo bằng tài sản, khi phát sinh nợ quá hạn, ngân hàng có quyền xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ vay.
+ Nợ quá hạn khơng có tài sản đảm bảo: là các khoản nợ quá hạn mà khi khách nợ vay ngân hàng, món vay khơng được đảm bảo bằng tài sản.
- Theo thành phần kinh tế: nợ quá hạn có 3 nhóm
+ Nợ q hạn của doanh nghiệp ngồi quốc doanh: là các khoản nợ quá hạn của khách hàng là doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước.
+ Nợ quá hạn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh: là các khoản nợ quá hạn của khách hàng là các doanh nghiệp không thuộc sở hữu Nhà nước.
+ Nợ quá hạn của cá nhân: là cá khoản nợ quá hạn của khách hàng là cá nhân. - Theo nguyên nhân gây ra nợ quá hạn: nợ quá hạn có 3 nhóm
+ Nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan bất khả kháng: nguyên nhân gây ra nợ quá hạn là các nhân tố khách quan, bất khả kháng tác động đến khách hàng, ngân hàng,
+ Nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan của khách hàng: nợ quá hạn phát sinh do các nhân tố chủ quan của khách hàng.
+ Nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan của ngân hàng: nợ quá hạn phát sinh do các nhân tố chủ quan của bản thân ngân hàng.
- Theo các căn cứ khác
+ Theo loại tiền tệ: nợ quá hạn bằng nội tệ, bằng ngoại tệ.
+ Theo tính chất món vay: nợ q hạn của món vay thương mại, nợ quá hạn của món vay theo kế hoạch Nhà nước,…
- Theo phương pháp định tính: nợ quá hạn được chia thành 4 nhóm
+ Nợ cần chú ý: bao gồm các khoản nợ được NHTM đánh giá là có khả năng thu hồi cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.
+ Nợ dưới tiêu chuẩn: bao gồm các khoản nợ được NHTM đánh giá là khơng có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi độn hạn. Các khoản nợ này được đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc là lãi.
+ Nợ nghi ngờ: bao gồm các khoản nợ được NHTM đánh giá là khả năng tổn thất cao.
+ Nợ có khả năng mất vốn: bao gồm các khoản nợ được NHTM đánh giá là khơng cịn khả năng thu hồi, mất vốn.
Căn cứ vào việc phân loại đối với các khoản nợ q hạn và tình hình thực tế của từng món nợ quá hạn NHTM sẽ đưa ra các biện pháp thích hợp quản lý nợ q hạn đó. Trước tiên là việc đưa ra các hình thức xử lý nợ quá hạn thích hợp. Việc lựa chọn giải pháp xử lí nợ quá hạn của ngân hàng phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh, chính sách khách hàng, quan điểm “đạo đức tín dụng” của từng ngân hàng, trong đó có thể kể đến các yếu tố sau: (i), Tình hình thu ngân từng khoản vay; (ii), Thái độ của người vay; (iii), Khả năng tài chính người đi vay; (iiii), Thái độ của chủ nợ khác.
NHTM có thể xử lý nợ quá hạn theo các cách sau:
Quy trách nhiệm địi nợ đối với cán bộ tín dụng
Đối với những khoản nợ q hạn có ngun nhân trực tiếp từ phía cán bộ tín dụng gây ra, ngân hàng cần sử dụng biện pháp quy trách nhiệm đối với cá nhân cán bộ đó. Nếu khơng thể địi được nợ, cán bộ tín dụng làm sai sẽ chịu kỷ luật và phải bồi thường cho ngân hàng. Nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp cứng rắn như đuổi việc hay truy tố trước pháp luật. Đây là biện pháp vừa có tính hiệu quả cao trong việc thu nợ lại vừa có tính chất răn đe, giáo dục cán bộ tín dụng của ngân hàng. Bên cạnh đó, NHTM có thể xây dựng cơ chế thưởng phạt trong việc thu hồi nợ quá hạn nhằm phát huy tối đa các khả năng, nỗ lực để xử lý các khoản nợ quá hạn.
