Giải pháp phòng ngừa nợ quá hạn phát sinh

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đống đa (Trang 65 - 68)

- Quản lý và thực hiện cơng tác hạch tốn kế tốn chi tiết, kế toán tổng hợp.

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ QUÁ HẠN TẠI VIETINBANK ĐỐNG ĐA

3.2.1 Giải pháp phòng ngừa nợ quá hạn phát sinh

3.2.1.1 Hồn thiện hệ thống thơng tin khách hàng

Ngân hàng càng nắm được nhiều thông tin của khách hàng cả về số lượng và chất lượng thì càng làm giảm rủi ro cho Ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Ngồi ra, việc tìm kiếm thơng tin liên quan đến khách hàng như thông tin về ngành nghề kinh doanh của khách hàng hay ngành nghề có liên quan mật thiết hay yếu tố đầu vào, đầu ra thay đổi ra sao. Cùng với đó là tình hình diễn biến kinh tế trong nước và thế giới biến động có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của khách hàng hay không.

Mặc dù hiện nay NHNN đã có trung tâm thơng tin tín dụng CIC tại phịng quản lý rủi ro và hỗ trợ tín dụng song thơng tin cập nhật còn chậm hoặc chưa đầy đủ. Bên cạnh việc khai thác thông tin từ NHNN hay chính tại Ngân hàng, thơng tin cần được khai thác từ nhiều nguồn khác như trên các phương tiện thông tin đại chúng, các đối tác của khách hàng và qua những lần tiếp xúc giao tiếp với khách hàng hoặc những mối quan hệ liên quan.

3.2.1.2 Đào tạo phát triển nguồn lực

Đây là một hạn chế mà không chỉ ở Vietinbank mà hầu như các Ngân hàng khác tại Việt Nam. Với phương châm không chỉ cung cấp đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn tư vấn nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, sử dụng vốn hiệu quả giúp hoạt động kinh doanh tốt hơn. Tuy nhiên, do có nhiều ngành nghề, mặc dù các cán bộ ngân hàng được đào tạo từ các trường kinh tế chuyên ngành tài chính - ngân hàng song kiến thức về mỗi ngành nghề cịn nhiều hạn chế và khơng nắm rõ về từng ngành nghề cụ thể. Do vậy cần chú trọng một số biện pháp sau:

- Chuẩn hóa cán bộ cơng tác tín dụng: Cán bộ tín dụng là bộ phận rất quan trọng trong ngân hàng, là người mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng song cũng có thể đem đến rủi ro cho ngân hàng.

- Trình độ chun mơn phù hợp: Ngay từ khâu tuyển dụng, Ngân hàng cần có một số tiêu chuẩn cơ bản và phải hết sức chặt chẽ. Các cán bộ phải được đào tạo chính quy tại các trường đại học có uy tín, khả năng ngoại ngữ, tin học là bắt buộc trong công việc sau này.

- Phẩm chất đạo đức: Đây là tiêu chuẩn quan trọng đối với cán bộ tín dụng, quyết định đến vấn đề rủi ro đạo đức trong kinh doanh.

- Hiểu biết xã hội và khả năng giao tiếp: Đây là yếu tố giúp cho khách hàng và ngân hàng hiểu nhau hơn, làm cho khách hàng có thiện cảm với ngân hàng. Khả năng giao tiếp của cán bộ tín dụng tốt sẽ dễ dàng tìm hiểu được nhiều thơng tin về khách hàng phục vụ công tác thẩm định, quản lý khoản vay.

- Ngân hàng cần xây dựng chính sách đào tạo để nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng hay các bộ phận khác một cách hiệu quả, cụ thể là khuyến khích những cán bộ đang cơng tác tại Ngân hàng tiếp tục đi học để nâng cao kiến thức nghiệp vụ và kiến thức thị trường, cử cán bộ tham gia các lớp huấn luyện về phòng chống rủi ro trên Hội sở hay các lớp do NHNN, Hiệp hội ngân hàng tổ chức.

- Khuyến khích lợi ích vật chất đối với cán bộ làm cơng tác tín dụng: cần xây dựng hệ thống khen thưởng phù hợp với yêu cầu kinh doanh và mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng.

