Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 99 - 102)

II. Việc kiểm tra tiến độ THDA & SD vốn của CĐT

3.3.3.Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ

3.3.3.1. Thống nhất mơ hình tổ chức bộ máy và phân cơng nhiệm vụ quản lý chi NSNN trong các đơn vị KBNN

Việc phân công nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN hiện nay của KBNN tương đối phức tạp, không gọn đầu mối và phần nào ảnh hưởng đến giao dịch thanh toán đối với các đơn vị sử dụng NSNN. Cụ thể như sau:

Nếu xét theo nội dung chi và hình thức chi thì chi thường xuyên và chi sự nghiệp kinh tế khơng có tính chất đầu tư về cơ bản như nhau, nhưng hiện nay KBNN đang phân cơng hai đầu mối thực hiện kiểm sốt chi đó là bộ phận kế hoạch và bộ phận kế tốn. Hoặc nếu xét theo nội dung chi và tính chất, đặc điểm chi NSNN thì giữa chi đầu tư XDCB, chi chương trình mục tiêu và chi sự nghiệp kinh tế có tính chất đầu tư về cơ bản như nhau, xong hiện nay đang phân cơng hai đầu mối kiểm sốt chi đó là bộ phận thanh tốn vốn đầu tư và bộ phận kế hoạch.

Việc phân công như vậy là chưa hợp lý, đã khơng mang tính chuyên nghiệp, không hợp lý theo một dây chuyền cơng nghệ quy trình thống nhất, khơng tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng. Cùng một hình thức cấp phát kinh phí nhưng lại dùng hai loại chứng từ kế toán khác nhau, hai đầu mối trong một đơn vị KBNN kiểm sốt một loại kinh phí cho một đơn vị sử dụng NSNN. Đề nghị nên thống nhất lại thành hai đầu mối thực hiện kiểm sốt chi đó là: kiểm sốt chi thường xun và chi sự nghiệp kinh tế phân công cho bộ phận kế toán thực hiện; kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB và vốn CTMT, vốn sự nghiệp kinh tế có tính chẩt đầu tư phân cơng cho bộ phận thanh tốn vốn đầu tư thực hiện. Khi đó bộ phận kế hoạch chỉ thực hiện nhiệm vụ cân đối vốn, tổng hợp cân đối NSNN và báo cáo phân tích cân đối thu – chi NSNN.

3.3.3.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành và chuyên môn của Kho bạc Nhà nước

Để đáp ứng yêu cầu quản lý chi NSNN qua KBNN, đặc biệt trong điều kiện hiện nay và sắp tới, điều hết sức cấp thiết là phải nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ cơng chức. Tình trạng “thoả hiệp” trong quản lý vẫn có, đặc biệt một số ít cán bộ cơng chức KBNN có thái độ phục vụ khơng tốt, gây khó khăn cho đơn vị và cá nhân giao dịch với KBNN. Để ngăn ngừa tiêu cực, tham ơ, lãng phí trong chi tiêu NSNN, Nhà nước giao nhiệm vụ cho KBNN làm nhiệm vụ kiểm soát chi trước khi xuất quỹ cho các cơ quan, đơn vị sử dụng. KBNN Thái Nguyên đã tổ chức học tập,

quán triệt đến toàn thể cán bộ công chức trong ngành về cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí...Tăng cường các biện pháp triệt để trong quản lý thu, chi quỹ NSNN phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trên địa bàn; bảo đảm từng đồng tiền của Nhà nước cấp ra phải được các cơ quan, đơn vị sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả.

Hồn thiện chính sách và quy trình quản lý cán bộ theo hướng

+ Nâng cao tính chun nghiệp, trình độ quản lý tiên tiến của đội ngũ cán bộ

KBNN, đặc biệt là đội ngũ cán bộ tác nghiệp; đồng thời, chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sách, chun gia đầu ngành có năng lực, trình độ chun mơn đáp ứng yêu cầu phát triển KBNN trong thời kỳ mới.

+ Sắp xếp, hợp lý hóa nguồn nhân lực cả trung ương và địa phương phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; mơ hình tổ chức và cơ chế quản lý mới của KBNN.

+ Thực hiện quản lý cán bộ theo khối lượng và chất lượng công việc được giao; thực hiện đãi ngộ theo vị trí cơng tác và mức độ hồn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.

+ Sử dụng triệt để, có hiệu quả nguồn nhân lực của các tổ chức cung ứng dịch vụ chuyên nghiệp thay thế việc bố trí biên chế cán bộ KBNN vào một số công việc, lĩnh vực không cần thiết.

Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, chú trọng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý và tác nghiệp cho đội ngũ cán bộ KBNN theo chức trách và nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu phát triển của KBNN. Tiếp tục chú trọng cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực quản lý, nâng cao trình độ chun mơn cho cán bộ cơng chức KBNN nói chung và đặc biệt là những công chức được giao nhiệm vụ quản lý, kiểm sốt chi NSNN. Trong đó tập trung đào tạo theo hướng: Chun mơn hố và tiêu chuẩn hố đội ngũ cán bộ KBNN, công chức KBNN cần nắm vững tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và các chính sách chế độ của nhà nước, công chức KBNN phải hiểu được nội dung, tính chất của từng khoản chi, từng bước phải nắm được định mức

kinh tế - kỹ thuật của ngành nghề, các quy định về đấu thầu...để cấp phát thanh tốn được chặt chẽ khơng để thất thốt tiền, tài sản của Nhà nước. Vì vậy cán bộ công chức KBNN phải thường xuyên học tập, nghiên cứu nhằm nâng cao trình độ về mọi mặt để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ và của công tác quản lý chi NSNN.

Thường xuyên giáo dục nâng cao phẩm chất đạo đức và tinh thần phục vụ, rèn luyện tư cách, đạo đức và đề cao tinh thần trách nhiệm trong công tác của công chức. Tại tất cả các đơn vị KBNN đều phải có hịm thư góp ý. Hịm thư phải được đặt tại nơi khách giao dịch dễ dàng nhìn thấy. Đồng thời thông báo các số điện thoại của lãnh đạo KBNN để người dân và các đơn vị biết để có thể phản ánh về các vấn đề liên quan đến chất lượng công tác giao dịch của KBNN. Cần có cơ chế thưởng phạt nghiêm minh. Thực hiện chế độ khen thưởng hợp lý, linh hoạt, dưới nhiều hình thức, nhằm tạo ra động lực kích thích mọi cán bộ công chức hăng say làm việc, phát huy tối đa trình độ, năng lực của mỗi người, mặt khác bổ sung kịp thời những điều kiện vật chất, góp phần giúp cán bộ n tâm cơng tác. Bên cạnh đó, cần có cơ chế xử phạt nghiêm minh đối với những cán bộ cố tình làm sai chính sách, chế độ, gây phiền hà khó khăn với khách hàng.

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 99 - 102)