Đàm phán với khách hàng
Đây là phương án áp dụng cho các khoản nợ có khả năng thu hồi. Ngân hàng xem xét khả năng hồi phục của khách hàng sau đó tiến hành thương lượng với khách hàng các biện pháp thực hiện cũng như yêu cầu khách hàng cam kết trong việc trả nợ. Ngân hàng có thể sử dụng các biện pháp sau:
- Cho vay thêm
Ngân hàng xem xét cấp thêm tín dụng giúp khách hàng vượt qua được khó khăn hiện tại đồng thời tạo khả năng thu hồi được khoản nợ trước. Biện pháp này được sử dụng khi Ngân hàng xét thấy dự án khả thi và cần thêm vốn cũng như thời gian để đạt kế hoạch ban đầu.
- Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ
Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời gạn cho vay đã được thỏa thuận giữa ngân hàng thương mại và khách hàng mà tại cuối mỗi khoảng thời gian đó khách hàng phảo trả một phần hoặc toàn bộ vốn vay cho tổ chức tín dụng (Quy chế cho vay 1626/NHNN).
Điều chính kỳ hạn trả nợ là việc NHTM và khách hàng thỏa thuận về việc thay đổi các kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng.
Các trường hợp ngân hàng điều chỉnh kỳ hạn trả nợ:
+ Chu kỳ sản xuất, kinh doanh dịch vụ của khách hàng thay đổi.
+ Khả năng tài chính của khách hàng để trả nợ lớn hơn mức thỏa thuận
+ Do Nhà nước thay đổi chính sách làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng.
+ Thị trường trong và ngồi nước có biến động.
+ Các trường hợp khác theo đề nghị của khách hàng nếu có căn cứ thực tế. - Gia hạn nợ
Gia hạn nợ là việc NHTM chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian ngoài thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Nếu biện pháp này được chấp nhận thì khách hàng có thể tránh được áp lực trả nợ để tiếp tục kinh doanh cịn ngân hàng thì giảm được nợ q hạn. Biện pháp này có lợi cho cả ngân hàng và khách hàng nhưng nó bị giới hạn bởi thời hạn được phép cho vay của ngân hàng.
- Chuyển đổi nợ thành vốn cổ phần
Ngân hàng có thể chuyển các khoản nợ quá hạn thành vốn góp cổ phần trong các doanh nghiệp cổ phần. Ngân hàng cũng có thể đứng làm trung gian qua đó tạo điều kiện hỗ trợ việc sang nhượng cổ phần của con nợ cho người thứ ba để ngân hàng có thể thu hồi được nợ. Đây là biện pháp tạo nên sự linh hoạt trong việc xử lý nợ quá hạn của ngân hàng nhưng vẫn đảm bảo cho doanh nghiệp tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông thường biện pháp này áp dụng đối với các khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan và có triển vọng phục hồi hoạt động kinh doanh.
Bán tài sản đảm bảo, đòi nợ người bảo lãnh
Đối với các khoản nợ quá hạn mà ngân hàng đã sử dụng các biện pháp khắc phục tình trạng khó khăn của khách hàng nhưng khách hàng vẫn khơng có khả năng trả nợ thì ngân hàng sẽ sử dụng các giải pháp xiết nợ như:
- Thanh lý tài sản đảm bảo khoản vay: Ở Việt Nam, do mơi trường pháp lý cịn lịng lẻo cũng như thu nhập của người dân không ổn định nên khi xem xét các thủ tục cho vay ngân hàng thường xuyên yêu cầu khách hàng thế chấp hoặc cầm cố tài sản hay có sự bảo lãnh của bên thứ ba. Trường hợp khoản vay không được trả nợ theo đúng hợp đồng vay, ngân hàng sẽ thanh lý tài sản đảm bảo của người vay theo đúng luật định.
