Cấu tạo Hemoglobin

Một phần của tài liệu Tận dụng một số phế phụ liệu giàu đạm từ động vật để thu nhận các sản phẩm có giá trị sinh học (Trang 57 - 59)

[60]

 

1.2.2.3.2 Các protein plasma [49]

Nồng độ sinh lý của tồn bộ các protein trong plasma thay đổi từ 6-8% (w/v). Các protein này khơng đồng nhất, chúng khác nhau về cấu trúc và chức năng. Các phân đoạn protein khác nhau được thu nhận phụ thuộc vào phương pháp được áp dụng.

Phương pháp đơn giản nhất để phân tách các protein là tủa phân đoạn bằng muối với các nồng độ khác nhau, các muối thường dùng là ammonium sulphate hoặc sodium chloride. Phương pháp này cho phép phân chia các protein plasma tối thiểu thành ba phân đoạn chính là albumin, globulin và fibrinogen.

Albumin hịa tan dễ dàng trong nước. Chúng chiếm khoảng 60% protein plasma tổng số. Albumin duy trì áp suất thẩm thấu của plasma và cĩ chức năng vận chuyển các chất chuyển hĩa.

Globulin khĩ hịa tan trong nước. Sự hiện diện của muối làm cải thiện rõ khả

năng hịa tan của globulin. Chức năng của globulin như là các chất vận chuyển, enzym và tham gia vào các quá trình miễn dịch.

Fibrinogen và fibrin [52,53,63,65]

Fibrinogen là một glycoprotein cĩ trọng lượng phân tử monomer là 340 kDa gồm cĩ các dimer với ba chuỗi polypeptide (αA, βB, y)2, chúng liên kết với nhau

bởi các liên kết disulfide.

Fibrin là một protein liên quan đến sự đơng tụ máu. Protein hình sợi này được polymer hĩa tạo thành một mạng lưới cùng với các tiểu cầu tạo thành một nút cầm máu hoặc cục đơng bên trên vị trí vết thương. Fibrin được hình thành từ fibrinogen, một glycoprotein hịa tan của plasma được tổng hợp ở gan và được tìm thấy trong plasma. Khi mơ tổn thương dẫn đến chảy máu thì fibrinogen được biến đổi thành fibrin ở vết thương nhờ tác động của thrombin, một enzym đơng tụ. Sau đĩ những phân tử fibrin kết hợp tạo thành những sợi dây fibrin dài bao lấy các tiểu cầu hình thành một khối xốp, từ từ cứng lại và co lại thành cục máu đơng.

Fibrinogen tan trong dung dịch muối, tham gia vào sự đơng tụ máu. Q trình này là sự chuyển fibrinogen hịa tan thành fibrin khơng tan. Ion calcium là một trong những yếu tố liên quan đến đơng tụ máu. Các anion citrate hoặc oxalate liên kết với Ca2+ tạo thành muối khơng phân tách được hoặc khơng tan. Vì lý do này các muối citrate (sodium, potassium hoặc ammonium) hịa tan dễ và cĩ sự phân tách tốt được sử dụng như là chất chống đơng, ngăn cản sự hình thành cục máu đơng. Việc bổ sung một lượng thừa cation calcium , ở dạng CaCl2 phân ly dễ dàng, liên kết với

tất cả các anion citrate hoặc oxalate tự do. Phần cation Ca2+ cịn lại (cation khơng phản ứng với citrate hoặc oxalate), phục hồi khả năng đơng tụ của máu (hoặc plasma). Sự bổ sung thrombin hoạt động (enzym xúc tác chuyển fibrinogen thành monomer fibrin) gây ra đơng tụ máu (hoặc plasma) ngay lập tức, khơng phụ thuộc vào sự cĩ mặt hay khơng của Ca2+. Quá trình này xảy ra do thrombin tác động trực tiếp lên fibrinogen, là cơ chất đặc hiệu đối với thrombin. Enzym thrombin xúc tác bẻ gãy một vài liên kết peptid của fibrinogen, kết quả là hai fibrinopeptide nhỏ với trọng lượng phân tử là 1900 và 2400 được giải phĩng. Phần cịn lại của phân tử fibrinogen, một monomer, hịa tan và ổn định ở pH thấp hơn 6. Ơû dung dịch trung tính (pH 7) monomer được biến đổi thành một phân tử lớn hơn, fibrin khơng tan; do hình thành những liên kết peptid mới. Những liên kết peptid mới được hình thành này tạo thành những liên kết chéo giữa các phân tử và nội phân tử, vì vậy tạo thành một cục đơng lớn, trong đĩ tất cả các phân tử liên kết với nhau. Sự đơng tụ chỉ xảy ra khi cĩ sự hiện diện của các ion calcium và cĩ thể ngăn chặn được bởi những hợp chất như oxalate hoặc citrate, chúng cĩ ái lực mạnh với ion calcium.

Một phần của tài liệu Tận dụng một số phế phụ liệu giàu đạm từ động vật để thu nhận các sản phẩm có giá trị sinh học (Trang 57 - 59)