3.2.1.3 Đối với hệ thống quản lý

Mặc dù nợ quá hạn đôi khi là yếu tố khách quan nhưng cùng với đó thì Ngân hàng cũng phải có những biện pháp phịng tránh để hạn chế sự phát sinh của nợ quá hạn. Đây là biện pháp thường xuyên và được đặt ra ở tất cả các khâu trong quá trình hoạt động của Ngân hàng. Do vậy, để hạn chế sự phát sinh nợ quá hạn Ngân hàng cần phải thực hiện nghiêm ngặt quy trình quản lý tín dụng và quản lý rủi ro đó là:

- Nghiêm túc thực hiện mơ hình quản lý tín dụng theo nhóm khách hàng (hệ thống xếp hạng nội bộ), thực hiện đúng trong việc phân loại, đồng thời áp dụng các chính sách khách hàng và có sự phân cấp quản lý chi tiết đến từng cán bộ tín dụng.

- Hiện đại hóa các quy trình thẩm định, đặc biệt là các dự án vì mức tài trợ cho các dự án là rất lớn, rủi ro cao. Đồng thời ứng dụng các phần mềm phục vụ công tác

thẩm định, phân tích tài chính, triển khai hệ thống này đến các cấp quản lý tín dụng cần thiết.

- Đối với hệ thống quản lý rủi ro tín dụng: Ngân hàng cần tổ chức nghiên cứu đánh giá tình hình hoạt động của khách hàng đặc biệt là khách hàng lớn, qua đó xây dựng hạn mức tín dụng phù hợp. Định kỳ hàng năm xem xét lại các chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình kinh tế, đánh giá các rủi ro liên quan cũng như mức rủi ro chấp nhận được của mình. Tập trung vào một số lĩnh vực ngành nghề chủ yếu, tránh đầu tư dàn trải dẫn tới hiệu quả khơng cao. Qua đó, cần nghiên cứu kỹ sự phát triển cũng như xu hướng của từng ngành nghề, khu vực kinh tế rồi có những chính sách đầu tư thích hợp.

- Quy trình tín dụng: Thực hiện đúng quy trình tín dụng, đây là giải pháp thường trực trong hoạt động tín dụng, khơng được coi nhẹ và bỏ qua một bước nào. Cán bộ tín dụng cần thực hiện kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.

- Hoạt động kiểm soát nội bộ: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ để phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh kịp thời sai phạm trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó cũng phát hiện và ngăn chặn những rủi ro đạo đức do các cán bộ có liên quan gây ra.

- Tăng cường kiểm tra giám sát khách hàng vay vốn theo dõi rủi ro có thể xảy ra: Cán bộ tín dụng cần có những cuộc viếng thăm đột xuất khách hàng của mình để kiểm tra tình hình sử dụng tiền vay và tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng để có những đánh giá sơ bộ về hiệu quả dự án vốn vay. Cùng với đó là việc cán bộ tín dụng nên khai thác qua các nguồn thơng tin khác nhau về khách hàng. Qua đó thường xuyên bổ sung thụng tin vào hồ sơ khách hàng để phản ánh đúng kịp thời về thực trạng của khách hàng và giúp ngân hàng chủ động hơn trong quan hệ với khách hàng. Ngân hàng cần tìm hiểu kỹ để có biện pháp giúp đỡ khách hàng vượt qua thời kỳ khó khăn và cũng là hạn chế rủi ro tăng khả năng thu hồi nợ.

- Khuyến khích khách hàng vay vốn mở tài khoản tại Ngân hàng của mình: Để tiện theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, Ngân hàng nên khuyến khích khách hàng mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng. Qua đó, Ngân

hàng có thể sớm phát hiện ra những vấn đề nghi vấn để có biện pháp marketing giới thiệu về những tiện ích của các phương tiện thanh tốn mà ngân hàng cung cấp. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng nên khơng ngừng cải tiến nâng cao chất lương dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Ngồi ra cần trích lập dự phịng rủi ro tạo nguồn tài chính cho ngân hàng để quản lý nợ quá hạn hàng năm. Thực tế cho thấy việc giải quyết nợ quá hạn bằng giải pháp này chiếm tỷ trọng khá cao trong số các giải pháp quản lý nợ quá hạn. Qua đó, việc sử dụng hiệu quả giải pháp này sẽ làm giảm những khoản nợ quá hạn khó địi phát sinh của NHTM. Vietinbank - Đống Đa cần chú trọng hơn nữa trong việc nâng cao hiệu quả trích lập dự phịng rủi ro. Tuy nhiên, việc sử dụng quỹ dự phòng cũng theo thứ tự ưu tiên như các khoản nợ có khơng khả năng thu hồi, những khoản nợ có khả năng thu hồi thấp và những khoản nợ có khả năng thu hồi cao hơn. Với những khoản nợ có khả năng thu hồi thì hạn chế tối đa việc sử dụng quỹ dự phòng và ngược lại.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đống đa (Trang 65 - 68)