- Thực hiện quyền truy đòi người bảo lãnh: Nếu đến hạn mà người vay khơng thực hiện được nghĩa vụ trả nợ thì ngân hàng truy đòi người bảo lãnh cho người vay trực tiếp.
Mặc dù biện pháp này là không mong muốn do việc phát mại tài sản đảm bảo hoặc đòi nợ bên bảo lãnh thường rất phức tạp với nhiều thủ tục, thời gian, khả năng thu hồi đầy đủ nợ không cao nhưng ngân hàng vẫn buộc phải thực hiện để thu hồi vốn. Cho đến nay, đây là một trong số các biện pháp thu hồi vốn có hiệu quả nhất cho các NHTM Việt Nam, đặc biệt là các khoản nợ quá hạn do cơ sở pháp lý chưa đầy đủ, khách hàng lừa đảo ngân hàng…
Kiện ra tòa
Khi ngân hàng đã dựng các biện pháp có thể để tạo điều kiện cũng như hối thúc khách hàng thanh tốn nợ mà vẫn khơng thể xử lý được nợ thì ngân hàng có thể kiện khách hàng ra tịa án. Ngân hàng có thể nhờ đến tịa án can thiệp buộc khách hàng trả nợ, chuyển giao tài sản bảo đảm tiền vay hoặc nếu khách hàng là doanh nghiệp thì ngân hàng có thể làm đơn đề nghị tòa án mở thủ tục tuyên bố phá sản theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trên thực tế, biện pháp này thường đem lại hiệu quả khơng cao vì nhiều thủ tục phiền hà và khách hàng thường khơng cịn khả năng trả nợ. Mặt khác, ở Việt Nam, chế tài áp dụng cho việc thi hành án dân sự còn chưa cao nên kể cả trường hợp tòa án đã xét xử nhưng để ngân hàng đòi được nợ vẫn là vấn đề rất nan giải.
Bán các khoản nợ
Ngân hàng áp dụng biện pháp này đối với các khoản nợ khơng có tài sản bảo đảm hoặc ngân hàng khơng muốn kéo dài, dây dưa thời gian đòi nợ. Khoản nợ quá hạn sẽ được bán cho một công ty mua bán nợ hoặc cá nhân để sớm thu hồi vốn. Khi thực hiện biện pháp này, thông thường ngân hàng phải chấp nhận thiệt hại do giá bán khoản nợ bao giờ cũng thấp hơn giá trị thực. Để thực hiện biện pháp này, hàng năm các ngân hàng thường phải liệt kê các khoản nợ quá hạn, phân loại chúng và chọn ra các khoản nợ sẽ được đem bán.
Phát triển tiếp biện pháp xử lý nợ này, trên thế giới đã xuất hiện thuật ngữ “ chứng khốn hóa các khoản nợ”. Chứng khốn hóa các khoản nợ là việc ngân hàng chọn lọc ra các khoản nợ có khả năng thu hồi vốn cao sau đó phát hành các chứng chỉ nợ trên thị trường sơ cấp của thị trường chứng khoán. Điều kiện để thực hiện được biện pháp này là phải có thị trường chứng khoán tương đối phát triển để các chứng khốn nợ mua bán dễ dàng hơn. Nhờ đó, các ngân hàng xử lý các khoản nợ quá hạn hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đây cũng là một trong các nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới năm 2008-2009, sự sụp đổ của một ngân hàng dẫn tới hệ lụy cả hệ thống ngân hàng trên thế giới. Tại Việt Nam hiện nay có cơng ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, chính thức đi vào hoạt động 1/1/2004 với vốn là ngân sách Nhà nước.
Bù đắp bằng quỹ dự phịng
Ngồi các biện pháp trên, NHTM có thể sử dụng quỹ dự phịng rủi ro để bù đắp các thiệt hại do nợ quá hạn gây ra. Quỹ dự phịng rủi ro được trích lập hàng năm từ nguồn lợi nhuận của các NHTM nhằm để bù đắp những tổn thất trong hoạt động kinh doanh. NHTM phải phân loại các khoản nợ quá hạn xem loại nào thì được xử lý bằng quỹ dự phịng rủi ro. Theo quy định hiện hành tại Việt Nam, quỹ dự phịng rủi ro được trích lập cụ thể với từng nhóm nợ như sau: Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn là 0%; Nhóm nợ cần chú ý là 5%; Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn là 20%; Nhóm nợ nghi ngờ là 50% và Nhóm nợ có khả năng mất vốn là 100% và được tất tốn trong năm tài chính.
Do tính chủ động cao nên biện pháp này thường được các NHTM vận dụng tối đa nhằm xử lý nợ quá hạn nhanh chóng. Nhiều ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao, tiềm lực tài chính mạnh đã sử dụng biện pháp xử lý nợ quá hạn bằng quỹ dự phòng rủi ro là chủ yếu. Nhưng thực chất của biện pháp này là dựng nội lực của ngân hàng để khắc phục gánh nặng nợ quá hạn nên ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Việc sử dụng quá nhiều dự phòng rủi ro làm giảm thu nhập của ngân hàng trong khi vốn vay vẫn khơng thu hồi được. Vì vậy, ngân hàng nên chú trọng vào các biện pháp thu hồi nợ có tính triệt để hơn.
Sự trợ giúp của Chính phủ
Đối với các khoản nợ quá hạn xuất phát từ các khoản vay theo chính sách của Chỉnh phủ, các ngân hàng phải trông chờ vào nguồn bù đắp từ Ngân sách Nhà nước. Thực chất các khoản vay theo chính sách có thể coi như khoản vay có bảo lãnh của bên thứ 3 là Chính phủ. Do vậy, khi ngân hàng khơng thể thu hồi nợ thì khách hàng phải thuộc đối tượng này thì Chính phủ phải đứng ra giải quyết cho ngân hàng. Chính phủ có thể sử dụng Ngân sách mua tồn bộ số nợ quá hạn của NHTM để xử lý dần trong một số năm nhằm giải thốt cho các NHTM khơng bị sa lầy vào khủng hoảng nợ quá hạn. Qua đó giúp ngân hàng tập trung vào hoạt động kinh doanh. Biện pháp này cịn có hạn chế là khơng thể sử dụng thường xun vì vốn ngân sách có hạn, việc xử lý một khối lượng lớn nợ quá hạn rất tốn kém làm giảm ngân sách đầu tư cho các lĩnh vực khác, gây ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế.
Xóa nợ
Đây là phương án xấu nhất. Ngân hàng coi như chưa từng có khoản nợ đó và coi khách hàng được xóa nợ như khách hàng bình thường. Biện pháp này chỉ áp dụng trong trường hợp ngân hàng cho vay theo chỉ định và cũng xóa nợ theo chỉ định.
1.4.2.2 Đối với khoản vay có dấu hiệu phát sinh nợ quá hạn
Trong trường hợp khách hàng gặp khó khăn trong kinh doanh, ngân hàng nên gặp gỡ, phân tích, tìm ngun nhân, đưa ra các biện pháp giúp đỡ. Tùy vào từng nguyên nhân mà ngân hàng có thể đưa ra các biện pháp thích hợp, thậm chí có thể tìm th chun gia giúp doanh nghiệp. Một vài lời tư vấn có thể được sử dụng như sau:
- Khuyến khích khách hàng hợp nhất với người khác
Việc này giúp tăng năng lực tài chính cũng như nhanh chóng phục hồi kinh doanh của khách hàng. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ đưa ra sau những nghiên cứu kỹ về tình hình doanh nghiệp cũng như phân tích các yếu tố có thể ảnh hưởng.